Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/PA-UBND | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2021 |
PHƯƠNG ÁN ĐÁP ỨNG THU DUNG ĐIỀU TRỊ
“THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Thành phố Hà Nội là Thủ đô và cũng là Trung tâm Văn hóa, Giáo dục, Chính trị của cả nước với nhiều cơ quan Bộ, ngành, cơ quan ngoại giao, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn và các doanh nghiệp lớn nên có sự giao lưu lớn giữa trong và ngoài nước và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 rất cao. Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các tỉnh, thành phía Nam cho thấy, diễn biến dịch bệnh có thể bùng phát nhanh chóng với số lượng người mắc lớn. Kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy kể từ thời điểm phát sinh ca bệnh đầu tiên ngày 26/05/2021 đến thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh có 100.000 ca nhiễm sau 76 ngày và tăng lên 400.000 ca nhiễm chỉ sau 70 ngày tiếp theo.
Trong khi trên thực tế, từ ngày 11/10 đến nay, Thành phố bước vào giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ (từ ngày 11/10 - 18h00 ngày 15/11): 2.723 ca mắc (trung bình 73,59 ca/ngày), trong đó 806 ngoài cộng đồng (29,59%), 1.449 tại khu cách ly (53,21%), 447 tại khu phong tỏa (16,41%), 21 ca nhập cảnh (0,79%).
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, để chủ động đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát với số lượng người mắc lớn, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Phương án đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội để sẵn sàng thu dung điều trị người bệnh COVID-19, hạn chế tử vong, tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
- Công điện số 749/CĐ-BCĐQG ngày 26/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ”;
- Công văn số 3835/BYT-KHTC ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giường bệnh và thiết lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19;
- Quyết định số 398/QĐ-BCĐQG ngày 24/8/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 về việc phê duyệt phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 300.000 người mắc COVID-19;
- Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19;
- Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế về danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19;
- Quyết định số 1460/QĐ-BYT của Bộ Y tế về đính chính Quyết định 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế;
- Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới;
- Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19;
- Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19;
- Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31/7/2021 của Bộ Y tế về ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2;
- Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế về Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”;
- Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng;
- Công văn số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19;
- Công văn số 5838/BYT-KCB ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc đảm bảo sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng tại địa phương;
- Công văn số 7138/BYT-TB-CT ngày 27/8/2021 của Bộ Y tế về việc đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới;
- Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19.
- Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
- Công điện 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND Thành phố về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.
3. Căn cứ thực tiễn về công tác thu dung, điều trị hiện nay
Hiện tại, thành phố Hà Nội có 07 bệnh viện đang điều trị người bệnh COVID- 19 mức độ vừa, nặng, nguy kịch (1.000 giường), 02 cơ sở thu dung điều trị người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng (1.600 giường) thực hiện theo Phương án số 182/PA-UBND ngày 08/2/2021.
Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố: đến ngày 09/11/2021 các quận, huyện, thị xã đã tiêm được 6.098.466 mũi 1/6.543.328 người (đạt 93,2 % dân số trên 18 tuổi và 70,09 % tổng dân số), tiêm được 4.411.813 mũi 2 (đạt 67,4 % dân số trên 18 tuổi và 50,7 % tổng dân số).
Công tác điều trị: Theo số liệu thống kê từ ngày 11/10 đến ngày 07/11 các cơ sở điều trị của Thành phố đã tiếp nhận 919 người bệnh COVID-19. Trong đó: 217 người chưa tiêm vắc xin (23,61%) bao gồm 112 người dưới 18 tuổi (12,18%); 702 trường hợp tiêm vắc xin (chiếm 76,38%; gồm 237 người bệnh tiêm mũi 1 và 465 người bệnh tiêm đủ 2). Theo mức độ lâm sàng: 701 người bệnh không có triệu chứng (76,3%), 194 người bệnh có triệu chứng vừa (21,1%), 24 người có triệu chứng nặng (2,6%), Trong số người đã tiêm vắc xin 72.6% là người không có triệu chứng, 25,4% có triệu chứng mức độ vừa và 2,0 % có mức độ nặng. Tỷ lệ người đã tiêm vắc xin diễn biến nặng (2,0%) có tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ người chưa tiêm vắc xin diễn biến nặng (4,6%). Mặt khác, tỷ lệ người bệnh đã được tiêm vắc xin đủ 2 mũi có dấu hiệu chuyển độ (0.9%) thấp hơn nhóm chưa tiêm vắc xin (2,3%). (Phụ lục 1)
Từ thực tế lâm sàng trong công tác điều trị trong thời gian qua có thể nhận thấy: Những người đã tiêm vắc xin (1 hoặc 2 mũi) vẫn có thể mắc COVID-19 tuy vậy khi mắc COVID-19 tín có triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn so với người chưa tiêm. Tỷ lệ người bệnh COVID-19 đã được tiêm COVID-19 có triệu chứng nặng với tỷ lệ thấp, đồng thời phần lớn những người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 có triệu chứng lâm sàng nhẹ hoặc không triệu chứng. Theo những khuyến cáo của thế giới, khả năng tạo miễn dịch cộng đồng khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin đạt > 70%, do vậy dự đoán sau khi được bao phủ vắc xin phòng COVID-19 thì số người mắc bệnh sẽ giảm, đồng thời tỷ lệ người mắc có triệu chứng nặng sẽ giảm, người mắc không triệu chứng sẽ tăng.
Theo Quyết định số 411/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế: Tùy từng địa phương, tình hình dịch bệnh và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực có thể thiết lập các cơ sở điều trị theo 3 tầng riêng biệt hoặc 1 cơ sở có đủ 3 tầng để điều trị người bệnh COVID-19. Căn cứ để ước tính số giường bệnh tương ứng với các tầng của mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19: Phân loại mức độ lâm sàng người bệnh COVID-19 (dựa trên phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam): Người bệnh không triệu chứng, nhẹ: 83,6%; người bệnh mức độ vừa: 11,2%; người bệnh nặng, nguy kịch: 5,2%, riêng ECMO ước tính khoảng 0,05%. (tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời điểm hoặc tại mỗi địa phương). Trên cơ sở tham khảo kết quả điều trị thực tế tại các tỉnh phía Nam, số liệu thống kê tình hình điều trị người bệnh tại Hà Nội từ ngày 11/10/2021 đến nay, kết quả tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đã đạt được, đồng thời căn cứ vào thực trạng cơ cấu tổ chức giường bệnh, nhân lực tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố, tạm dự kiến tỷ lệ người bệnh theo phân tầng điều trị trong thời gian tiếp theo như sau: 02% người bệnh nặng nguy kịch, 06% người bệnh mức độ vừa và 92% người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Việc dự kiến tỷ lệ mức độ triệu chứng của người bệnh làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đáp ứng giường bệnh điều trị, kịp thời “thích ứng an toàn”; trong quá trình triển khai cần tiếp tục theo dõi, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn và đáp ứng các quy định, hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế.
1. Mục đích
Người bệnh mắc COVID-19 được theo dõi, thu dung khám và điều trị tại các cơ sở y tế: Trạm Y tế lưu động, Trạm Y tế cố định, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, các cơ sở y tế tuyến huyện, các cơ sở y tế tuyến Thành phố theo mô hình tháp 3 tầng.
2. Yêu cầu.
- Sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và các đơn vị có liên quan, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của UBND cấp quận, huyện, thị xã và hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.
- Duy trì thành quả, kinh nghiệm trong hoạt động điều trị người bệnh COVID-19 trong thời gian qua; tiếp tục nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh COVID-19 tại các tầng điều trị, giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong.
- Các quận, huyện, thị xã thành lập các cơ sở thu dung, theo dõi, điều trị các trường hợp F0 không triệu chứng theo mô hình Trạm Y tế lưu động.
- Sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.
- Bố trí, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu điều trị theo diễn biến tình hình dịch bệnh và phân tầng điều trị.
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, cung ứng đầy đủ trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao, lương thực, thực phẩm và các điều kiện phục vụ để chăm sóc tốt nhất cho người nhiễm COVID-19.
- Các quận, huyện, thị xã thành lập các cơ sở thu dung, theo dõi, điều trị các trường hợp F0 không triệu chứng theo mô hình Trạm Y tế lưu động theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
III. PHÂN GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN THEO SỐ CA MẮC
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố dịch COVID-19 đang ở cấp độ 2 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” chia phương án đáp ứng thu dung, điều trị người mắc COVID-19 theo các giai đoạn thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: với 10.000 ca mắc.
Giai đoạn 2: với 40.000 ca mắc.
Giai đoạn 3: với 100.000 ca mắc.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác thu dung, điều trị và cách ly y tế (Phụ lục 2)
Thực hiện nghiêm công tác thường trực cấp cứu, thu dung, theo dõi, điều trị bệnh nhân theo mô hình “Tháp 3 tầng” và phương châm “4 tại chỗ”.
- Trạm Y tế lưu động, Trạm Y tế cố định, các Phòng khám đa khoa, Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19: điều trị người bệnh triệu chứng nhẹ và không triệu chứng.
- Bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện chuyên khoa tuyến Thành phố điều trị người bệnh mức độ vừa; chuẩn bị sẵn sàng cơ số giường bệnh hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng khi có diễn biến chuyển độ.
- Các bệnh viện đa khoa tuyến Thành phố, bệnh viện hạng I, bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn: điều trị người bệnh nặng và nguy kịch.
Tầng 1: Thu dung cách ly, điều trị người bệnh COVID-19 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và Cơ sở thu dung, điều trị cách ly tập trung tại cộng đồng trên cơ sở mô hình Trạm Y tế lưu động (sau đây gọi là Trạm Y tế lưu động), được tổ chức tại các địa điểm như:
Trạm Y tế; Phòng khám đa khoa;
Nhà Văn hóa;
Nhà thi đấu thể thao;
Trường học, nhà xưởng;
Các khu nhà tái định cư;
Phòng khám tư nhân;
Khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú trên địa bàn...
Chỉ tiêu đáp ứng: 92.000 giường theo dõi, điều trị: bao gồm 22.100 giường bệnh tại các Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hiện có do UBND Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập (Phụ lục 3) và 69.900 giường bệnh tại các Trạm Y tế lưu động do UBND quận/huyện/thị xã thành lập. (Phụ lục 4, 5, 6)
Các cơ sở điều trị được kích hoạt với số giường bệnh tương ứng theo từng giai đoạn phù hợp với diễn biến dịch bệnh và số ca mắc.
- Triển khai thực hiện thí điểm Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dụng điều trị F0 tại cộng đồng) tại 05 quận, huyện:
Trung tâm Văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn, quận Long Biên với quy mô 150 giường.
Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức - quy mô 300 giường (trường mới xây dựng, chưa bàn giao đón học sinh).
Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn - quy mô 200 giường,
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì - quy mô 300 giường.
Trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh huyện Mỹ Đức - quy mô 200 giường;
Sau khi triển khai thực hiện thí điểm tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn Thành phố.
Tầng 2: Thu dung cách ly, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện tuyến Thành phố.
Chỉ tiêu đáp ứng: 6.000 giường (Phụ lục 7, 8, 9)
Tầng 3: Thu dung cách ly, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch tại các bệnh viện tuyến Thành phố, bệnh viện hạng I và các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.
Chỉ tiêu đáp ứng: 2.000 giường. (Phụ lục 7, 8, 9)
* Lộ trình thực hiện: Tiếp tục tiếp nhận người bệnh tại các bệnh viện được giao chỉ tiêu giường bệnh điều trị COVID-19 và các Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hiện có và kích hoạt số giường bệnh tại các cơ sở điều trị COVID-19 theo giai đoạn, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
2. Chuyển tuyến và điều phối người bệnh tại các tầng
a. Phân tầng và phân luồng điều trị người bệnh
- Thực hiện phân tầng người bệnh ngay từ tuyến y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn). Việc phân tầng người bệnh thực hiện theo bảng kiểm, nhập liệu trên ứng dụng điều phối người bệnh COVID-19 trực tuyến để xác định chính xác tình trạng người bệnh, chuyển đến các cơ sở điều trị theo đúng phân tầng.
- Phân luồng người bệnh COVID-19 đến các Bệnh viện/Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo đúng phân tầng và đảm bảo nguyên tắc người bệnh được điều trị sớm, tại cơ sở y tế gần nhất, trên cùng địa bàn.
Người bệnh triệu chứng nhẹ, không triệu chứng thực hiện thu dung cách ly, điều trị tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và Trạm Y tế lưu động trên địa bàn.
Người bệnh mức độ vừa được chuyển đến bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Thành phố (theo địa bàn).
Người bệnh mức độ nặng, nguy kịch được chuyển đến bệnh viện tuyến Thành phố, bệnh viện Hạng I (được giao phụ trách theo khu vực).
b. Phân công vận chuyển, điều phối người bệnh
- UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn điều phối, vận chuyển người bệnh triệu chứng nhẹ, không triệu chứng đến Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, Trạm y tế lưu động.
- Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội điều phối, vận chuyển người bệnh mức độ vừa và nặng đến các bệnh viện điều trị COVID-19. (bệnh nhân từ cộng đồng, Trạm Y tế lưu động, cơ sở thu dung vào bệnh viện).
- Các bệnh viện điều trị COVID-19 chịu trách nhiệm vận chuyển người bệnh chuyển viện, chuyển tầng điều trị đến các bệnh viện tuyến trên.
3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực
* Tầng 1
- Cơ sở thu dung, điều trị: Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực theo Phương án thành lập đã được UBND Thành phố phê duyệt.
- Khu thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động (quy mô thu dung tối thiểu 100 người bệnh).
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tối thiểu: Đảm bảo đủ nhà vệ sinh, nhà tắm. Đảm bảo 02 khu vực: Khu vực cho nhân viên y tế và Khu vực theo dõi, điều trị. Trang thiết bị được dự trù mua sắm để đảm bảo đáp ứng công tác điều trị theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT và yêu cầu thực tế đáp ứng thu dung 50 người bệnh trở lên.
Về nhân lực: Bố trí đủ nhân lực y tế để phụ trách, quản lý, điều trị người bệnh COVID-19, đảm bảo an toàn người bệnh và hiệu quả trong sử dụng nhân lực y tế (dự kiến cơ số 2 để luân phiên thực hiện nhiệm vụ) trong đó 01 Kíp nhân lực gồm: 01 bác sỹ; 02-03 điều dưỡng; 01 dược sỹ (trình độ Trung học trở lên) cho 50-100 giường bệnh điều trị COVID-19. Bố trí cán bộ đảm bảo thực hiện hoạt động về an ninh, hậu cần...
Bố trí đủ thuốc để chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh COVID-19.
Thực hiện công tác hậu cần, hành chính, xử lý rác thải: Thực hiện như trong các khu cách ly tập trung. Đảm bảo công tác hậu cần cho vận hành Trạm Y tế lưu động; Bố trí khu vực lưu trữ rác thải và có hợp đồng thu gom, xử lý rác thải lây nhiễm theo đúng quy định.
* Tầng 2, 3: Tại bệnh viện sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực sẵn có để đáp ứng giường bệnh điều trị COVID-19; mua sắm bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật và số giường bệnh được giao theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19.
- Sử dụng hệ thống phần mềm trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin để phân tầng và phân luồng bệnh nhân theo thang điểm để đảm bảo chính xác, tuân thủ nguyên tắc người bệnh được đánh giá đúng và chính xác phân tầng điều trị.
Người bệnh tại tầng 1 được thu dung điều trị tại Cơ sở thu dung, điều trị, Trạm y tế cố định, Trạm y tế lưu động.
Người bệnh tại tầng 2 được điều trị tại bệnh viện: Bệnh viện tuyến Thành phố và bệnh viện tuyến huyện trên cùng địa bàn được phân giường điều trị mức độ vừa.
Người bệnh tại tầng 3 được điều trị tại các bệnh viện đa khoa hạng I theo phân công theo khu vực.
- Bệnh viện đa khoa hạng 1 chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn, điều tiết phân luồng, chuyển tuyến người bệnh theo vùng được phân công (phụ lục 10).
- Bệnh viện đa khoa tuyến huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn; đào tạo; hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp về nghiệp vụ đối với các Trạm y tế lưu động, Trạm Y tế cố định trên địa bàn trong công tác điều trị người bệnh COVID-19.
- Phân công các đơn vị xét nghiệm theo phân tuyến:
Đối với các bệnh viện thực hiện xét nghiệm theo phân tuyến đối với 08 bệnh viện có phòng xét nghiệm thuộc ngành y tế.
Đối với các Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và các Trạm Y tế lưu động thực hiện gửi mẫu xét nghiệm đến các bệnh viện, cơ sở y tế công lập và ngoài công lập để thực hiện theo hình thức đặt hàng.
- Tổ chức thêm các phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các bệnh viện có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.
- Tầng 1: Ngân sách của quận, huyện, thị xã và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sử dụng kinh phí theo Phương án đã được UBND Thành phố phê duyệt.
- Tầng 2, 3: Ngân sách Thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Là đơn vị thường trực, chỉ đạo, điều phối hoạt động điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
- Hướng dẫn cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác chuyên môn về thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.
- Phối hợp với các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội và các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành khác trên địa bàn Thành phố trong công tác điều trị người bệnh COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch.
- Chịu trách nhiệm về công tác đào tạo tập huấn về điều trị COVID-19 cho các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng, cập nhật và phổ biến phác đồ điều trị tại các tuyến; hướng dẫn phác đồ điều trị cho các Trạm Y tế theo hình thức cầm tay chỉ việc.
- Chỉ đạo các bệnh viện điều trị COVID-19 xây dựng phương án tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; rà soát, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng; dự trù thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
- Xây dựng, hướng dẫn cơ số thuốc để đảm bảo công tác điều trị COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo không để thiếu thuốc điều trị.
- Chỉ đạo các bệnh viện hỗ trợ tuyến dưới theo phân tuyến; phân công các bệnh viện tuyến huyện, tuyến Thành phố phụ trách các khu vực theo phân tuyến.
2. Công an Thành phố
Chỉ đạo các lực lượng tham gia đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở điều trị COVID-19 theo phân tầng điều trị.
3. Bộ Tư lệnh Thủ đô
Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã tham gia công tác tổ chức, hậu cần tại các cơ sở điều trị COVID-19 theo phân tầng điều trị.
4. Sở Tài chính
- Căn cứ Phương án được UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, tổng hợp nhu cầu kinh phí của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động của các Bệnh viện điều trị COVID-19 đảm bảo theo quy định.
- Hướng dẫn cho các quận, huyện, thị xã bố trí nguồn kinh phí trong công tác tổ chức thực hiện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại khu thu dung điều trị COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động.
5. Sở Công Thương
Chỉ đạo các đơn vị cung ứng đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, cung cấp điện cho các Bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị COVID-19.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với chính quyền địa phương và các Sở, ban, ngành trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo trợ xã hội và xử lý thi hài đối với các trường hợp tử vong theo quy định.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn triển khai hoạt động xử lý nước thải, chất thải lây nhiễm phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị COVID-19, đảm bảo đúng quy định.
8. Bảo hiểm xã hội Thành phố
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn và thực hiện thanh toán theo chế độ Bảo hiểm y tế cho người bệnh COVID-19 có thẻ Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế và tại cộng đồng đảm bảo đúng quy định.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Tiếp tục huy động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố, trực tiếp hỗ trợ nhu yếu phẩm, vật phẩm cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng phương án triển khai thực hiện thu dung điều trị người bệnh COVID-19 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng trên địa bàn; Ban hành Quyết định thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động theo từng giai đoạn và chỉ tiêu được giao.
- Đảm bảo toàn diện về công tác hậu cần (điện, nước, internet, cung cấp suất ăn, nhu yếu phẩm...) cho Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động theo phương châm “4 tại chỗ”. Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác cho Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo mô hình Trạm Y tế lưu động để tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ tiêu được giao.
- Đảm bảo an ninh trật tự và các điều kiện về hậu cần để các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn tập trung hoạt động chuyên môn và theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Người đứng đầu các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác tổ chức, triển khai, giám sát, kiểm tra thực hiện thu dung điều trị người bệnh COVID-19 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng trên địa bàn; đảm bảo các công tác phòng chống dịch, tuyệt đối không được để dịch bệnh lây ra cộng đồng; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố.
UBND thành phố đề nghị các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Phương án này thay thế Phương án số 182/PA-UBND ngày 08/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỐNG KÊ CÁC CA BỆNH COVID-19 ĐIỀU TRỊ TỪ NGÀY 11/10/2021 ĐẾN NGÀY 07/11/2021
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
- Tổng số bệnh nhân: 919 (701 Người bệnh không triệu chứng (76,27%); 138 người bệnh ở mức độ nhẹ (15,02%); 56 người bệnh mức độ vừa (6,09%); 22 người bệnh mức độ nặng (2,39%) và 02 người bệnh mức độ nguy kịch (0,23%)
- Số đã tiêm vắc xin: 702 tỷ lệ 76,4%
- Số chưa tiêm vắc xin: 217 (112 người dưới 18 tuổi): 23,6%
Bảng Tỷ lệ lâm sàng người bệnh COVID-19:
| Không triệu chứng | Mức độ nhẹ | Mức độ vừa | Triệu chứng nặng | Triệu chứng nguy kịch | Tổng |
Chưa tiêm vắc xin | 191 | 6 | 10 | 8 | 2 | 217 (23,6%) |
Tiêm 1 mũi vắc xin | 185 | 22 | 44 | 8 | 0 | 237: (25,8%) |
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin | 325 | 110 | 33 | 6 | 0 | 465 (50,6%) |
Tổng số | 701 (76,27%) | 138 (15,02%) | 56 (6,09%) | 22 (2,39%) | 2 (0,23%) | 919 |
Nhận xét:
- Tỷ lệ chưa tiêm (23,6%), đã tiêm (76,4%), trong đó tiêm mũi 1: 25,8%, tiêm mũi 2: 50,6%
- Tỷ lệ BN nặng: 2,4%, nguy kịch: 0,2%, mức độ vừa: 6,09%, mức độ nhẹ 15,02%, không triệu chứng: 76,3%.
- Không có bệnh nhân mức độ nguy kịch ở nhóm đã tiêm chủng.
PHƯƠNG ÁN THU DUNG, ĐIỀU TRỊ THEO SỐ CA MẮC COVID-19
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Nội dung hoạt động | Với 10.000 ca mắc | Với 40.000 ca mắc | Với 100.000 ca mắc | Trách nhiệm chỉ đạo thực hiện |
Đáp ứng giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 tại Tầng 1 | 1. Tại Trạm y tế lưu động, Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19: 9.200 giường Đối tượng: - Tại TYT lưu động: Người bệnh không triệu chứng - Tại cơ sở thu dung, điều trị: Người bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. | 1. Tại Trạm y tế lưu động: Cơ sở thu dung, điều trị COVID- 19: 36.800 giường Đối tượng: - Tại TYT lưu động: Người bệnh không triệu chứng - Tại cơ sở thu dung, điều trị: Người bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. | 1. Tại Trạm y tế lưu động, Cơ sở thu dung, điều trị COVID- 19: 92.000 giường Đối tượng: - Tại TYT lưu động: Người bệnh không triệu chứng - Tại cơ sở thu dung, điều trị: Người bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. | UBND quận, huyện, thị xã |
Đáp ứng giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 tại Tầng 2 | 2. Tại bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến Thành phố: 600 Giường Đối tượng: Người bệnh có triệu chứng vừa và nặng. | 2. Tại bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến Thành phố: 2.400 Giường Đối tượng: Người bệnh có triệu chứng vừa và nặng. | 2. Tại bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến Thành phố: 6.000 Giường Đối tượng: Người bệnh có triệu chứng vừa và nặng. | Sở Y tế |
Đáp ứng giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 tại Tầng 3 | 3. Tại bệnh viện tuyến Thành phố: 200 giường Đối tượng; người bệnh có triệu chứng nặng và nguy kịch | 3. Tại bệnh viện tuyến Thành phố: 800 giường Đối tượng: người bệnh có triệu chứng nặng và nguy kịch | 3. Tại bệnh viện tuyến Thành phố: 2.000 giường Đối tượng: người bệnh có triệu chứng nặng và nguy kịch | Sở Y tế |
CÁC CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG VÀ NHẸ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Tên và Địa chỉ cơ sở thu dung điều trị COVID-19 | Đơn vị phụ trách | Quy mô giường bệnh |
1. | Khu nhà ở tái định cư, Khu đô thị Đền Lừ III, quận Hoàng Mai, HN | Bệnh viện đa khoa Đống Đa | 2.000 |
2. | Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa (Quận Hà Đông, HN) | Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn | 600 |
3. | Khu Đô thị Thượng Thanh, Long Biên, HN | Bệnh viện đa khoa Đông Anh | 2.000 |
4. | Nhà A1, Khu nhà ở Pháp Vân - Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai, Hà Nội. | Bệnh viện Ung bướu Hà Nội | 2.000 |
5. | Nhà A5-A6, khu nhà ở Sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hoàng Mai, HN | Bệnh viện đa khoa Hà Đông | 3.000 |
6. | Nhà A4- Dự án Nam Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. | Bệnh viện Phổi Hà Nội | 1.000 |
7. | Nhà B-C Khu tái định cư Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội | Bệnh viện Thanh Nhàn | 2.000 |
8. | Nhà C13/DD1 phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, HN | Bệnh viện đa khoa Thanh Trì | 1.000 |
9. | Khu tái định cư phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. | Bệnh viện Tim Hà Nội | 1.000 |
10. | 30T1-30T2 ô A14 khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội | Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất | 3.000 |
11. | Nhà CT1_X2 Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội | Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai | 1.500 |
12. | Nhà CT2_X2 Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội | Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội | 1.500 |
13. | Nhà CT3_X2 Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội | Bệnh viện YHCT Hà Đông | 1.500 |
TỔNG |
|
| 22.100 |
CHỈ TIÊU PHÂN BỔ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ, KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI CỘNG ĐỒNG THÍ ĐIỂM TẠI 10 QUẬN, HUYỆN
(GIAI ĐOẠN 10.000 CA MẮC COVID-19)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Quận, huyện, thành phố | Dân số | Số giường điều trị COVID-19 được giao |
1 | Ba Vì | 306.500 | 300 |
2 | Đan Phượng | 183.300 | 300 |
3 | Đông Anh | 411.700 | 300 |
4 | Hà Đông | 425.900 | 300 |
5 | Hoài Đức | 275.200 | 300 |
6 | Long Biên | 338.600 | 300 |
7 | Mỹ Đức | 207.100 | 300 |
8 | Phú Xuyên | 229.900 | 300 |
9 | Sóc Sơn | 356.700 | 300 |
10 | Thanh Trì | 289.500 | 300 |
Toàn thành phố | 8.367.300 | 3.000 |
* Ghi chú:
- Tổng số giường bệnh điều trị tại Tầng 1: 9.200
- Kích hoạt 6.200 giường bệnh điều trị tại các Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hiện có.
CHỈ TIÊU PHÂN BỔ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRIỆU CHỨNG NHẸ, KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI CỘNG ĐỒNG
(GIAI ĐOẠN 40.000 CA MẮC COVID-19)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Quận, huyện, thành phố | Dân số | Số giường điều trị COVID-19 được giao |
1 | Ba Đình | 226.300 | 500 |
2 | Ba Vì | 306.500 | 600 |
3 | Bắc Từ Liêm | 358.700 | 600 |
4 | Cầu Giấy | 294.700 | 500 |
5 | Chương Mỹ | 347.200 | 600 |
6 | Đan Phượng | 183.300 | 500 |
7 | Đông Anh | 411.700 | 600 |
8 | Đống Đa | 378.100 | 500 |
9 | Gia Lâm | 293.100 | 500 |
10 | Hà Đông | 425.900 | 500 |
11 | Hai Bà Trưng | 298.700 | 500 |
12 | Hoài Đức | 275.200 | 500 |
13 | Hoàn Kiếm | 140.600 | 500 |
14 | Hoàng Mai | 534.600 | 600 |
15 | Long Biên | 338.600 | 600 |
16 | Mê Linh | 253.800 | 500 |
17 | Mỹ Đức | 207.100 | 500 |
18 | Nam Từ Liêm | 283.700 | 500 |
19 | Phú Xuyên | 229.900 | 500 |
20 | Phúc Thọ | 192.900 | 500 |
21 | Quốc Oai | 202.200 | 500 |
22 | Sóc Sơn | 356.700 | 600 |
23 | Sơn Tây | 154.700 | 500 |
24 | Tây Hồ | 166.700 | 500 |
25 | Thạch Thất | 224.600 | 500 |
26 | Thanh Oai | 223.300 | 500 |
27 | Thanh Trì | 289.500 | 500 |
28 | Thanh Xuân | 291.900 | 500 |
29 | Thường Tín | 262.400 | 500 |
30 | Ứng Hòa | 214.700 | 500 |
Toàn thành phố | 8.367.300 | 15.700 |
* Ghi chú:
- Tổng số giường bệnh điều trị tại Tầng 1: 36.800
- Kích hoạt 21.100 giường bệnh điều trị tại các Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
CHỈ TIÊU PHÂN BỔ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRIỆU CHỨNG NHẸ, KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI CỘNG ĐỒNG
(GIAI ĐOẠN 100.000 CA MẮC COVID-19)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Quận, huyện, thành phố | Số cơ sở thu dung | Số giường điều trị COVID-19 được giao |
1 | Tây Hồ | 10 | 1200 |
2 | Cầu Giấy | 8 | 1200 |
3 | Thanh Xuân | 19 | 2160 |
4 | Hoàng Mai | 14 | 1952 |
5 | Long Biên | 14 | 1891 |
6 | Bắc Từ Liêm | 20 | 1875 |
7 | Sóc Sơn | 19 | 2850 |
8 | Sơn Tây | 17 | 2550 |
9 | Ba Vì | 29 | 4072 |
10 | Quốc Oai | 21 | 3150 |
11 | Mỹ Đức | 26 | 2996 |
12 | Ứng Hòa | 7 | 1400 |
13 | Thường Tín | 39 | 4350 |
14 | Phú Xuyên | 27 | 4050 |
15 | Đan Phượng | 28 | 2430 |
16 | Hoài Đức | 20 | 2250 |
17 | Hà Đông | 18 | 2550 |
18 | Phúc Thọ | 23 | 2916 |
19 | Thạch Thất | 23 | 3450 |
20 | Thanh Trì | 57 | 2400 |
21 | Gia Lâm | 30 | 2890 |
22 | Đông Anh | 38 | 3758 |
23 | Mê Linh | 19 | 2650 |
24 | Chương Mỹ | 33 | 4430 |
25 | Thanh Oai | 30 | 3350 |
26 | Nam Từ Liêm | 9 | 1130 |
Toàn thành phố | 598 | 69.900 |
(Kích hoạt 22.100 giường bệnh điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hiện có để bố trí thu dung điều trị cho các quận nội thành)
GIƯỜNG BỆNH CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRIỆU CHỨNG VỪA, NẶNG VÀ NGUY KỊCH
(GIAI ĐOẠN 10.000 CA MẮC)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Tên cơ sở | Giường bệnh điều trị Tầng 3 | Giường bệnh điều trị Tầng 2 | Tổng |
| TỔNG | 40 | 1.010 | 1.050 |
1 | Bệnh viện đa khoa Đức Giang | 20 | 130 | 150 |
2 | Bệnh viện Thanh Nhàn | 20 | 80 | 100 |
3 | Bệnh viện đa khoa Hà Đông |
| 200 | 200 |
4 | Bệnh viện Bắc Thăng Long |
| 250 | 250 |
5 | Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm |
| 150 | 150 |
6 | Bệnh viện đa khoa Đống Đa |
| 50 | 50 |
7 | Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh |
| 100 | 100 |
8 | Bệnh viện Tâm thần Hà Nội |
| 50 | 50 |
Ghi chú: Duy trì hoạt động của các Bệnh viện điều trị đã được Quyết định giao giường bệnh điều trị COVID-19; Bổ sung giường bệnh điều trị người bệnh mức độ nặng, nguy kịch (Tầng 3) tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang và Bệnh viện Thanh Nhàn. Bổ sung Bệnh viện Tâm thần Hà Nội để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại Tầng 1 và Tầng 2 có bệnh lý cấp cứu tâm thần kèm theo.
GIƯỜNG BỆNH CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRIỆU CHỨNG VỪA, NẶNG VÀ NGUY KỊCH
(GIAI ĐOẠN 40.000 CA MẮC)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Tên cơ sở | Giường bệnh điều trị Tầng 3 | Giường bệnh điều trị Tầng 2 | Tổng |
Tổng | Tổng |
| ||
| TỔNG | 800 | 2.400 | 3.600 |
1 | Bệnh viện đa khoa Đức Giang | 250 | 150 | 400 |
2 | Bệnh viện Thanh Nhàn | 250 | 100 | 350 |
3 | Bệnh viện Xanh Pôn | 150 |
| 150 |
4 | Bệnh viện đa khoa Hà Đông | 100 | 100 | 200 |
5 | Bệnh viện đa khoa Sơn Tây | 50 | 100 | 150 |
6 | Bệnh viện Bắc Thăng Long |
| 250 | 250 |
7 | Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm |
| 150 | 150 |
8 | Bệnh viện đa khoa Đống Đa |
| 50 | 50 |
9 | Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh |
| 150 | 150 |
10 | Bệnh viện tâm thần Hà Nội |
| 50 | 50 |
11 | Bệnh viện Phổi Hà Nội |
| 50 | 50 |
12 | Bệnh viện Tim Hà Nội |
| 50 | 50 |
13 | Bệnh viện ĐK huyện Phú Xuyên |
| 100 | 100 |
14 | Bệnh viện đa khoa Vân Đình |
| 100 | 100 |
15 | Bệnh viện đa khoa Quốc Oai |
| 50 | 50 |
16 | BV Đa khoa huyện Hoài Đức |
| 50 | 50 |
17 | BV Đa khoa huyện Chương Mỹ |
| 100 | 100 |
18 | Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn |
| 100 | 100 |
19 | BV Đa khoa huyện Đan Phượng |
| 50 | 50 |
20 | Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh |
| 100 | 100 |
21 | Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì |
| 100 | 100 |
22 | Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội |
| 50 | 50 |
23 | Bệnh viện Ung bướu Hà Nội |
| 50 | 50 |
24 | Bệnh viện ĐK huyện Thạch Thất |
| 50 | 50 |
25 | Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai |
| 100 | 100 |
26 | Bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ |
| 50 | 50 |
27 | Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì |
| 50 | 50 |
28 | Bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
| 50 | 50 |
29 | Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức |
| 50 | 50 |
Ghi chú: Các bệnh viện tuyến huyện, bệnh Viện thành phố, đáp ứng cơ số giường bệnh điều trị người bệnh mức độ vừa và nặng để đáp ứng công tác điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn.
GIƯỜNG BỆNH CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRIỆU CHỨNG VỪA, NẶNG VÀ NGUY KỊCH
(GIAI ĐOẠN 100.000 CA MẮC)
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | Tên cơ sở | Giường bệnh điều trị Tầng 3 | Giường bệnh điều trị Tầng 2 | Tổng |
| TỔNG | 2.000 | 6.000 | 8.000 |
A. BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG | ||||
1 | Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương | 500 |
| 500 |
2 | Bệnh viện Đại học Y, BV Trung Ương, BV Bộ ngành. | 500 |
| 500 |
B. BỆNH VIỆN TUYẾN THÀNH PHỐ | ||||
1 | Bệnh viện đa khoa Đức Giang | 250 | 150 | 400 |
2 | Bệnh viện Thanh Nhàn | 250 | 100 | 350 |
3 | Bệnh viện Xanh Pôn | 250 |
| 250 |
4 | Bệnh viện đa khoa Hà Đông | 200 | 200 | 400 |
5 | Bệnh viện đa khoa Sơn Tây | 50 | 250 | 300 |
6 | Bệnh viện Bắc Thăng Long |
| 250 | 250 |
7 | Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm |
| 200 | 200 |
8 | Bệnh viện đa khoa Đống Đa |
| 50 | 50 |
9 | Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh |
| 250 | 250 |
10 | Bệnh viện Phổi Hà Nội |
| 200 | 200 |
11 | Bệnh viện Tim Hà Nội |
| 100 | 100 |
12 | Bệnh viện tâm thần Hà Nội |
| 50 | 50 |
13 | Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên |
| 200 | 200 |
14 | Bệnh viện đa khoa Vân Đình |
| 300 | 300 |
15 | Bệnh viện đa khoa Quốc Oai |
| 250 | 250 |
16 | BV Đa khoa huyện Hoài Đức |
| 250 | 250 |
17 | BV Đa khoa huyện Chương Mỹ |
| 200 | 200 |
18 | Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn |
| 300 | 300 |
19 | BV Đa khoa huyện Đan Phượng |
| 250 | 250 |
20 | Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh |
| 350 | 350 |
21 | Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì |
| 300 | 300 |
22 | Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội |
| 250 | 250 |
23 | Bệnh viện Ung bướu Hà Nội |
| 300 | 300 |
24 | Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất |
| 200 | 200 |
25 | Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai |
| 200 | 200 |
26 | Bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ |
| 200 | 200 |
27 | Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì |
| 150 | 150 |
28 | Bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
| 300 | 300 |
29 | Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức |
| 200 | 200 |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ COVID-19 VÀ HỖ TRỢ, CHỈ ĐẠO TUYẾN
(Ban hành kèm theo Phương án số 263/PA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Bệnh viện tuyến Thành phố | Bệnh viện điều trị COVID-19 | Trung tâm y tế phụ trách điều trị COVID-19 | Tổng số TYT | Cơ sở y tế tư nhân | Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 | Ghi chú |
Tầng 3 | Tầng 2 | Tầng 1 |
| |||
Bệnh viện đa khoa Đức Giang | 1. BV Bắc Thăng Long 2. BV đa khoa Gia Lâm 3. BVĐK Đông Anh 4. BVĐK huyện Sóc Sơn 5. BV Tâm thần Hà Nội 6. BVĐK huyện Mê Linh | 1. TTYT Long Biên (14) 2. TTYT Gia Lâm (22) 3. TTYT Đông Anh (24) 4. TTYT Sóc Sơn (26) 5. TTYT huyện Mê Linh (18) 6. TTYT Hoàn Kiếm (18) | 122 | 1. Long Biên 2. Gia Lâm 3. Đông Anh 4. Sóc Sơn 5. Mê Linh 6. Hoàn Kiếm | - Cơ sở thu dung, điều trị tại Thượng Thanh, Long Biên (2.000GB) |
|
Bệnh viện Thanh Nhàn | 1. BV Ung bướu Hà Nội 2. Bệnh viện Phổi Hà Nội 3. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 4. Bệnh viện Tim Hà Nội 5. Bệnh viện Thanh Trì 6. BVĐK huyện Thường Tín | 1. TTYT Hoàng Mai (14) 2. TTYT huyện Thanh Trì (16) 3. TTYT huyện Thường Tín (29) 4. TTYT quận Cầu Giấy (08) 5. TTYT Thanh Xuân (11) 6. TTYT Đống Đa (21) 7. TTYT Hai Bà Trưng (18) | 117 | 1. Hoàng Mai 2. Thanh Trì 3. Thường Tín 4. Cầu Giấy 5. Thanh Xuân 6. Đống Đa 7. Hai Bà Trưng | - Cơ sở Thu dung tại Nhà A1, Pháp Vân, Tứ Hiệp - Hoàng Mai (3.000 GB) - CSTD Trần Phú, Hoàng Mai (2.000) - CSTD tại Nhà A4- Dự án Nam Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. |
|
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn | 1. BV Hòe Nhai 2. BV ĐK YHCT Hà Nội 3. BV Hoài Đức 4. BV Quốc Oai 5. BV Đan Phượng 6. BV Phúc Thọ 7. BV Thạch Thất | 1. TTYT quận Ba Đình (14) 2. TTYT quận Tây Hồ (08) 3. TTYT Hoài Đức (20) 4. TTYT Quốc Oai (21) 5. TTYT Đan Phượng (16) 6. TTYT Phúc Thọ (21) 7. TTYT Thạch Thất (23) | 123 | 1. Ba Đình 2. Tây Hồ 3. Hoài Đức 4. Quốc Oai 5. Đan Phượng 6. Phúc Thọ 7. Thạch Thất | 1. Cơ sở thu dung tại Nhà 30T1-30T2 ô A14 khu đô thị Nam Trung Yên, Nam Từ Liêm (3.000) 2. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại KTX ĐH Phenikaa. |
|
Bệnh viện đa khoa Hà Đông và Bệnh viện đa khoa Đống Đa | 1. BV Sơn Tây 2. BV Ba Vì 3. BV Chương Mỹ 4. BV Thanh Oai 5. BV Ứng Hòa 6. BV Mỹ Đức 7. BV YHCT Hà Đông 8. BV Phú Xuyên 9. BV Thận Hà Nội 10. BV Da liễu Hà Nội 11. BV Mắt Hà Nội 12. BV Việt Nam Cu Ba 13. BV Mắt Hà Đông 14. BV Tâm thần Mai Hương 15. BV PHCN Hà Nội 16. BV 09 17. BV Tâm Thần Mỹ Đức | 1. TTYT quận Hà Đông (17) 2. TTYT huyện Ba Vì (31) 3. TTYT huyện Chương Mỹ (32) 4. TTYT huyện Thanh Oai (21) 5. TTYT huyện Ứng Hòa (29) 6. TTYT huyện Mỹ Đức (22) 7. TTYT thị xã Sơn Tây (15) 8. TTYT quận Nam TLiêm (10) 9. TTYT quận Bắc TLiêm (13) 10. TTYT huyện Phú Xuyên (27) | 217 | 1. Hà Đông 2. Ba Vì 3. Chương Mỹ 4. Thanh Oai 5. Ứng Hòa 6. Mỹ Đức 7. Sơn Tây 8. Nam Từ Liêm 9. Bắc Từ Liêm 10. Phú Xuyên | 1. Cơ sở A5, A6 Pháp Vân - Tứ Hiệp (3.000 GB) 2. Cơ sở thu dung, điều trị Đền Lừ III (2.000) |
|
- 1Công văn 4516/SYT-NVY năm 2021 về đảm bảo an toàn người bệnh mắc COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 303/SYT-NVY năm 2021 về phân luồng chuyển người bệnh COVID-19 đến các cơ sở thu dung điều trị do Sở Y tế Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 1981/QĐ-UBND năm 2021 quy định về hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang
- 4Công văn 632/SYT-NVY năm 2021 về hướng dẫn triển khai Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã do Sở Y tế Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6Kế hoạch 598/KH-UBND năm 2021 triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 3896/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Phương án 276/PA-UBND năm 2021 về cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 1259/QĐ-BYT năm 2020 về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1460/QĐ-BYT năm 2020 về đính chính Quyết định 1259/QĐ-BYT về Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 5188/QĐ-BYT năm 2020 về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 3848/BYT-DP năm 2021 triển khai xét nghiệm SAR-CoV-2 trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 3835/BYT-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giường bệnh và thiết lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 6Công điện 749/CĐ-BCĐQG năm 2021 về khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực,
- 7Quyết định 2626/QĐ-BYT năm 2021 về Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 8Công văn 4516/SYT-NVY năm 2021 về đảm bảo an toàn người bệnh mắc COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 5599/BYT-MT năm 2021 về giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 5741/BYT-KCB năm 2021 củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 3616/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 12Quyết định 3646/QĐ-BYT năm 2021 về Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Công văn 303/SYT-NVY năm 2021 về phân luồng chuyển người bệnh COVID-19 đến các cơ sở thu dung điều trị do Sở Y tế Thành phố Hà Nội ban hành
- 14Quyết định 4042/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15Công văn 5838/BYT-KCB năm 2021 về bảo đảm sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng tại địa phương do Bộ Y tế ban hành
- 16Quyết định 4111/QĐ-BYT năm 2021 về tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17Công văn 7138/BYT-TB-CT năm 2021 về đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 18Quyết định 4689/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 21Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Thành phố Hà Nội ban hành
- 22Quyết định 1981/QĐ-UBND năm 2021 quy định về hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang
- 23Công điện 23/CĐ-UBND năm 2021 về tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới
- 24Công văn 632/SYT-NVY năm 2021 về hướng dẫn triển khai Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã do Sở Y tế Thành phố Hà Nội ban hành
- 25Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 26Kế hoạch 598/KH-UBND năm 2021 triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 27Quyết định 3896/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 28Phương án 276/PA-UBND năm 2021 về cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Phương án 263/PA-UBND năm 2021 về đáp ứng thu dung điều trị "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 263/PA-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/11/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chu Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra