Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 59-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1991

 

PHÁP LỆNH

 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM  

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 1 năm 1989.

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam như sau:

1- Đoạn 2, Điều 26 về hệ thống cấp bậc hàm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được bổ sung như sau:

"Hệ thống cấp bậc hàm quy định như sau:

Cấp tướng có bốn bậc: Đại tướng,

Thượng tướng,

Trung tướng,

Thiếu tướng;

Cấp tá có bốn bậc: Đại tá,

Thượng tá,

Trung tá,

Thiếu tá;

Cấp uý có bốn bậc: Đại uý,

Thượng uý,

Trung uý,

Thiếu uý;

Cấp hạ sĩ quan có ba bậc: Thượng sĩ,

Trung sĩ,

Hạ sĩ;

Cấp chiến sĩ có hai bậc: Chiến sĩ bậc một,

Chiến sĩ bậc hai."

2- Đoạn 2, Điều 27 về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan Cảnh sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan quy định như sau:

Thiếu uý lên trung uý: hai năm,

Trung uý lên thượng uý: ba năm,

Thượng uý lên đại uý : ba năm,

Đại uý lên thiếu tá : bốn năm,

Thiếu tá lên trung tá: bốn năm,

Trung tá lên thượng tá: bốn năm,

Thượng tá lên đại tá : bốn năm.

Việc xét thăng bậc hàm cấp tướng không quy định thời hạn.

Thời gian học tập tại trường được tính vào thời hạn để xét thăng cấp bậc hàm".

3- Bổ sung một số điều mới như sau:

"Điều 28b

Hệ thống chức vụ trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Mỗi chức vụ được bố trí nhiều nhất ba cấp bậc hàm kế tiếp. Trong trường hợp sĩ quan có cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm, đủ tiêu chuẩn và đã đến thời hạn xét thăng cấp bậc hàm nhưng không có nhu cầu bổ nhiệm chức vụ cao hơn, thì không thăng cấp bậc hàm mà sẽ được xét nâng mức lương theo quy định về chế độ tiền lương của sĩ quan".

4- Điều 34 về chế độ tiền lương và phụ cấp của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 34.

Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Phụ cấp thâm niên được tính theo thời gian phục vụ tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ có tính chất đặc thù còn được hưởng các khoản phụ cấp khác.

Hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân phục vụ theo chế độ nghĩa vụ, được hưởng chế độ cung cấp theo quy định của Hội đồng bộ trưởng".

Điều 2

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 59-LCT/HĐNN8
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 19/09/1991
  • Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
  • Người ký: Võ Chí Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/09/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản