Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KÍNH AN TOÀN CỦA XE Ô TÔ
National technical regulation on Safety glazing equipped on vehicle
Lời nói đầu
QCVN 32: 2011/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 57/2011/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2011.
QCVN 32: 2011/BGTVT được biên soạn trên cơ sở TCVN 6758: 2000 và quy định ECE 43 Revision 2.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KÍNH AN TOÀN CỦA XE Ô TÔ
National technical regulation on Safety glazing equipped on vehicle
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
+ Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính an toàn được sử dụng làm kính chắn gió, các loại kính cửa của xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
+ Quy chuẩn này không áp dụng cho các loại kính sử dụng trên các loại đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và các bảng đồng hồ, các loại kính chống đạn, kính bảo vệ, và vật liệu khác với kính.
+ Quy chuẩn này không áp dụng đối với cửa sổ kép.
1.2. Giải thích từ ngữ
Quy chuẩn này áp dụng các từ ngữ được hiểu như sau:
1.2.1. Kính độ bền cao (Toughened-glass pane): là loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.
1.2.2. Kính nhiều lớp (Laminated-glass pane): là loại kính có 2 hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp trung gian bằng vật liệu dẻo. Kính nhiều lớp có hai loại dưới đây:
1.2.2.1. Kính nhiều lớp thông thường (Ordinary): là loại kính không có lớp kính nào của nó được xử lý.
1.2.2.2. Kính nhiều lớp được xử lý (Treated): là loại kính có ít nhất 1 lớp kính của nó được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh của kính sau khi va đập.
1.2.3. Kính an toàn phủ vật liệu dẻo (Safety-glass pane faced with plastics material): loại kính như loại kính nêu tại 1.2.1 hoặc 1.2.2 có phủ một lớp vật liệu dẻo trên bề mặt phía trong xe khi kính được lắp trên xe (sau đây gọi tắt là bề mặt phía trong, ngược lại được gọi là bề mặt phía ngoài).
1.2.4. Kính thủy tinh - vật liệu dẻo (Glass- plastics pane): loại kính nhiều lớp, trong đó có 1 lớp kính và 1 hay nhiều lớp vật liệu dẻo và ít nhất một lớp vật liệu dẻo này phải làm việc như lớp trung gian. Một (hoặc nhiều) lớp vật liệu dẻo là bề mặt phía trong.
1.2.5. Kính vật liệu dẻo (Plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu mà thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều chất hữu cơ trùng hợp có phân tử lượng lớn, nó ở dạng rắn khi sử dụng và có thể định dạng được tại một số giai đoạn trong quy trình sản xuất.
1.2.5.1. Kính vật liệu dẻo không thể uốn (Rigid plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu dẻo không bị uốn quá 50 mm theo phương thẳng đứng trong phép thử uốn.
1.2.5.2. Kính vật liệu dẻo có thể uốn (Flexible plastic glazing) là loại kính làm bằng vật liệu dẻo bị uốn quá 50 mm theo phương thẳng đứng trong phép thử uốn.
1.2.6. Cửa sổ kép (Double window): cửa sổ có lắp 2 kính riêng biệt nhau trên cùng một ô cửa của xe.
1.2.7. Kính kép (Double-glazed unit): khối gồm 2 tấm kính được lắp ráp cố định với nhau ở nhà máy và cách nhau một khe hở đồng nhất.
1.2.7.1. Kính kép đối xứng (Symmetrical double-glazing): kính kép với 2 tấm kính của nó là cùng loại (ví dụ cùng độ bền cao, cùng là loại nhiều lớp) và có cùng đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ.
1.2.7.2. Kính kép không đối xứng (Asymmetrical double-glazing): kính kép với 2 tấm kính của nó là khác loại (ví dụ không cùng độ bền cao, không cùng là loại nhiều lớp) hoặc có đặc tính chủ yếu và/hoặc đặc tính phụ khác nha
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN321:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ -hệ thống chống ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió của ô tô con- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 322:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ -hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió của ô tô con- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử
- 4Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT về thiết bị giám sát hành trình của ô tô
- 5Quy chuẩn quốc gia QCVN 86:2015/BGTVT về Khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
- 1Thông tư 57/2011/TT-BGTVT 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng của xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN321:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ -hệ thống chống ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió của ô tô con- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 322:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ -hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió của ô tô con- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6919:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - thiết bị phanh của xe cơ giới, moóc, bán moóc - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6758:2000 về phương tiện giao thông đường bộ - kính an toàn và vật liệu kính an toàn - yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử
- 7Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT về thiết bị giám sát hành trình của ô tô
- 8Quy chuẩn quốc gia QCVN 86:2015/BGTVT về Khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2017/BGTVT về Kính an toàn của xe ô tô
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2011/BGTVT về Kính an toàn của xe ô tô
- Số hiệu: QCVN32:2011/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 17/11/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra