UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2009/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 05 tháng 01 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 tháng 2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 966/TTr-SKHCN ngày 22 tháng 12 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ HỖ TRỢ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /2009/QĐ-UBND, ngày 05 /01 /2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, hình thức, thủ tục xét duyệt và cơ chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
1. Quy định này được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
2. Không áp dụng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong quy định này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu công nghiệp tại quy định này được giới hạn là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ich, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội .
3. Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội .
4. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này;
5. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau;
6. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó;
7. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ich, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu).
8. Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến là văn bản của các tổ chức có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, SA8000, TQM hoặc các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác được chứng nhận.
1. Xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong nước bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
2. Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, SA8000,TQM hoặc các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác được chứng nhận.
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỜI GIAN ĐĂNG KÝ
Điều 5. Điều kiện hỗ trợ kinh phí
Các doanh nghiệp được xét hỗ trợ kinh phí, phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện hoàn chỉnh một trong các nội dung quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Điều 6. Hồ sơ, thời gian đăng ký hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
1.1. Đối với xác lập quyền sở hữu công nghiệp
a. Đơn đề nghị hỗ trợ (trong đó xác định rõ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị hỗ trợ);
b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Chứng nhận đầu tư;
c. Bản sao hợp lệ văn bản chấp nhận đơn hợp lệ/hoặc văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ;
1.2. Đối với áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:
a. Đơn đề nghị hỗ trợ;
b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Chứng nhận đầu tư;
c. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của các tổ chức có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
2.Thời gian đăng ký hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ kinh phí phải gửi 01 bộ hồ sơ tại khoản 1 điều này đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ, thời gian nộp trước ngày 15/7 hàng năm.
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp:
a. Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: Mức hỗ trợ cho 01 sáng chế là 10.000.000 đồng ( Kinh phí hỗ trợ này bao gồm lệ phí, chi phí thiết kế bản vẽ, xây thực thuyết minh và các chi phí khác).
b. Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Mức hỗ trợ cho 01 giải pháp hữu ích là 5.000.000 đồng (Kinh phí hỗ trợ này bao gồm lệ phí, chi phí thiết kế bản vẽ, xây thực thuyết minh và các chi phí khác).
c. Đối với kiểu dáng công nghiệp: Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm nhưng tối đa không quá 05 kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ cho 01 kiểu dáng công nghiệp là 1.500.000 đồng (Kinh phí hỗ trợ này bao gồm lệ phí, chi phí thiết kế kiểu dáng và các chi phí khác)
d. Đối với nhãn hiệu: Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu cho sản phẩm nhưng tối đa không quá 05 nhãn hiệu, dịch vụ. Mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu là 1.500.000 đồng (Kinh phí hỗ trợ này bao gồm lệ phí, chi phí thiết kế nhãn hiệu và các chi phí khác).
e. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể: Mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu tập thể là 6.000.000 đồng (Kinh phí hỗ trợ này bao gồm lệ phí, chi phí thiết kế nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu, thành lập tổ chức đại diện và các chi phí khác).
2.Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến: Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng (Mười triệu) cho lần chứng nhận đầu tiên và mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ tối đa không quá 03 hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến được chứng nhận.
Nguồn kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp hàng năm được bố trí từ nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
Điều 9. Hình thức chuyển tiền hỗ trợ:
Kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp sẽ được chuyển khoản 01 lần vào tài khoản của doanh nghiệp sau khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp
1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ:
a. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b. Chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo kế hoạch hàng năm;
c. Có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp; tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hằng năm và phối hợp với Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
d. Căn cứ dự toán ngân sách phân bổ, thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đã đảm bảo hồ sơ và điều kiện quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy định này và lập báo cáo quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định phân bổ dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định.
3. Kho bạc Nhà nước Quảng Nam thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp về sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, SA8000, TQM hoặc các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác được chứng nhận).
Điều 11. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, thực hiện tốt công tác hỗ trợ theo quy định này sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2.Xử lý vi phạm
Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái nội dung quy định này, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương và các doanh nghiệp phản ảnh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1810/2007/QĐ-UBND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 09/2008/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 29/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 20/2012/QĐ-UBND
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 68/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1810/2007/QĐ-UBND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Quyết định 09/2008/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 7Quyết định 29/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 20/2012/QĐ-UBND
Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 01/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/01/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Minh Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2009
- Ngày hết hiệu lực: 13/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực