Hệ thống pháp luật

QCVN 90:2015/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY ĐIỆN

National technical regulation on motor used for electric motorcycles, mopeds

Lời nói đầu

QCVN 90:2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 82/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2015.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY ĐIỆN

National technical regulation on motor used for electric motorcycles, mopeds

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô và xe gắn máy điện (sau đây gọi tắt là động cơ điện).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ;

1.2.2. Các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy điện;

1.2.3. Các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Yêu cầu chung

2.1.1.1. Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn này.

2.1.1.2. Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc.

2.1.1.3. Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.

2.1.2. Điện áp danh định của động cơ điện phải là bội số nguyên của 12 V.

2.1.3. Công suất động cơ điện

Khi thử theo 2.2.3, công suất lớn nhất phải phù hợp với đăng ký. Sai số cho phép ± 5% so với giá trị đăng ký.

2.1.4. Hiệu suất của động cơ điện

Khi thử theo 2.2.3, trong điều kiện làm việc với mô men xoắn bằng 50% và 160% giá trị mô men xoắn danh định thì hiệu suất của động cơ điện lần lượt không được nhỏ hơn 75% và 70%.

2.1.5 Khả năng chịu quá tải

Sau khi thử theo 2.2.4, động cơ điện không được có biến dạng cơ học có thể nhìn thấy được và phải hoạt động bình thường.

2.1.6. Khả năng vận hành vượt tốc

Khi thử theo 2.2.5, động cơ điện không được có biến dạng cơ học có thể nhìn thấy được và phát ra âm thanh khác lạ,

2.1.7. Cách điện

2.1.7.1. Sau khi thử theo 2.2.6.1, động cơ điện phải hoạt động bình thường.

2.1.7.2. Điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ của động cơ điện

Khi thử theo 2.2.6.2, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện không được nhỏ hơn 100 MΩ.

2.1.8. Độ tăng nhiệt

Khi thử theo 2.2.7, độ tăng nhiệt của cuộn dây (∆t) không được lớn hơn 65 °C và của vỏ động cơ điện không được lớn hơn 60 °C,

2.1.9. Khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện

Khi thử theo 2.2.8, động cơ điện phải được bảo vệ chống lại tác động của tia nước và sự xâm nhập của các vật rắn từ bên ngoài có đường kính lớn hơn 1 mm.

2.1.10. Độ dơ hướng trục

Khi thử theo 2.2.9, khe hở hướng trục của trục động cơ điện không được lớn hơn 0,3 mm.

2.1.11. Độ đảo hướng kính

Khi thử theo 2.2.10, độ đảo hướng kính của trục động cơ điện không được lớn hơn giá trị quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Độ đảo hướng kính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn quốc gia QCVN 90:2015/BGTVT về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện

  • Số hiệu: QCVN90:2015/BGTVT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/12/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản