Hệ thống pháp luật

QCVN 09: 2012/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ

National technical regulation on safe work of Hand-held motor- operated electric tools

Lời nói đầu

QCVN 09: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Cục An toàn lao động biên soạn và trình duyệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2012, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ

National technical regulation on safe work of Hand-held motor- operated electric tools

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ điện hoặc truyền động bằng nam châm, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với dụng cụ điện cầm tay một pha xoay chiều hoặc một chiều và 440 V đối với dụng cụ điện cầm tay ba pha xoay chiều (sau đây gọi tắt là dụng cụ điện cầm tay).

Dụng cụ điện cầm tay, có thể được lắp đặt trên giá đỡ hoặc chân đế để sử dụng như dụng cụ cố định mà không có bất kỳ thay đổi nào của chính dụng cụ đó cũng thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này.

Quy chuẩn này không áp dụng cho:

- Dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt như có chứa chất dễ cháy, nổ (bụi, hơi hoặc khí);

- Dụng cụ điện cầm tay sử dụng để sơ chế và chế biến thực phẩm;

- Dụng cụ điện cầm tay dùng cho mục đích y tế;

- Dụng cụ gia nhiệt được đề cập trong TCVN 5699-2-45 (IEC 60335-2-45).

Dụng cụ điện cầm tay được thiết kế để sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn này, còn phải có các yêu cầu bổ sung của cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động khi sử dụng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay (sau đây gọi tắt là người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng và người sử dụng dụng cụ điện cầm tay).

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7996-1:2009 (IEC 60745-1:2006) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ - An toàn - Yêu cầu chung và bộ TCVN 7996-2 (IEC 60745-2).

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Các dụng cụ điện cầm tay thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật an toàn đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ tại TCVN 7996-1: 2009 (IEC 60745-1: 2006).

2.2. Đối với mỗi loại dụng cụ điện cầm tay đặc thù, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn cho dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ nói trên còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật an toàn cho từng loại dụng cụ điện cầm tay (nếu có) tại bộ TCVN 7996 Phần 2 (IEC 60745-2).

2.3. Trong trường hợp các TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng dụng cụ điện cầm tay.

3.1. Quy định đảm bảo an toàn đối với các dụng cụ điện cầm tay trong sản xuất và nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường.

Người sản xuất, nhập khẩu dụng cụ điện c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: QCVN09:2012/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 24/12/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản