UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1310/THKH | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1991 |
Để nâng cao hiệu quả đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là công trình), cần thực hiện nguyên tắc tạo sự bình đẳng về cơ hội, lựa chọn đùng người và cơ quan chủ trì thực hiện công trình, cấp kinh phí có mục tiêu cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tiến tới không cấp kinh phí theo tổ chức và biên chế nhằm thu hút được nhiều chuyên gia các ngành khoa học và công nghệ quan tâm đến công trình, rút ngắn chu trình khoa học - công nghệ - sản xuất, Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trương và quy định tuyển chọn cán bộ khoa học và kỹ thuật, cơ quan chủ trì thực hiện công trình như sau:
1.1. công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Nhà nước là các Đề tài nghiên cứu khoa học ((R), các Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D) (sau đây đều gọi tắt là Đề tài), các Dự án sản xuất thử - thử nghiệm (P) (sau đây gọi tắt là Dự án) cấp Nhà nước, hoặc các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp Nhà nước.
1.2. Theo quyết định số 246-CP ngày 8-8-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt Danh mục các công trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 19911-1995 và Thông tư số 1060/THKH ngày 1-10-1991 của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước về tổ chức, xây dựng, quản lý thực hiện các công trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, sau khi Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước đã quyết định Danh mục các Đề tài và các Dự án thuộc cct khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, mọi Đề tài/Dự án đều được tổ chức để tuyển chọn các Chủ nhiệm Đề tài/Dự án và Cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án theo sự chỉ đạo của Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp Nhà nước khác cũng được tổ chức để tuyển chọn như vậy.
1.3. Việc thực hiện các Đề tài/Dự án được tiến hành theo phương thức ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và được tổ chức, quản lý theo Thông tư số 1060/THKH.
II. THÔNG BÁO VÀ ĐĂNG KÝ XIN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH
2.1. Uỷ ban khoa học Nhà nước thông báo Danh mục các công trình cần thực hiện đến các cơ quan khoa học, các trường đại học, xí nghiệp..., các cán bộ khoa học và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là người - cơ quan dự tuyển chọn) thuộc lĩnh vực có liên quan biết để đăng ký xin chủ trì thực hiện.
2.2. cơ quan dự tuyển chọn phải có tư cách pháp nhân. Nếu muốn xin chủ trì thực hiện công trình, cơ quan dự tuyển chọn cần căn cứ vào năng lực, tiềm lực khoa học và công nghệ hiện có của mình, khả năng hợp tác... gửi đơn đăng ký (Biểu 12 - KHCN) đến Uỷ ban khoa học Nhà nước (qua Vụ Quản lý chuyên ngành và Vụ Tổng hợp - Kế hoạch) và Chủ nhiệm chương trình có Đề tài/Dự án trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thông báo. Đồng thời cần chuẩn bị các Thuyết minh Đề tài/Dự án (Biểu 01-KHCN, 02-KHCN, 03-KHCN) để bảo vệ trước Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước. Thuyết minh Đề tài/Dự án cần gửi đến Uỷ ban khoa học Nhà nước (qua Vụ Quản lý chuyên ngành) và Chủ nhiệm chương trình chậm nhất là 3 ngày trước khi bảo vệ tại Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
2.3. người dự tuyển chọn làm Chủ nhiệm Đề tài/Dự án phải là cán bộ khoa học và kỹ thuật thuộc chuyên ngành tương ứng hoặc hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn đó, và có thể là thành viên của Ban chủ nhiệm chương trình, có thể không phải là người của cơ quan dự tuyển chọn làm cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án (nhưng cần có sự trao đổi và thống nhất với nhau bằng văn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Đề tài/Dự án).
2.4. Đơn đăng ký và Thuyết minh cần gửi đến đúng thời hạn quy định. Cơ quan chức năng và Chủ nhiệm chương trình nhận Thuyết minh Đề tài/Dự án có trách nhiệm ký nhận và cất giữ an toàn, không được làm tiết lộ nội dung của Thuyết minh cho người không có trách nhiệm biết để đảm bảo việc tuyển chọn tiến hành nghiêm túc, khách quan và có kết quả.
3.1. Nguyên tắc tổ chức tuyển chọn
- Mỗi Đề tài/Dự án, nếu có từ 2 người - cơ quan dự tuyển chọn trở lên, đã làm đầy đủ thủ tục quy định, đều được đưa ra xem xét để tuyển chọn người - cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án tại Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ nhiệm Chương trình tương ứng và Vụ trưởng Vụ Quản lý chuyên ngành.
Hội đồng có chức năng tư vấn cho Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Chủ nhiệm Chương trình lựa chọn Chủ nhiệm Đề tài/Dự án và cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án. Hội đồng gồm 7-11 thành viên là các cán bộ khoa học và kỹ thuật có uy tín, đúng chuyên ngành, và một số cán bộ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, kế hoạch, tài chính..., nhưng số cán bộ quản lý này chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng. Hội đồng có một thư ký giúp việc.
- Chủ nhiệm Chương trình tổ chức tuyển chọn Chủ nhiệm Đề tài và Cơ quan chủ trì Đề tài theo sự chỉ đạo của Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
- Uỷ ban Khoa học Nhà nước tổ chức tuyển chọn Chủ nhiệm Dự án và Cơ quan chủ trì Dự án.
3.2. Trình tự làm việc của Hội đồng
- Thư ký Hội đồng báo cáo nội dung và mục tiêu của Đề tài/Dự án, các đơn đăng ký và tính hợp lệ của những người - cơ quan dự tuyển chọn.
- Người - cơ quan dự tuyển chọn trình bày và bảo vệ Thuyết minh Đề tài/Dự án đã chuẩn bị của mình trước Hội đồng.
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ thảo luận và bỏ phiếu để tuyển chọn người - cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án. Sau khi đã nghe từng người - cơ quan dự tuyển chọn trình bày và đối thoại cần thiết với Hội đồng, Hội đồng có thể thảo luận riêng, sau đó bỏ phiếu bằng cách chấm điểm từng người - cơ quan dự tuyển chọn theo từng Đề tài/Dự án để đánh giá và tuyển chọn. Thư ký Hội đồng không tham gia bỏ phiếu nếu không phải là thành viên Hội đồng. người và các cán bộ của cơ quan dự tuyển chọn không được tham gia Hội đồng. người - cơ quan được chọn để chủ trì thực hiện Đề tài/Dự án là người - cơ quan đạt tổng số điểm cao nhất.
- Sau khi thư ký tổng hợp kết quả, Chủ tịch Hội đồng tuyên bố số điểm và kết luận.
- Nội dung và quá trình làm việc của Hội đồng phải được ghi vào biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Biên bản này gửi ngay cho Uỷ ban Khoa học Nhà nước (qua Vụ Quản lý chuyên ngành) kèm theo các hồ sơ có liên quan.
- Những Đề tài/Dự án chỉ có 1 người - cơ quan dự tuyển chọn cũng phải tiến hành bảo vệ, xem xét và đánh giá tại Hội đồng.
3.3. Sau khi những người - cơ quan dự tuyển chọn đã được đánh giá tại Hội đồng, căn cứ vào kết luận của Hội đồng và đề nghị của Chủ nhiệm chương trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước sẽ xem xét và quyết định Chủ nhiệm Đề tài/Dự án và cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án.
3.4. Chủ nhiệm Đề tài/Dự án có trách nhiệm hoàn thiện và xây dựng chính thức ngay Thuyết minh Đề tài/Dự án, góp phần tích cực vào việc xây dựng chính thức Thuyết minh tổng quát của chương trình để có thể nhanh chóng ký kết hợp đồng thực hiện Đề tài/Dự án.
3.5. Kèm theo quy định này là các Phụ lục về mẫu Đơn đăng ký xin chủ trì thực hiện công trình khoa học và công nghệ, Phiếu đánh giá kết quả bảo vệ Thuyết minh Đề tài/Dự án, Biên bản họp Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá kết quả bảo vệ Đề tài/Dự án để tuyển chọn Chủ nhiệm Đề tài/Dự án và cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
| Đặng Hữu (Đã ký) |
Quy định 1310/THKH năm 1991 về tuyển chọn cán bộ khoa học và kỹ thuật, cơ quan chủ trì thực hiện công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Nhà nước do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1310/THKH
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 20/11/1991
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: Đặng Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/1991
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực