Lời nói đầu
QCVN 39:2020/BGTVT, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2011/BGTVT “Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam” ban hành theo Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
National technical regulation on Vietnam Inland Navigation Aids
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt trên các tuyến đường thủy nội địa Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết kế, chế tạo, đầu tư,xây dựng, quản lý, khai thác báo hiệu đường thủy nội địa và các công tác khác có liên quan đến báo hiệu đường thủy nội địa tại Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Báo hiệu đường thủy nội địa(sau đây gọi là báo hiệu)là thiết bị hoặc công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thiết lập và vận hành trên mặt nước, thành cầu, thiết bị, phương tiện hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông thủy và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của luồng chạy tàu, tàu thuyền và đi lại an toàn, hiệu quả.
1.3.2. Tầm nhìn của báo hiệu là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được báo hiệu hay nguồn sáng từ báo hiệu trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.
1.3.3. Báo hiệu nổi là loại báo hiệu được thiết kế để nổi trên mặt nước và được neo hoặc buộc ở một vị trí nào đó.
1.3.4. Đăng tiêu là báo hiệu được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng đường thủy, báo vật chướng ngại nguy hiểm, bãi cạn hay một vị trí đặc biệt nào đó.
1.3.5. Chập tiêu là báo hiệu gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng để tạo thành một hướng ngắm cố định.
1.3.51. Trục của chập tiêu là giao tuyến giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua chập tiêu với bề mặt trái đất.
1.3.5.2. Tiêu sau của chập tiêu là tiêu xa nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.
1.3.5.3. Tiêu trước của chập tiêu là tiêu gần nhất dọc theo trục của chập tiêu, tính từ người quan sát ở trong vùng định hướng của chập tiêu.
1.3.5.4. Vùng định hướng của chập tiêu là vùng nằm trên trục của chập tiêu mà tại đó người sử dụng nhận biết được hướng đi an toàn.
1.3.6. Báo hiệu AIS (Automatic Identification System) là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn đường thủy nội địa tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, hoạt động trên các dải tần số VHF đường thủy nội địa.
1.3.7. Báo hiệu âm thanh là loại báo hiệu cung cấp thông tin bằng tín hiệu âm thanh, bao gồm còi báo hiệu và các loại tín hiệu âm thanh khác.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 08/2020/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2011/BGTVT về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2010/BGTVT về báo hiệu hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2015/BGTVT về Báo hiệu hàng hải
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT về Báo hiệu đường thủy nội địa
- Số hiệu: QCVN39:2020/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 17/04/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết