Hệ thống pháp luật

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
VĂN PHÒNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 4148-QĐ/VPTW

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2019

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIẾT HOA, PHIÊN ÂM TRONG CÁC VĂN BẢN Ở VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

- Căn cứ Quyết định số 171-QĐ/TW, ngày 16/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng;

- Căn cứ Quy định số 66-QĐ/TW, ngày 06/02/2017 của Ban Bí thư khoá XII về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng; Hướng dẫn số 36-HD/VPTW, ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng;

- Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

- Căn cứ Quy định số 3955-QĐ/VPTW, ngày 06/8/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng về công tác văn thư ở Văn phòng Trung ương Đảng;

- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn thư,

Văn phòng Trung ương Đảng quy định về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định về cách viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng (bao gồm văn bản do Văn phòng Trung ương Đảng, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức, đoàn thể của Văn phòng Trung ương Đảng phát hành); được áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.

Văn bản tiếng nước ngoài, văn bản chuyên ngành không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy định này.

Điều 2. Yêu cầu trong cách viết hoa, phiên âm:

- Đúng ngữ pháp và chính tả tiếng Việt phổ thông.

- Bảo đảm không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung và giá trị của văn bản.

- Bảo đảm tính thẩm mỹ của văn bản.

- Thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn thảo văn bản.

- Phiên âm phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về cách phiên âm tên riêng nước ngoài. Trong trường hợp tên riêng nước ngoài chưa được quy định trong Quy định này hoặc chưa thống nhất cách phiên âm thì để nguyên dạng theo tiếng La-tinh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIẾT HOA, PHIÊN ÂM

Điều 3. Quy định về viết hoa

1. Viết hoa vì phép đặt câu

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong các trường hợp sau: Đầu dòng văn bản; đầu câu sau dấu chấm (.) khi bắt đầu một câu mới; đầu câu sau dấu chấm hỏi (?); đầu câu sau dấu chấm than (!); đầu câu trong ngoặc kép (khi trích dẫn nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm, nghị quyết, chỉ thị...); sau dấu hai chấm (:) của các đề mục/vấn đề (có thể xuống dòng hoặc không xuống dòng).

2. Viết hoa tên người

2.1. Tên người thông thường (bao gồm cả họ tên thật, tên tự, tên hiệu, chữ đệm, bí danh v.v...): Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Du (tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên), Vũ Thơ (tức Lê Vũ Can), Tráng A Pao, Lò Văn Puốn, Chamaléa Điêu, Ksor Phước, Y Vêng, Niê Thuật...

2.2. Tên người được kết hợp bởi một danh từ chung với một danh từ riêng chỉ tên gọi: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Đồ Chiểu, Tú Xương, Trạng Lường, Bác Hồ...

3. Viết hoa tên địa danh

3.1. Tên đơn vị hành chính[1]

3.1.1. Tên riêng đơn vị hành chính: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng của đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Việt Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Kon Plông, Ea H’leo...

3.1.2. Tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên riêng của các cơ quan, địa phương đó (theo các văn bản của Nhà nước đã ban hành), không dùng dấu gạch nối; không viết hoa danh từ chung đi liền với tên riêng của địa danh.

Ví dụ: thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, quận Hà Đông, huyện Củ Chi, phường Nghĩa Tân, xã Hòa Bình...

3.1.3. Trường hợp tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng là chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1, Thành phố Điện Biên Phủ...

3.2. Tên địa danh khác

3.2.1. Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, chợ, cầu, v.v...) với danh từ riêng: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành danh từ riêng, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: sông Vàm Cỏ, chợ Bến Thành, cầu Hàm Rồng...

3.2.2. Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, biển, hồ, v.v…) với danh từ riêng có 1 âm tiết: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên địa danh đó.

Ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Sông Hồng, Buôn Hồ, Buôn Đôn, Bản Keo, Hồ Tây, Hồ Gươm...

3.2.3. Tên địa danh mang tính đặc trưng, tính lịch sử và cá biệt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ tính đặc trưng, cá biệt đó.

Ví dụ: Thủ đô Hà Nội, Kinh thành Thăng Long, Kinh đô Huế, Cố đô Hoa Lư, Tổ quốc Việt Nam...

3.2.4. Tên địa danh liên kết: Viết hoa tất cả những chữ cái đầu của âm tiết được ghép chỉ địa danh và sử dụng dấu gạch ngang giữa các địa danh đó.

Ví dụ: Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái...

3.2.5. Tên phố, tên đường phố: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên phố, đường phố đó, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Thanh Niên, đường Giảng Võ, phố Nguyên Hồng, cao tốc Long Thành...

3.2.6. Tên địa danh được kết hợp bởi từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc từ dùng để chỉ tên địa danh một vùng, một miền, một khu vực nhất định: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng đó, không viết hoa danh từ chung.

Ví dụ: ... khu Tây Bắc, khu Đông Bắc, Bắc Kỳ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, phía Bắc Việt Nam, Bắc Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Bắc Cực, Trung Phi, Trường Sơn Đông, Tả Thanh Oai, Bắc Âu, Thượng Lào, Đông Nam Á, Bắc Mỹ...

Lưu ý: Các từ chỉ phương hướng mà không gắn với địa danh cụ thể: Viết thường tất cả các âm tiết.

Ví dụ: gió mùa đông bắc; Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh...

3.3. Tên các biển, các thiên thể: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên các biển, các thiên thể đó.

Ví dụ: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Biển Đen, Biển Đông, Sao Hỏa, Sao Thiên Vương...

4. Viết hoa tên riêng các cơ quan, tổ chức

4.1. Tên các cơ quan của Đảng

4.1.1. Tên các cơ quan lãnh đạo của Đảng: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ trong tổ hợp từ dùng làm tên của các cơ quan đó.

Ví dụ:

Ở Trung ương:

Ban Chấp hành Trung ương

Bộ Chính trị

Ban Bí thư

Ở địa phương:

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam

Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ

Tỉnh ủy Điện Biên

4.1.2. Tên các cơ quan của Đảng: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất, lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó.

Ví dụ:

Ở Trung ương:

Văn phòng Trung ương Đảng

Ban Tổ chức Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ban Đối ngoại Trung ương

Hội đồng Lý luận Trung ương

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Ở địa phương:

Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Văn phòng Quận ủy Cầu Giấy

Văn phòng Đảng ủy phường Mai Dịch

4.13. Tên các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ tên riêng của cơ quan đó.

Ví dụ:

Ở Trung ương:

Ban cán sự đảng Chính phủ

Đảng đoàn Quốc hội

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương

Ở địa phương:

Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn

4.2. Tên các cơ quan của Nhà nước

4.2.1. Tên các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ tên riêng của các cơ quan đó.

Ví dụ:

Ở Trung ương:

Quốc hội

Chính phủ

Ở địa phương:

Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình

Ủy ban nhân dân phường Giảng Võ

Lưu ý: Các cụm từ “Ủy ban nhân dân”, “Hội đồng nhân dân”: Theo Hiến pháp năm 2013, trong trường hợp không đi liền với tên đơn vị hành chính cụ thể thì vẫn viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: “... tổ chức chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân...”.

4.2.2. Tên các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của cơ quan đó (theo đúng với Nghị quyết hiện hành được Quốc hội thông qua về việc thành lập các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).

Ví dụ:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Công Thương

Thanh tra Chính phủ

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

4.2.3. Tên một số cơ quan, đơn vị khác

- Tên các khu, quân khu: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất; đối với khu, quân khu gắn với số đếm thì thống nhất dùng số Ả-rập. Ví dụ: Khu Tả Ngạn, Khu 1, Khu 2, Khu 3...; Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3...

- Tên các cục, tổng cục: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ, thống nhất dùng số La Mã. Ví dụ: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Tổng cục II...

- Tên các đơn vị cấp vụ, cục, cấp phòng, ban: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của đơn vị đó. Ví dụ: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục Lưu trữ, Vụ Địa phương I, Phòng Quản trị, Phòng Hành chính, Ban Quản lý Trụ sở Trung ương, Phòng Tổng hợp, Phòng Lưu trữ, Phòng Tổ chức...

4.3. Tên các tổ chức

4.3.1. Tên các tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các hội: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình tổ chức và âm tiết chỉ tính chất, chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của tổ chức đó.

Ví dụ:

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam

Hội Người mù Việt Nam

Công ty Giống cây trồng Việt Nam

Tổng Công ty Sữa Việt Nam

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam

Công ty In Tiến Bộ

4.3.2. Tên các cơ quan, tổ chức quốc tế đã dịch nghĩa sang tiếng Việt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và các âm tiết chỉ chức năng tạo thành tên riêng của các cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

4.3.3. Tên các trường học: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình trường, âm tiết chỉ cấp, chuyên ngành đào tạo và âm tiết chỉ tên riêng.

Ví dụ:

Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An

Trường Trung học Cơ sở Phan Bội Châu

Trường Tiểu học xã Yên Phong

5. Viết hoa tên chức danh, chức vụ, học hàm, học vị

5.1. Tên chức danh, chức vụ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, công ty, trường học, đơn vị: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong tổ hợp từ chỉ tên của chức danh, chức vụ đó.

Ví dụ:

Ở Trung ương:

Tổng Bí thư

Ủy viên Bộ Chính trị

Thường trực Ban Bí thư

Bí thư Trung ương Đảng

Ủy viên Trung ương Đảng

Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Quốc hội

Chủ tịch nước (Phó Chủ tịch nước)

Thủ tướng Chính phủ (Phó Thủ tướng Chính phủ)

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ở địa phương:

Bí thư (Phó Bí thư) Tỉnh ủy Hòa Bình

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang

Các ban, bộ, ngành:

Bộ trưởng (Thứ trưởng) Bộ Thông tin và Truyền thông

Chánh Văn phòng (Phó Chánh Văn phòng) Trung ương Đảng

Trưởng (Phó Trưởng) Ban Dân vận Trung ương

Chủ nhiệm (Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Chính phủ

Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Các công ty, trường học, tổ chức, đơn vị:

Tổng Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) Tổng Công ty Than Việt Nam

Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Giám đốc (Phó Giám đốc) Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Hội Nông dân Việt Nam

Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái

Giám đốc (Phó Giám đốc) Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ

Vụ trưởng (Phó Vụ trưởng) Vụ Văn thư

Giám đốc (Phó Giám đốc) Trung tâm Công nghệ thông tin - Cơ yếu

Cục trưởng (Phó Cục trưởng) Cục Lưu trữ

Trưởng Phòng (Phó Trưởng Phòng) Văn thư

Lưu ý: Trường hợp không có tên đơn vị đi liền với tên chức danh thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ chức vụ.

Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn A, Trưởng ban; đồng chí Trần Văn B, Phó Trưởng phòng...

5.2. Tên chức danh, chức vụ trong lực lượng vũ trang nếu đi liền với tên người cụ thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ tên riêng, cấp bậc, chức vụ và đơn vị.

Ví dụ:

Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng

Chủ nhiệm (Phó Chủ nhiệm) Tổng cục Chính trị

Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

5.3. Tên học hàm, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình học hàm, học vị và âm tiết chỉ chuyên ngành tạo thành tên học hàm, học vị đó.

Ví dụ:

Kỹ sư Dầu khí

Bác sĩ Nha khoa

Cử nhân Kinh tế

Thạc sĩ Luật

Tiến sĩ Văn học

Giáo sư, Tiến sĩ

Phó Giáo sư

Trong trường hợp cần viết tắt thì viết hoa tất cả các chữ cái đầu của học hàm, học vị. Ví dụ: GS, TS, PGS.TS, Ths...

6. Viết hoa tên văn bản

6.1. Tên văn bản quy phạm pháp luật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên thể loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên của văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

Bộ luật Dân sự

Bộ luật Hình sự

Luật Doanh nghiệp

Pháp lệnh Ngoại hối

Nghị định số... của Chính phủ

Thông tư số... của Bộ Nội vụ

Lưu ý:

- Khi không muốn viết lại đầy đủ tên riêng của một bộ luật, luật, văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn kiện Đảng cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên thể loại văn bản đó.

Ví dụ:

……… Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Bộ luật này.

Các đồng chí có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

- Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm, mục của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của từ “điều”, “khoản”, “điểm”, “mục”.

Ví dụ:

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Dân sự

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao thông đường bộ

Căn cứ Điểm b, Khoản 4, Điều 3 Quyết định số... của Văn phòng Trung ương Đảng...

6.2. Tên văn bản, văn kiện, sách: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên thể loại văn bản, văn kiện và chữ cái đầu của tên sách đó.

Ví dụ: Thông báo giao ban thông tin, Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2019, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Văn kiện Đảng toàn tập tập 12, Người mẹ cầm súng...

Lưu ý: Nếu tên người, tên địa lý, tên triều đại... được dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết chỉ tên người, tên địa lý, tên các triều đại đó và phải để trong ngoặc kép.

Ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Nghệ An ký”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí”...

6.3. Tên ấn phẩm báo chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên gọi của các ấn phẩm báo chí và không viết hoa từ, cụm từ chỉ thể loại ấn phẩm “báo”, “tạp chí”, “tập san”, “bản tin”...

Ví dụ: báo Thanh niên, báo Hà Nội mới, báo Phụ nữ, báo Lao động, tập san Phật học, bản tin Thông tấn xã, tạp chí Thời trang trẻ...

Lưu ý:

- Trong trường hợp sử dụng tên các ấn phẩm báo chí để chỉ cơ quan quản lý nhà nước thì viết hoa chữ cái đầu của từ “báo”.

Ví dụ: Trụ sở cơ quan thường trú của Báo Lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh...

- Đối với tên các tờ báo chưa thống nhất cách viết hoa thì viết đúng theo tên in trên báo phát hành hoặc website chính thức của báo.

Ví dụ: báo Nhân Dân,...

6.4. Tên tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên của tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định đó; các từ, cụm từ thuộc danh từ riêng thì viết hoa như tên riêng địa danh.

Ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tuyên bố chung Việt Nam - Lào...

7. Viết hoa tên danh hiệu, huân, huy chương của Nhà nước

7.1. Tên danh hiệu của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên loại danh hiệu và chữ cái đầu của âm tiết chỉ tên danh hiệu đó.

Ví dụ:

Anh hùng Lao động

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Nhà giáo Ưu tú

Nhà giáo Nhân dân

Nghệ sĩ Ưu tú

Nghệ sĩ Nhân dân

Thầy thuốc ưu tú

Thầy thuốc Nhân dân

7.2. Tên huân, huy chương của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên loại huân, huy chương và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên huân, huy chương đó.

Ví dụ:

Huân chương Sao vàng

Huân chương Chiến sĩ vẻ vang

Huân chương Lao động hạng (Nhất, Nhì, Ba...)

Huân chương Kháng chiến hạng (Nhất, Nhì, Ba...)

Huân chương Hữu nghị Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Vàng quốc gia (Lào)

Huân chương Mặt trời mọc (Nhật Bản)

8. Viết hoa một số trường hợp khác

8.1. Tên các dân tộc thiểu số: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên dân tộc thiểu số đó[2].

Ví dụ: Tày, Nùng, Thái, Mường...

8.2. Danh từ chung:

- Trong một số văn bản đối ngoại, hoặc khi không muốn nhắc lại tên của một người cụ thể trong văn bản (người, ngài, ông, bà...), khi nhắc lại thì viết hoa chữ cái đầu của danh từ chung đó.

Ví dụ:

……… đã nhận được thư của Anh (Ông,……) đề ngày ……

Nhân dịp Ngài được bầu (bầu lại) làm Tổng Bí thư của Đảng...

- Trường hợp danh từ chung đã được riêng hoá thì viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ:

+ Bác Hồ, Người là tình yêu bao la (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh).

+ Đảng ta (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam).

8.3. Tên các năm âm lịch, các ngày tiết, ngày tết, các ngày trong tuần và tháng trong năm:

- Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của cả hai âm tiết tạo thành tên của năm âm lịch.

Ví dụ: Tân Hợi, Kỷ Tỵ, Mậu Thân...

- Tên các ngày tiết, ngày tết trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của ngày tiết, ngày tết đó.

Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán...

Lưu ý: Viết hoa từ “Tết” trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể được nói đến trong văn bản (Ví dụ: “Tết” thay cho “tết Nguyên đán”).

- Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư; tháng Năm, tháng Tám...

8.4. Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo nên tên ngày kỷ niệm, ngày lễ đó.

Ví dụ: ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương...

8.5. Tên gọi các triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên của triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử đó. Ví dụ: ... thời kỳ Phục hưng, Chiến tranh thế giới I (hoặc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), Chiến tranh lạnh, Nhà Nguyễn, Triều Lý, Triều Trần...

8.6. Tên các tôn giáo, giáo phái, tên các đảng trên thế giới:

- Viết hoa tên các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên các tôn giáo, giáo phái đó.

Ví dụ: đạo Tin Lành, đạo Cơ Đốc, đạo Thiên Chúa, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông, Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo,...

- Viết hoa tên các đảng trên thế giới: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết “đảng” và âm tiết đầu chỉ tên riêng của đảng đó.

Ví dụ: Đảng Nước Nga thống nhất, Đảng Nhân dân cách mạng Lào...

8.7. Tên các hội nghị, hội thảo, diễn đàn: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên hội nghị, hội thảo, diễn đàn đó.

Ví dụ: Hội nghị thượng đỉnh Bác Ngao, Hội thảo khoa học quốc gia “Nguyễn Văn Tố với cách mạng Việt Nam”, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam...

8.8. Tên các thế kỷ: Viết hoa chữ cái đầu của từ “Thế”; thống nhất dùng số La Mã.

Ví dụ: Thế kỷ XIX, XX, XXI...

8.9. Thống nhất cách viết số trong văn bản:

* Viết bằng số La Mã: Dùng số La Mã đối với thứ tự các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, đại hội các tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Ví dụ:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

Nghị quyết Đi hội XI Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

* Viết bằng chữ:

Đối với các hội nghị Trung ương, khi sử dụng cụm từ “lần thứ”, nếu dưới 11 thì viết bằng chữ.

Ví dụ:

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa...

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa...

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa...

* Viết bằng số Ả-rập:

- Từ Hội nghị Trung ương 11 trở lên, khi sử dụng cụm từ “lần thứ” thì viết bằng số Ả-rập.

Ví dụ:

Hội nghị làn thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

- Trong trường hợp không sử dụng cụm từ “lần thứ” thì viết bằng số Ả-rập.

Ví dụ:

Hội nghị Trung ương 5 khóa XII

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 13 khóa XI

Điều 4. Quy định về phiên âm

1. Phiên âm họ tên người nước ngoài

a) Họ tên người nước ngoài đã được phiên âm qua âm Hán - Việt thành ngôn ngữ đơn âm tiết: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng dấu gạch nối (tương tự như viết hoa tên người Việt Nam).

Ví dụ: Tập Cận Bình, Lý Hiển Long, Thành Cát Tư Hãn, Kim Nhật Thành...

b) Họ tên người nước ngoài không phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát với cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố, giữa các âm tiết có gạch nối.

Ví dụ: Vla-đi-mia Pu-tin, Ô-ba-ma, Bin Clin-tơn, Phi-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cát-xtơ-rô...

c) Trường hợp tên người nước ngoài để nguyên dạng theo tiếng La-tinh: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết tạo thành tên riêng, họ, tên đệm, giữa các âm tiết không dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: V.V.Putin, Obama, Trump, B.Clinton, V.I.Lenin...

d) Đối với những trường hợp tên người nước ngoài chưa thống nhất cách phát âm hoặc không phổ biến thì viết tên nguyên dạng theo tiếng La-tinh bên cạnh tên đã phiên âm và để trong ngoặc đơn.

Ví dụ: Gốt-san (Ghoshal), A.Chin-oa-nô (A.Chinwano), Điu Gu-na-xe-ca-ra (Dew Gunasekara)...

2. Phiên âm địa danh nước ngoài[3]

a) Địa danh nước ngoài đã được phiên âm theo âm Hán - Việt: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng, giữa các âm tiết không dùng dấu gạch nối (tương tự như viết hoa tên địa danh Việt Nam).

Ví dụ: Trung Quốc, Triều Tiên, Bình Nhưỡng, Nhật Bản, Ba Lan, Bắc Kinh, Nga, Pháp...

b) Địa danh nước ngoài phiên âm theo tiếng Việt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng, giữa các âm tiết có dấu gạch nối. Ví dụ: Mát-xcơ-va, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia...

c) Trường hợp để nguyên dạng thì không sử dụng dấu gạch nối và viết dưới dạng chữ La-tinh. Ví dụ: Singapore, Moscow, Indonesia...

d) Ngoài tên nước và thủ đô các nước trên thế giới đã có cách thức phiên âm tương đối thống nhất, đối với những trường hợp địa danh nước ngoài không phổ biến, chưa thống nhất cách phiên âm thì để nguyên dạng theo tiếng La-tinh; hoặc nếu phiên âm thì viết tên nguyên dạng theo tiếng La-tinh bên cạnh tên đã phiên âm và để trong ngoặc đơn.

Ví dụ: người Cuốc (Kurd), Rắc-ca (Raqqa), đội quân Héc-bô-la (Hezbollah), A-dát (Azaz)...

3. Phiên âm các từ mượn, từ nước ngoài

a) Đối với những từ mượn, từ nước ngoài đã có tính phổ biến, tương đối thống nhất trong các văn bản thì để nguyên dạng theo tiếng La-tinh.

Ví dụ: Facebook, Internet, Wifi, logic, dioxin, yoga, visa, heroin, logistics...

b) Đối với những từ mượn, từ nước ngoài đã được Việt hóa và có tính phổ biến: Viết chữ thường tất cả các âm tiết theo phát âm tiếng Việt và giữa các âm tiết có dấu gạch nối.

Ví dụ: ti-vi, ma-két, băng-rôn, bô-xít, ăng-ten, vắc-xin, puốc-boa...

4. Phiên âm tên các đơn vị tiền tệ các nước trên thế giới

a) Đối với đơn vị tiền tệ đã được Việt hóa, dùng phổ biến hòng các văn bản: Viết bằng chữ thường tiếng Việt có dấu; nếu là tên đơn vị tiền tệ được phiên âm thì giữa các âm tiết dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: nhân dân tệ (Trung Quốc), yên (Nhật), đô-la, bạt (Thái), rúp (Nga), bảng (Anh), kíp (Lào), pê-xô (Mê-hi-cô)...

b) Đối với đơn vị tiền tệ chưa được Việt hóa: Viết bằng chữ thường theo tiếng La-tinh, không dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: franc (Pháp), won (Hàn Quốc)...

5. Phiên âm tên các đơn vị đo lường quốc tế

a) Đối với một số đơn vị đo lường đã được Việt hóa, dùng phổ biến trong các văn bản: Viết bằng chữ thường tiếng Việt có dấu, giữa các âm tiết dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: héc-ta, ki-lô-gam, oát, mét...

b) Đối với đơn vị đo lường chưa được Việt hóa: Viết bằng chữ thường theo tiếng La-tinh, không dùng dấu gạch nối và theo quy định của Nhà nước.

Ví dụ: kenvin, radian, gray...

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Quy định này thay thế Quyết định số 1196-QĐ/VPTW, ngày 20/3/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc ban hành Quy ước tạm thời về viết hoa, phiên âm trong các văn bản do Văn phòng Trung ương Đảng soạn thảo và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Điều 7. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Vụ Văn thư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiến nghị lãnh đạo Văn phòng quyết định.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng,
- Văn phòng Tổng Bí thư,
- Tổ Giúp việc đồng chí Thường trực Ban Bí thư,
- Các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng,
- Các tnh ủy, thành ủy (để tham khảo),
- Các ban đảng, ban cán sự đảng đảng đoàn, đảng ủy, hội đồng trực thuộc Trung ương (để tham khảo),
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Văn Nên

 

PHỤ LỤC 1

TÊN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG CẢ NƯỚC[4]
(kèm theo tên các thành phố, thị xã, huyện (quận) trực thuộc)
(xếp theo thứ tự A, B, C...)
(Kèm theo Quy định số 4148-QĐ/VPTW, ngày 27/9/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng)

STT

Tỉnh, thành phố

Các thành phố, thị xã, huyện (quận) trực thuộc

1

An Giang

2 thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc

1 thị xã: Tân Châu

8 huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

2 thành phố: Vũng Tàu, Bà Rịa

6 huyện: Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo, Đất Đỏ

3

Bạc Liêu

1 thành phố: Bạc Liêu

1 thị xã: Giá Rai

5 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long, Đông Hải, Hòa Bình

4

Bắc Kạn

1 thành phố: Bắc Kạn

7 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Pác Nặm

5

Bắc Giang

1 thành phố: Bắc Giang

9 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng

6

Bắc Ninh

1 thành phố: Bắc Ninh

1 thị xã: Từ Sơn

6 huyện: Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài

7

Bến Tre

1 thành phố: Bến Tre

8 huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách

8

Bình Dương

1 thành phố: Thủ Dầu Một

4 thị xã: Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An

4 huyện: Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng

9

Bình Định

1 thành phố: Quy Nhơn

1 thị xã: An Nhơn

9 huyện: Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn

10

Bình Phước

1 thành phố: Đồng Xoài.

2 thị xã: Phước Long, Bình Long

8 huyện: Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Chơn Thành, Bùi Gia Mập, Hớn Quản, Phú Riềng

11

Bình Thuận

1 thành phố: Phan Thiết

1 thị xã: La Gi

8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý

12

Cà Mau

1 thành phố: Cà Mau

8 huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân

13

Cao Bằng

1 thành phố: Cao Bằng

12 huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Hòa An, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An

14

Thành phố cần Thơ

5 quận: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Thốt Nốt

4 huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thới Lai

15

Thành phố Đà Nẵng

6 quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn

2 huyện: Hòa Vang, Hoàng Sa

16

ĐắkLắk

1 thành phố: Buôn Ma Thuật

1 thị xã: Buôn Hồ

13 huyện: Buôn Đôn, Cư M'Gar, Ea H’Ieo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M'Drắk, Cư Kuin

17

Đắk Nông

1 thị xã: Gia Nghĩa

7 huyện: Cư Jút, Đăk Mil, Đăk R'Lấp, Đăk Song, Krông Nô, Đăk G'long, Tuy Đức

18

Điện Biên

1 thành phố: Điện Biên Phủ

1 thị xã: Mường Lay

8 huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Điện Biên

19

Đồng Nai

2 thành phố: Biên Hòa, Long Khánh

9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Trảng Bom, Cẩm Mỹ

20

Đồng Tháp

2 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc

1 thị xã: Hồng Ngự

9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành, Lấp Vò

21

Gia Lai

1 thành phố: Pleiku

2 thị xã: An Khê, Auyn Pa

14 huyện: Mang Yang, Kbang, Kông Chro, Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Ia Pa, Krông Pa, Đăk Đoa, Đăk Pơ, Phú Thiện

22

Hà Giang

1 thành phố: Hà Giang

10 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình

23

Hà Nam

1 thành phố: Phủ Lý

5 huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân

24

Thành phố Hà Nội

1 thị xã: Sơn Tây

12 quận: Hà Đông, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm

17 huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Mê Linh

25

Hà Tĩnh

1 thành phố: Hà Tĩnh

2 thị xã: Hồng Lĩnh, Kỳ Anh

10 huyện: Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Lộc Hà, Kỳ Anh

26

Hải Dương

2 thành phố: Hải Dương, Chí Linh

10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng

27

Thành phố Hải Phòng

7 quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn

8 huyện: Thủy Nguyên, An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thuỵ, Cát Hải, Bạch Long Vĩ

28

Hậu Giang

1 thành phố: Vị Thanh

2 thị xã: Long Mỹ, Ngã Bảy

5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Long Mỹ

29

Hòa Bình

1 thành phố: Hòa Bình

10 huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong

30

Hưng Yên

1 thành phố: Hưng Yên

1 thị xã: Mỹ Hào

8 huyện: Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang

31

Khánh Hòa

2 thành phố: Nha Trang, Cam Ranh

1 thị xã: Ninh Hòa

6 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, Cam Lâm

32

Kiên Giang

2 thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên

13 huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương, U Minh Thượng, Giang Thành

33

Kon Tum

1 thành phố: Kon Tum

9 huyện: Kon Plông, Sa Thầy, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rầy, Tu Mơ Rông, Ia H'Drai.

34

Lai Châu

1 thành phố: Lai Châu

7 huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Nậm Nhùn

35

Lạng Sơn

1 thành phố: Lạng Sơn

10 huyện: Văn Quan, Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập

36

Lào Cai

1 thành phố: Lào Cai

8 huyện: Văn Bàn, Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai

37

Lâm Đồng

2 thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc

10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông

38

Long An

1 thành phố: Tân An

1 thị xã: Kiến Tường

13 huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thạnh Hóa, Tân Thanh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng

39

Nam Định

1 thành phố: Nam Định

9 huyện: Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Hải Hậu, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy

40

Nghệ An

1 thành phố: Vinh

3 thị xã: Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai

17 huyện: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Hưng Nguyên, Nam Đàn

41

Ninh Bình

2 thành phố: Ninh Bình, Tam Điệp

6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô

42

Ninh Thuận

1 thành phố: Phan Rang - Tháp Chàm

6 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam, Bác Ái

43

Phú Thọ

1 thành phố: Việt Trì

1 thị xã: Phú Thọ

11 huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Tân Sơn

44

Phú Yên

1 thành phố: Tuy Hòa

1 thị xã: Sông Cầu

7 huyện: Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hoà, Đông Hòa

45

Quảng Bình

1 thành phố: Đồng Hới

1 thị xã: Ba Đồn

6 huyện: Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh

46

Quảng Nam

2 thành phố: Tam Kỳ, Hội An

1 thị xã: Điện Bàn

15 huyện: Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, Tiên Phước, Núi Thành, Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Phú Ninh, Nông Sơn

47

Quảng Ngãi

1 thành phố: Quảng Ngãi

13 huyện: Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Lý Sơn, Mộ Đức, Ba Tơ, Minh Long, Đức Phổ, Tây Trà

48

Quảng Ninh

4 thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả

2 thị xã: Quảng Yên, Đông Triều

8 huyện: Hoành Bồ, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Cô Tô, Đầm Hà

49

Quảng Trị

1 thành phố: Đông Hà

1 thị xã: Quảng Trị

8 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đa Krông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ

50

Sóc Trăng

1 thành phố: Sóc Trăng

2 thị xã: Vĩnh Châu, Ngã Năm

8 huyện: Mỹ Tú, Thạnh Trị, Long Phú, Kế Sách, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Châu Thành, Trần Đề

51

Sơn La

1 thành phố: Sơn La

11 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ

52

Tây Ninh

1 thành phố: Tây Ninh

8 huyện: Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Tân Biên

53

Thái Bình

1 thành phố: Thái Bình

7 huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thuỵ, Vũ Thư, Tiền Hải, Kiến Xương

54

Thái Nguyên

2 thành phố: Thái Nguyên, Sông Công

1 thị xã: Phổ Yên

6 huyện: Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình

55

Thanh Hóa

2 thành phố: Thanh Hóa, Sầm Sơn

1 thị xã: Bỉm Sơn

24 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoàng Hóa, Đông Sơn

56

Thành phố Hồ Chí Minh

19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh

5 huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh

57

Thừa Thiên Huế

1 thành phố: Huế

2 thị xã: Hương Thủy, Hương Trà

6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang

58

Tiền Giang

1 thành phố: Mỹ Tho

2 thị xã: Gò Công, Cai Lậy

8 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông

59

Trà Vinh

1 thành phố: Trà Vinh

1 thị xã: Duyên Hải

7 huyện: Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành

60

Tuyên Quang

1 thành phố: Tuyên Quang

6 huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, Lâm Bình

61

Vĩnh Long

1 thành phố: Vĩnh Long

1 thị xã: Bình Minh

6 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Tân

62

Vĩnh Phúc

2 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên

7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo

63

Yên Bái

1 thành phố: Yên Bái

1 thị xã: Nghĩa Lộ

7 huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn

 

PHỤ LỤC 2

TÊN CÁC DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM[5]
(Kèm theo Quy định số 4148-QĐ/VPTW, ngày 27/9/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng)

STT

Tên dân tộc

Một số tên gọi khác

1.

Việt

Kinh

2.

Tày

Thổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí...

3.

Thái

Tày Khao hoặc Đón (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pa Thay, Thổ Đà Bắc, Tày Dọ, Tay...

4.

Mường

Mol (Mual, Mon, Moan), Mọi, Mọi bi, Ao Tá (Ậu Tá)...

5.

Khmer

Cul, Cur, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Krôm...

6.

Hoa

Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phạng, Xìa Phống, Thoòng Dành, Minh Hương, Hẹ, Sang Phang...

7.

Nùng

Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phàn Slinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Nùng Quy Rin, Nùng Dín, Khèn Lài, Nồng...

8.

H'Mông

Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo (Na Miẻo), Mán Trắng, Miếu Ha...

9.

Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Dao Quần Trắng, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang,

Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lan Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu, Kìm Miền, Kìm Mùn ...

10.

Gia Rai

Giơ Rai, Tơ Buăn, Chơ Rai, Hđrung (Hbau, Chor), Aráp, Mthur...

11.

Ê Đê

Ra Đê, Ê Đê Êgar, Đê, Kpa, A Đham, Krung, Ktul, Đliê Hruê, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Anil, Hwing, Ktlê, Êpan, Mđhur, Bih,...

12.

Ba Na

Gơ Lar, Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y lăng,), Rơ ngao, Krem, Roh, ConKđe, A La Công, Kpăng Công, Bơ Nâm...

13.

Sán Chay

Cao Lan, Mán Cao Lan, Hòn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn tử và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và Chợ Rạ), Chùng, Trại...

14.

Chăm

Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Chăm Hroi, Chăm Pông, Chà Và Ku, Chăm Châu Đốc...

15.

Cơ Ho

Xrê, Nốp (Tu Lốp), Cơ Don, Chil, Lat (Lach), Tơ Ring...

16.

Xơ Đăng

Xơ Teng, Hđang, Tơ Đra, Mơ Nâm, Ha Lăng, Ca Dong, Kmrâng, Con Lan, Bri La, Tang, Tà Trĩ, Châu...

17.

Sán Dìu

Sán Dẻo, Sán Déo Nhìn (Sơn Dao Nhân), Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ...

18.

Hrê

Chăm Rê, Mọi Chom, Krẹ, Lũy, Thượng Ba Tơ, Mọi Lũy, Mọi Sơn Phòng, Mọi Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Man Thạch Bích...

19.

Ra Glai

Ra Clây, Rai, La Oang, Noang...

20.

Mnông

Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri, Biat, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Đíp, Mnông Bu Nor, Mnông Bu Đêh...

21.

Thổ [7]

Người Nhà Làng, Mường, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng...

22.

Xtiêng

Xa Điêng, Xa Chiêng, Bù Lơ, Bù Đek (Bù Đêh), Bù Biêk...

23.

Khơ Mú

Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Măng Cẩu, Mứn Xen, Pu thênh, Tềnh, Tày Hay, Kmụ, Kưm Mụ...

24.

Bru - Vân Kiều

Măng Coong, Tri Khùa...

25,

Cơ Tu

Ca Tu, Cao, Hạ, Phương, Ca TangCa-tang: tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam, Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc...

26.

Giáy

Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xa, Giảng...

27.

Tà Ôi

Tôi Ôi, Pa Co, Pa Hi (Ba Hi), Kan Tua, Tà Uốt...

28.

Mạ

Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung...

29.

Giẻ-Triêng

Đgiéh, Ta Riêng, Ve (Veh), Giang Rầy Pin, Triểng, Treng, Ca Tang, La Ve, Bnoong (Mnoong), Mơ Nông, Cà Tang...

30.

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu

31.

Chơ Ro

Dơ Ro, Châu Ro, Chro, Thượng...

32.

Xinh Mun

Puộc, Pụa, Xá, Pnạ, Xinh Mun Dạ, Nghẹt...

33.

Hà Nhì

Hà Nhì Già, U Ni, Xá U Ni, Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen...

34.

Chu Ru

Chơ Ru, Chu, Kru, Thượng

35.

Lào

Lào Bốc (Lào Cạn), Lào Nọi (Lào Nhỏ), Phu Thay, Phu Lào, Thay Duồn, Thay, Thay Nhuồn...

36.

La Chí

Cù Tê, La Quả, Thổ Đen, Mán, Xá...

37.

Kháng

Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm, Mơ Kháng, Háng, Brển, Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Bủ Háng Cọi, Ma Háng Bén...

38.

Phù Lá

Bồ Khô Pạ (Phù Lá Lão), Mu Di, Pạ Xá, Phó, Phổ, Vaxơ, Cần Thin, Phù Lá Đen, Phù La Hán...

39.

La Hủ

Lao, Pu Đang Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy, Cọ Sọ, Nê Thú, La Hủ Na (Đen), La Hủ Sử (Vàng), La Hủ Phung (Trắng), Xá Lá Vàng...

40.

La Ha

Xá Khao, Khlá Phlạo (La Ha Cạn), La Ha Nước (La Ha Ủng), Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa...

41.

Pà Thẻn

Pà Hưng, Tống, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát Tiên Tộc...

42.

Lự

Lừ, Nhuồn (Duôn), Mùn Di, Thay, Thay Lừ, Phù Lừ, Lự Đen (Lự Đăm), Lự Trắng...

43.

Ngái

Xín, Lê, Đản, Ngái Lầu Mần, Xuyến, Sán Ngải...

44.

Chứt

Mã Liêng, A Rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ Hung, Chà Củi, Tắc Củi, U Mo, Xá Lá Vàng, Rục, Sách, Mày, Mã Liềng...

45.

Lô Lô

Sách, Mây, Rục, Mun Di, Di, Màn Di, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, Lô Lô Hoa, Lô Lô Đen...

46.

Mảng

Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O, Mảng Gứng, Mảng Lệ...

47.

Cơ Lao

Tống, Tứ Dư, Ho Ki, Voa Đề, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ...

48.

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Din...

49.

Cống

Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng, Phuy A...

50.

Si La

Cù Dề Xừ, Khả Pẻ...

51.

Pu Péo

Ka Pèo, Pen Ti Lô Lô, La Quả...

52.

Rơ Măm

 

53.

Brâu

Brao

54.

Ơ Đu

Tày Hạt, I Đu

 

PHỤ LỤC 3

TÊN NƯỚC VÀ THỦ ĐÔ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
(Kèm theo Quy định số 4148-QĐ/VPTW, ngày 27/9/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng)

Ghi chú:     - Tên Thủ đô để trong ngoặc

                  - Tên bằng tiếng Anh chữ nghiêng

STT

Tên nước

1.

Ác-hen-ti-na (Bu-ê-nốt Ai-rét) - Argentina (Buenos Aires)

2.

Ác-mê-ni-a (Ê-rê-van) - Armenia (Yerevan)

3.

A-déc-bai-gian (Ba-cu) - Azerbaijan (Baku)

4.

Ai Cập (Cai-rô) - Egypt (Cairo)

5.

Ai-len (Đu-blin) - Ireland (Dublin)

6.

Ai-xơ-len (Rây-kia-vích) - Iceland (Reykjavik)

7.

An-ba-ni (Ti-ra-na) - Albania (Tirane)

8.

An-đô-ra (An-đô-ra La Vê-la) - Andorra (Andorra La Vella)

9.

An-giê-ri (An-giê) - Algeria (Algiers)

10.

Anh (Luân Đôn) - England (London)

11.

Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (A-bu Đa-bi)
United Arab Emirates (Abu Dhabi)

12.

Ả-rập Xê-út (Ri-i-át) - Saudi Arabia (Riyadh)

13.

Ăng-gô-la (Lu-an-đa) - Angola (Luanda)

14.

Ăng-ti-goa Bác-bu-da (Xanh Giôn) - ArtiguaBarbuda (St.John's)

15.

Áo (Viên) - Austria (Vienna)

16.

Áp-ga-ni-xtan (Ca-bun) - Afghanistan (Kabul)

17.

Ấn Độ (Niu Đê-li) - India (New Delhi)

18.

Ba Lan (Vác-sa-va) - Poland (Warsaw)

19.

Bác-ba-đốt (Brít-giơ-tao) - Barbados (Bridgetown)

20.

Ba-ha-mát (Nát-xao) - Bahamas (Nassau)

21.

Ba-ren (Ma-na-ma) - Bahrain (Manama)

22.

Băng-la-đét (Đắc-ca) - Bangladesh (Dhaka)

23.

Béc-mu-đa (Ha-min-tơn) - Bermuda (Hamilton)

24.

Be-li-dơ (Ben-mô-pan) - Belize (Belmopan)

25.

Bê-la-rút (Min-xcơ) - Belarus (Minsk)

26.

Bê-nanh (Poc-tô - Nô-vô) - Benin (Porto-Novo)

27.

Bỉ (Brúc-xen) - Belgium (Brussels)

28.

Bồ Đào Nha (Li-xboa) - Portugal (Lisbon)

29.

Bô-li-vi-a (La Pa-xơ) - Bolivia (La Paz)

30.

Bốt-xoa-na (Ga-bo-rơn) - Botswana (Gaborone)

31.

Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na (Xa-rai-ê-vô)
Bosnia and Herzegovina (Sarajevo)

32.

Bra-xin (Bra-xi-li-a) - Brazil (Brasilia)

33.

Bru-nây (Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan)
Brunei (Bandar Seri Begawan)

34.

Bun-ga-ri (Xô-phi-a) - Bulgaria (Sofia)

35.

Buốc-ki-na Pha-xô (U-a-ga-đu-gu)
Burkina Faso (Ouagadougou)

36.

Bu-run-đi (Bu-gium-bu-ra) - Burundi (Bujumbura)

37.

Bu-tan (Thim-bu) - Bhutan (Thimbu)

38.

Ca-dắc-xtan (A-xta-na) - Kazakhstan (Astana)

39.

Ca-mơ-run (Y-a-un-đê) - Cameroon (Yaounde)

40.

Ca-na-đa (Ốt-ta-oa) - Canada (Ottawa)

41.

Ca-ta (Đô-ha) - Qatar (Doha)

42.

Cam-pu-chia (Phnôm Pênh) - Cambodia (Phnom Penh)

43.

Cáp Ve (Prai-a) - Cape Verde (Praia)

44.

Chi-lê (Xan-ti-a-gô) - Chile (Santiago)

45.

Cô-lôm-bi-a (Bô-gô-ta) - Colombia (Bogota)

46.

Cô-mo (Mô-rô-ni) - Comoros (Moroni)

47.

Cộng hoà Công-gô (Bra-da-vin) - Congo (Brazzaville)

48.

Cộng hoà Dân chủ Công-gô/Zai-a (Kin-sa-xa) - Congo/Zaire (Kinhshasa)

49.

Cô-oét (Cô-oét Xi-ty) - Kuwait (Kuwait City)

50.

Cô-xta Ri-ca (Xan Giô-xê) - Costa Rica (San José)

51.

Cốt Đi-voa/Bờ biển Ngà (Y-a-mu-xu-crô) - Côte d'Ivoire (Yamoussoukro)

52.

Crô-a-ti-a (Da-grép) - Croatia (Zagreb)

53.

Cu-ba (La Ha-ba-na/Ha-va-na) - Cuba (La Habana/Havana)

54.

Dăm-bi-a (Lu-xa-ca) - Zambia (Lusaka)

55.

Di-bu-ti (Di-bu-ti) - Djibouti (Djibouti)

56.

Dim-ba-bu-ê (Ha-ra-rê) - Zimbabwe (Harare)

57.

Đan Mạch (Cô-pen-ha-ghen) - Denmark (Copenhagen)

58.

Đô-mi-ních (Rô-dô) - Dominica (Roseau)

59.

Đô-mi-ni-ca-na (Xan-tô Đô-min-gô) - Dominican (Santo Domingo)

60.

Đông Ti-mo (Đi-li)[6] - East Timor (Dili)

61.

Đức (Béc-lin) - Germany (Berlin)

62.

En Xan-va-đo (Xan Xan-va-đo) - El Salvador (San Salvador)

63.

E-ri-tơ-ri-a (A-xma-ra) - Eritrea (Asmara)

64.

E-xtô-ni-a (Ta-lin) - Estonia (Tallinn)

65.

Ê-cu-a-đo (Ki-tô) - Ecuador (Quito)

66.

Ê-ti-ô-pi-a (A-đi A-bê-ba) - Ethiopia (Adìs Abeba)

67.

Ga-bông (Li-brơ-vin) - Gabon (Libreville)

68.

Ga-na (A-cra) - Ghana (Accra)

69.

Găm-bi-a (Ban-giun) - Gambia (Banjul)

70.

Ghi-nê (Cô-na-cơ-ri) - Guinea (Conakry)

71.

Ghi-nê Bít-xao (Bít-xao) - Guinea-Bissau (Bissau)

72.

Ghi-nê xích đạo (Ma-la-bô) - Equatorial Guinea (Malabo)

73.

Gia-mai-ca (Kinh-xtơn) - Jamaica (Kingston)

74.

Gioóc-đa-ni (Am-man) - Jordan (Amman)

75.

Grê-na-đa (Xanh Gioóc-giơ) - Grenada (Saint George's)

76.

Gru-di-a (Tbi-li-xi) - Georgia (T'bilisi)

77.

Goa-tê-ma-la (Goa-tê-ma-la) - Guatemala (Guatemala)

78.

Guy-a-na (Cay-en) - French Guiana (Cayenne)

79.

Lan (Am-xtéc-đam) - Netherlands (Amsterdam)

80.

Ha-i-ti (Po-tô Phrăng-xơ) - Haiti (Port-au-Prince)

81.

Hàn Quốc (Xơ-un) - Korea (Seoul)

82.

Hoa Kỳ (Oa-sinh-tơn) - United States (Washington)

83.

Hôn-đu-rát (Tơ-gu-xi-ga-pa) - Honduras (Tegucigalpa)

84.

Hung-ga-ri (Bu-đa-pét) - Hungari (Budapest)

85.

Hy Lạp (A-ten) - Greece (Athens)

86.

In-đô-nê-xi-a (Gia-các-ta) - Indonesia (Jakarta)

87.

I-ran (Tê-hê-ran) - Iran (Tehran)

88.

I-rắc (Bát-đa) - Iraq (Baghdad)

89.

I-xra-en (Ten A-víp) - Israel (Tel Aviv)

90.

I-ta-li-a (Rô-ma) - Italy (Rome)

91.

Ki-rơ-gi-xtan (Bis-kếch) - Kyrgyzstan (Bishkek)

92.

Kê-ni-a (Nai-rô-bi) - Kenya (Nairobi)

93.

Ki-ri-ba-ti (Ta-ra-oa) - Kiribati (Tarawa)

94.

Lào (Viêng Chăn) - Laos (Vientiane)

95.

Lát-vi-a (Ri-ga) - Latvia (Riga)

96.

Lê-xô-thô (Ma-xê-ru) - Lesotho (Maseru)

97.

Li-băng (Bây-rút) - Lebanon (Bayrut)

98.

Li-bê-ri-a (Mô-rô-vi-a) - Liberia (Monrovia)

99.

Li-bi (Tơ-ri-pô-li) - Libya (Tripoli)

100.

Lích-ten-xtanh (Va-đu-dơ) - Liechtenstein (Vaduz)

101.

Lít-va (Vin-ni-út) - Lithuania (Vilnius)

102.

Lúc-xăm-bua (Lúc-xăm-bua) - Luxembourg (Luxembourg)

103.

Mác-san (Ma-du-rô) - Marshall Islands (Majuro)

104.

Ma-đa-ga-xca (An-ta-na-na-ri-vô) - Madagascar (Antananarivo)

105.

Ma-la-uy (Li-ông-uê) - Malawi (Lilongwe)

106.

Ma-lai-xi-a (Cu-a-la Lăm-pơ) - Malaysia (Kuala Lumpur)

107.

Ma-li (Ba-ma-cô) - Mali (Bamako)

108.

Man-đi-vơ (Ma-lê) - Maldives (Male)

109.

Man-ta (Va-lét-ta) - Malta (Valletta)

110.

Ma-rốc (Ra-bát) - Morocco (Rabat)

111.

Ma-xê-đô-ni-a (Xcô-pi-ê) - Macedonia (Skopie)

112.

Mê-hi-cô (Mê-hi-cô Xi-ty) - Mexico (Mexico City)

113.

Mi-an-ma (I-an-gun) - Myanmar (Yangon)

114.

Mi-crô-nê-xi-a (Kô-lô-ni-a) - Micronesia (Kolonia)

115.

Mô-dăm-bích (Ma-pu-tô) - Mozambique (Maputo)

116.

Mô-na-cô (Mô-na-cô) - Monaco (Monaco)

117.

Môn-đô-va (Ki-si-nô) - Moldova (Chisinau)

118.

Mông Cổ (U-lan Ba-to) - Mongolia (Ulan Bator)

119.

Mô-ri-ta-ni (Nu-ác-sốt) - Mauritania (Nouakchott)

120.

Mô-ri-xơ (Po Lu-i) - Mauritius (Port Louis)

121.

Na Uy (Ô-xlô) - Norway (Oslo)

122.

Nam Phi (Prê-tô-ri-a) - South Africa

(Pretoria - thủ đô hành chính

Cape Town - thủ đô lập pháp

Bloemfontein - thủ đô tư pháp)

123.

Na-mi-bi-a (Vin-hớc) - Namibia (Windhoek)

124.

Na-u-ru (I-a-ren) - Nauru (Yaren)

125.

Nê-pan (Cát-man-đu) - Nepal (Kathmandu)

126.

Nga (Mát-xcơ-va) - Russia (Moscow)

127.

Nhật Bản (Tô-ki-ô) - Japan (Tokyo)

128.

Ni-ca-ra-goa (Ma-na-goa) - Nicaragua (Managua)

129.

Ni-giê (Ni-a-mây) - Niger (Niamey)

130.

Ni-giê-ri-a (A-bu-gia) - Nigeria (Abuja)

131.

Niu Di-lân (Oen-linh-tơn) - New Zealand (Wellington)

132.

Ô-man (Ma-xcát) - Oman (Masqat)

133.

Ô-xtrây-li-a (Can-bơ-rơ) - Australia (Canberra)

134.

Pa-ki-xtan (I-xla-ma-bát) - Pakistan (Islamabad)

135.

Pa-le-xtin

136.

Pa-lau (Ngơ-ru-mụt) - Palau (Ngerulmud)

137.

Pa-na-ma (Pa-na-ma) - Panama (Panama)

138.

Pa-pua Niu Ghi-nê (Po Mo-re-xbi) - Papua New Guinea (Port Moresby)

139.

Pa-ra-goay (A-xun-xi-ôn) - Paraguay (Asuncion)

140.

Pê-ru (Li-ma)- Peru (Lima)

141.

Pháp (Pa-ri) - France (Paris)

142.

Phần Lan (Hen-xin-ki) - Finland (Helsinki)

143.

Phi-di (Xu-va) - Fiji (Suva)

144.

Phi-líp-pin (Ma-ni-la) - Philippines (Manila)

145.

Pu-éc-tô Ri-cô (Xan Hoan) - Puerto Rico (San Juan)

146.

Ru-an-đa (Ki-ga-li) - Rwanda (Kigali)

147.

Ru-ma-ni (Bu-ca-rét) - Romania (Bucharest)

148.

Sát (Nơ-gia-mê-na) - Chad (N'Djamena)

149.

Séc (Pra-ha) - Czech (Prague)

150.

Séc-bi và Môn-tê-nơ-grô (Nam Tư cũ) (Bê-ô-grát)
Serbia and Montenegro (Belgrade)

151.

Síp (Ni-cô-xi-a) - Cyprus (Nicosia)

152.

Tan-da-ni-a (Đa-ét Xa-lam) - Tanzania (Dar-es-Salaam)

153.

Tát-gi-ki-xtan (Đu-san-be) - Tajikistan (Dushanbe)

154.

Tây Ban Nha (Ma-đrít) - Spain (Madrid)

155.

Tây Xa-moa (A-pi-a) - Western Samoa (Apia)

156.

Thái Lan (Băng-cốc) - Thailand (Bangkok)

157.

Thổ Nhĩ Kỳ (Ăng-ca-ra) - Turkey (Ankara)

158.

Thuỵ Điển (Xtốc-khôm) - Sweden (Stockholm)

159.

Thuỵ Sĩ (Béc-nơ) - Switzerland (Bern)

160.

Tri-ni-đát và Tô-ba-gô (Po-ốp Xpên) - Trinidad and Tobago (Port of Spain)

161.

Tô-gô (Lô-mê) - Togo (Lome)

162.

Tôn-ga (Nu-cu-a-lô-pha) - Tonga (Nuku’alofa)

163.

Triều Tiên (Bình Nhưỡng) - North Korea (P’yongyang)

164.

Trung Phi (Ban-ghi) - Central African (Bangui)

165.

Trung Quốc (Bắc Kinh) - China (Beijing)

166.

Tuốc-mê-ni-xtan (A-sơ-ga-bát) - Turkmenistan (Ashgabat)

167.

Tu-va-lu (Phu-na-phu-ti) - Tuvalu (Funafuti)

168.

Tuy-ni-di (Tuy-ni) - Tunisia (Tunis)

169.

U-crai-na (Ki-ép) - Ukraine (Kiev)

170.

U-dơ-bê-ki-xtan (Ta-xken) - Uzbekistan (Toshkent)

171.

U-gan-da (Cam-pa-la) - Uganda (Kampala)

172.

U-ru-goay (Môn-tê-vi-đê-ô) - Uruguay (Montevideo)

173.

Va-nu-a-tu (Po Vi-la) - Vanuatu (Port-Vila)

174.

Va-ti-căng (Vatican City)

175.

Vê-nê-xu-ê-la (Ca-ra-cát) - Venezuela (Caracas)

176.

Việt Nam (Hà Nội) - Vietnam (Hanoi)

177.

Xa-moa (A-pi-a) - Samoa (Apia)

178,

Xanh Cítx và Nê-vít (Bát-xê-tê-rê) - Saint Kitts and Nevis (Basseterre)

179.

Xanh Lu-xi-a (Ca-xtơ-ri) - Saint Lucia (Castries)

180.

Xan Ma-ri-nô (Xan Ma-ri-nô) - San Marino (San Marino)

181.

Xanh Vin-xen và Grê-na-đin (Kinh-xtao) - Saint Vincent and the Grenadines (Kingstown)

182.

Xao Tô-mê và Prin-xi-pê (Xao Tô-mê) - Sao Tome and Principe (Sao Tome)

183.

Xây-sen (Vích-to-ri-a) - Seychelles (Victoria)

184.

Xê-nê-gan (Đa-ca) - Senegal (Dakar)

185.

Xi-ê-ra Lê-ôn (Phri-tao) - Sierra Leone (Freetown)

186.

Xin-ga-po (Xin-ga-po) - Singapore (Singapore)

187.

Xlô-va-ki-a (Bra-xin-ti-xla-va) - Slovakia (Bratislava)

188.

Xlô-vê-ni-a (Liu-bli-an-na) - Slovenia (Ljubljana)

189.

Xoa-di-len (Mơ-ba-ban) - Swaziland (Mbabane)

190.

Xô-lô-môn (Hô-ni-a-ra) - Solomon (Honiara)

191.

Xô-ma-li (Mô-ga-đi-su) - Somalia (Mogadishu)

192.

Xri Lan-ca (Cô-lôm-bô) - Sri Lanka (Colombo)

193.

Xu-đăng (Khắc-tum) - Sudan (Khartum)

194.

Xu-ri-nam (Pa-ra-ma-ri-bô) - Suriname (Paramaribo)

195.

Xy-ri (Đa-mát) - Syria (Damascus)

196.

Y-ê-men (Xa-na) - Yemen (San’a’)

 



[1] Xem thêm tại Phụ lục 1 - Tên các tỉnh, thành phố trong cả nước.

[2] Xem thêm tại Phụ lục 2 - Tên các dân tộc của Việt Nam.

[3] Xem thêm Phụ lục 3: Tên nước và Thủ đô các nước trên thế giới.

[4] Nguồn: Tổng cục Thống kê, Từ điển Tiếng Việt, cổng thông tin điện tử các tỉnh ủy, thành ủy.

[5] Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

[6] Phục hồi độc lập ngày 20/5/2002.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành

  • Số hiệu: 4148-QĐ/VPTW
  • Loại văn bản: Quy định
  • Ngày ban hành: 27/09/2019
  • Nơi ban hành: Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương
  • Người ký: Nguyễn Văn Nên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản