Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SỬA ĐỔI 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XE ĐẠP ĐIỆN
National Technical Regulation on Electric Bicycles
Lời nói đầu
Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 68:2013/BGTVT.
Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2015.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XE ĐẠP ĐIỆN
National Technical Regulation on Electric Bicycles
1. Bổ sung, sửa đổi mục 1.3 như sau:
“1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Xe đạp điện - Electric bicydes hoặc E-bike (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.
1.3.2. Xe vận hành bằng động cơ điện: là loại Xe vận hành được bằng động cơ điện mà không cần sử dụng cơ cấu đạp chân.
1.3.3. Xe trợ lực điện: là loại Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện. Khi dừng đạp chân thì động cơ điện cũng dừng hoạt động.
“1.4. Dấu hiệu phân loại
Để nhận biết, phân loại nhanh xe đạp điện bằng mắt thường, cần căn cứ các đặc điểm sau:
a) Có bàn đạp;
b) Xe phải vận hành được bằng cách sử dụng cơ cấu đạp chân (có hệ thống, cơ cấu dẫn động lực từ bàn đạp đến bánh xe).
Các đặc điểm để nhận biết, phân loại nhanh xe đạp điện bằng mắt thường nêu trên chỉ sử dụng cho mục đích nhận biết, phân loại nhanh các Xe lưu thông trên thị trường, lưu thông trên đường; không áp dụng trong kiểm tra, chứng nhận Xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Các loại xe điện hai bánh không có các đặc điểm nêu tại điểm a, b nói trên sẽ thuộc loại mô tô điện hoặc xe máy điện.”
“1.5. Tài liệu viện dẫn
- QCVN 75:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện.
- QCVN 76:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện.”
4. Bổ sung mục 2.1.1.7 như sau:
“2.1.1.7. Chỗ ngồi và chỗ để chân cho người đi cùng phải được lắp đặt chắc chắn và thoải mái cho người ngồi. Chiều dài khả dụng của yên xe cho mỗi vị trí người ngồi phải không nhỏ hơn 200 mm và không lớn hơn 350 mm. Tâm vị trí ngồi của người điều khiển (điểm H) phải nằm phía sau mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục giữa (trục lắp đùi bàn đạp) của Xe (mặt phẳng F).
Vị trí điểm H được xác định qua LH như sau:
+ LH = 1/2 LY đối với Xe có yên rời (minh họa tại Hình 1 a);
+ LH = 1/4 LY đối với Xe có yên liền (minh họa tại Hình 1 b).
Trong đó LH là khoảng cách từ điểm đầu của yên xe tới điểm H. Lvlà chiều dài khả dụng của yên xe.
Hình 1 - Tâm vị trí ngồi của người điều khiển (điểm H).”
5. Bổ sung mục 2.1.1.8 như sau:
“2.1.1.8. Khung xe phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chắc chắn, không có vết rạn nứt, phải được sơn phủ và lớp sơn của khung xe phải bám chắc, không phồng rộp, bong tróc;
- Khung xe phải có đóng số khung. Số khung phải được đóng tại vị trí dễ quan sát và khó bị phá hủy bởi tác động bên ngoài; các ký tự của số khung phải rõ ràng, không được đục sửa, tẩy xóa; nội dung số khung phải theo quy định của nhà sản xuất.”
6. Bổ sung, sửa đổi mục 2.1.3 như sau:
“2.1.3. Động cơ điện của xe
2.1.3.1. Động cơ sử dụng trên Xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 75:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện (không áp dụng đối với xe nhập khẩu).
2.1.3.2. Công suất động cơ điện của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 250 W.
2.1.3.3. Điện áp danh định của động cơ không được lớn hơn 48 V.
2.1.3.4. Bề mặt động cơ không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không bong tróc, bộ phậ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7450:2004 về Xe đạp điện - Động cơ điện - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7449:2004 về Xe đạp điện - Ắc quy chì axit
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7448:2004 về Xe đạp điện - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Thông tư 66/2015/TT-BGTVT ban hành sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7450:2004 về Xe đạp điện - Động cơ điện - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7449:2004 về Xe đạp điện - Ắc quy chì axit
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7448:2004 về Xe đạp điện - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 75:2014/BGTVT về Động cơ sử dụng cho xe đạp điện
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 76:2014/BGTVT về Ắc quy sử dụng cho xe đạp điện
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT/SĐ1:2015 về Xe đạp điện
- Số hiệu: QCVN68:2013/BGTVT/SĐ1:2015
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 06/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra