- 1Luật Công an nhân dân 2005
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Quyết định 76/2007/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 148/1999/TTLT-BTC-BCA về quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong môt số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính-Bộ Công An ban hành
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1527/QCPH/TCT-TCCS | Hà Nội, ngày 31 tháng10 năm 2007 |
Căn cứ các quy định của pháp luật về thuế;
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11, ngày 12/12/2005;
Căn cứ vào Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1438/QĐ-BCA ngày 14/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Bộ Công an quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Tổng cục Cảnh sát ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 148/1999/TTLT/BTC-BCA ngày 20/12/1999 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công an về quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh trật tự cho một số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính;
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, Tổng cục Cảnh sát trực thuộc Bộ Công an và Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế.
1. Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an (sau đây gọi chung là hai lực lượng) tăng cường các hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, in ấn, mua bán và sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng, chây ỳ không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước và các tội phạm khác về thuế (sau đây gọi chung là các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu phạm tội ).
2. Hoạt động phối hợp phải được thống nhất từ Trung ương đến Địa phương trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định cho từng lực lượng, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu phạm tội. Nghiêm cấm việc lợi dụng quy chế này để làm trái quy định của pháp luật và làm ảnh hưởng đến uy tín của mỗi lực lượng.
3. Hoạt động phối hợp phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của mỗi lực lượng. Khi phối hợp thực hiện một công việc cụ thể phải có kế hoạch được lãnh đạo có thẩm quyền của hai lực lượng phê duyệt. Những vướng mắc phát sinh trong khi triển khai phải được bàn bạc, giải quyết kịp thời. Trong trường hợp không thống nhất phương hướng giải quyết thì báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp của hai lực lượng xem xét quyết định.
Trao đổi thông tin, tài liệu.
1.1. Hai lực lượng thường xuyên trao đổi những chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về lĩnh vực thuế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi lực lượng liên quan đến công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu phạm tội.
1.2. Cơ quan thuế cung cấp thông tin theo đề nghị của cơ quan công an về hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp:
- Trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế;
- Chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn, không thực hiện các hình thức xử phạt và các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế;
- Tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bỏ trốn, mất tích khỏi trụ sở kinh doanh;
- Mua, bán, sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp, làm mất hoá đơn, vi phạm pháp luật về thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế;
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân khác.
1.3. Lực lượng Cảnh sát có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin theo đề nghị của cơ quan thuế về:
- Thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm;
- Cung cấp thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh, thường trú, tạm trú, tạm vắng;
- Thông tin về hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông của tổ chức, cá nhân có vi phạm về thuế.
1.4. Khi nhận được đơn, thư tố giác về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, hai lực lượng tiến hành xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp để kịp thời chống gian lận về thuế, thu hồi ngay số tiền thuế bị chiếm đoạt, đồng thời chuyển giao hồ sơ cho lực lượng cảnh sát tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phối hợp hoạt động.
2.1. Trong từng trường hợp cụ thể khi được đề nghị, mỗi lực lượng có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đoàn điều tra, thanh tra, kiểm tra những vụ, việc vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm và có tính chất phức tạp, phạm vi liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương.
2.2. Khi lực lượng cảnh sát có công văn yêu cầu cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến các vụ việc cụ thể về thuế phục vụ công tác điều tra, xác minh, ngành thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.
Cơ quan thuế cung cấp mẫu các loại ấn chỉ do ngành thuế phát hành và hoá đơn do doanh nghiệp đăng ký tự in được cơ quan thuế đồng ý để lực lượng cảnh sát nghiên cứu phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi làm giả cũng như công tác điều tra, xử lý vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế.
2.3. Trong quá trình xử lý vi phạm về thuế, nếu xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền của cơ quan thuế phải cung cấp hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
2.4. Các vụ việc vi phạm pháp luật thuế do lực lượng cảnh sát chuyển giao cho ngành thuế để xử lý hành chính, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra làm rõ mức độ vi phạm về thuế và xử lý theo thẩm quyền, sau đó thông báo kết quả xử lý bằng văn bản cho lực lượng cảnh sát nơi đơn vị chuyển giao hồ sơ vụ việc được biết.
2.5. Trường hợp hồ sơ vụ vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm được cơ quan thuế chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì người có trách nhiệm và đơn vị có thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra phải nhanh chóng nghiên cứu, điều tra xác minh nếu xét thấy hành vi vi phạm phạm pháp luật không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự cơ quan cảnh sát điều tra phải chuyển quyết định cho cơ quan thuế kèm theo hồ sơ vụ việc vi phạm để cơ quan thuế xử lý theo thẩm quyền. Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan công an chuyển sang và xử lý theo đúng quy định. Khi nhận hồ sơ phải có biên bản giao nhận.
2.6. Trường hợp các đối tượng vi phạm pháp luật về thuế đã bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra; hoặc có kết luận điều tra đề nghị Viện Kiểm sát truy tố trước pháp luật, nhưng sau đó Viện Kiểm sát lại có quyết định đình chỉ điều tra thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan cảnh sát điều tra phải chuyển quyết định kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan thuế để xử lý theo thẩm quyền. Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan công an chuyển sang và xử lý theo đúng quy định. Khi nhận hồ sơ phải có biên bản giao nhận.
2.7. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2.8. Lực lượng Cảnh sát có trách nhiệm giám định các hành vi làm giả con dấu, chữ viết, chữ ký trên biên lai, hoá đơn, ấn chỉ thuế và các giấy tờ có giá giả khác theo đề nghị của cơ quan thuế.
Những quan hệ phối hợp khác.
3.1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện cán bộ, chiến sỹ hoặc công chức của mỗi lực lượng có dấu hiệu, hành vi tiêu cực hoặc vi phạm pháp luật thì đơn vị phát hiện thông báo kịp thời cho lãnh đạo trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ, công chức phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo yêu cầu bí mật của công tác để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giáo dục, quản lý và xử lý vi phạm.
3.2. Hai lực lượng có trách nhiệm thường xuyên hỗ trợ, phối hợp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về thuế nói riêng; đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thuế.
3.3. Hai lực lượng có thể cử cán bộ, chiến sĩ, công chức có trình độ chuyên môn cao để nghiên cứu giúp đỡ... về một việc cụ thể; hỗ trợ về kinh phí, hoặc trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu phạm tội.
3.4. Hai lực lượng phải thường xuyên phối kết hợp có hiệu quả trong việc tuyên truyền phòng chống tội phạm về lĩnh vực thuế trong cộng đồng dân cư và công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
1. Giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Tổng cục Cảnh sát và Ban Thanh tra - Tổng cục Thuế giúp lãnh đạo hai Tổng cục tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Định kỳ 6 tháng ở cấp Tổng cục và 3 tháng ở cơ quan thuế, cơ quan cảnh sát cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 1 tháng ở cấp quận huyện tổ chức giao ban, đánh giá kết quả phối hợp, kiến nghị kịp thời những vướng mắc phát sinh, đồng thời đề ra kế hoạch phối hợp tiếp theo.
3. Trường hợp đột xuất lãnh đạo cơ quan Cảnh sát và cơ quan Thuế các cấp có thể tổ chức kiểm tra, trao đổi rút kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế, những tổ chức, cá nhân có thành tích được khen thưởng, nếu vi phạm thì bị xử lý kỷ luật.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quy chế phối hợp số 2122/QCPH/TCCS-TCT ngày 26/8/2003 của Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thuế. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo kịp thời lãnh đạo hai Tổng cục xem xét quyết định./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị quyết 63/2013/QH13 tăng cường biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do Quốc hội ban hành
- 1Luật Công an nhân dân 2005
- 2Luật quản lý thuế 2006
- 3Quyết định 76/2007/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 148/1999/TTLT-BTC-BCA về quan hệ phối hợp công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong môt số hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính-Bộ Công An ban hành
- 5Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 63/2013/QH13 tăng cường biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do Quốc hội ban hành
Quy chế 1527/QCPH/TCT-TCCS phối hợp trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính - Bộ Công an - Tổng cục Thuế - Tổng cục Cảnh sát ban hành
- Số hiệu: 1527/QCPH/TCT-TCCS
- Loại văn bản: Quy chế
- Ngày ban hành: 31/10/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tài chính, Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Văn Ninh, Trần Văn Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực