Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI BÙN THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC
National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process
Lời nói đầu
QCVN 50:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước biên soạn, được xây dựng dựa trên QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI BÙN THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC
National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại của các thông số (trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp (sau đây gọi chung là quá trình xử lý nước), làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.
Áp dụng đối với các loại bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước, có tên tương ứng trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bùn thải từ quá trình xử lý nước.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước là hỗn hợp các chất rắn, được tách, lắng, tích tụ và thải ra từ quá trình xử lý nước.
1.3.2. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần triệu (ppm) của thông số trong bùn thải theo khối lượng.
1.3.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng nguy hại của bùn thải tính theo hàm lượng tuyệt đối.
1.3.4. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) là giá trị dùng để tính toán ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) theo công thức (1).
1.3.5. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của thông số trong dung dịch sau khi phân tích mẫu bùn thải bằng phương pháp ngâm chiết. Ctc là ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải tính theo nồng độ ngâm chiết.
1.3.6. Số CAS là mã số của hóa chất theo Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ (Chemical Abstracts Service).
2.1. Nguyên tắc chung
Việc xác định một dòng bùn thải là chất thải nguy hại hay không phải căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải. Nếu kết quả phân tích mẫu của dòng bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là chất thải nguy hại.
2.2. Phân định bùn thải
Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0;
b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại Bảng 1 có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc.
2.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc
Giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:
(1)
Trong đó:
+ H (ppm) là giá trị Hàm lượng tuyệt đối cơ sở được quy định trong Bảng 1;
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7629:2007 về ngưỡng chất thải nguy hại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 về chất thải nguy hại - phân loại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2020/BTNMT về Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
- 1Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 32/2013/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7629:2007 về ngưỡng chất thải nguy hại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-13:2000 (ISO 5667-13 : 1997) về chất lượng nước - lấy mẫu - phần 13 - hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 về chất thải nguy hại - phân loại do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15: 1999) về chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9239:2012 về Chất thải rắn - Quy trình chiết độc tính
- 10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2020/BTNMT về Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: QCVN50:2013/BTNMT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 25/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra