- 1Nghị định 168-HĐBT năm 1990 quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp và các ngành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 398-HĐBT năm 1990 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 429-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh về Đê điều do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 1989 |
VỀ ĐÊ ĐIỀU CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 26-LCT/HĐNN8 NGÀY 09/11/1989
Đê điều là công trình quan trọng được nhân dân ta xây dựng, giữ gìn, tu bổ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
Để nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng và hộ đê;
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 100 của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định chế độ quản lý và sử dụng đê điều.
"Đê điều" nói trong Pháp lệnh này bao gồm:
1- Các loại đê ngăn nước lũ, nước biển hiện có hoặc xây dựng mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
2- Cống và các công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê có liên quan đến an toàn của đê;
3- Các loại kè được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ đê.
Nhà nước thống nhất quản lý các loại đề điều được xây dựng bằng bất cứ nguồn vốn nào.
Điều 3
Đê được phân thành các cấp khác nhau tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của từng tuyến đê.
Hội đồng bộ trưởng quy định tiêu chuẩn cấp đê; phạm vi bảo vệ đê điều.
Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, gây tổn hại cho đê điều.
Uỷ ban nhân dân tỉnh và đơn vị hành chính tương đương cân đối, điều hoà quỹ ngày công lao động công ích hằng năm cho việc xây dựng, tu bổ đê điều trong địa phương mình.
Hội đồng bộ trưởng điều hoà quỹ ngày công lao động công ích hằng năm cho việc xây dựng, tu bổ đê điều trong cả nước.
Kinh phí xây dựng, tu bổ đê điều được Nhà nước ưu tiên đầu tư.
Hội đồng bộ trưởng quy định mức đầu tư xây dựng, tu bổ đê điều cho các cấp đê khác nhau.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp lao động, tiền của, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc xây dựng, tu bổ đê điều.
Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ đê điều.
Người nào phát hiện hành vi gây tổn hại hoặc đe doạ đến an toàn của đê điều, những hư hại đê điều do thiên tai gây ra phải kịp thời ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên quản lý đê.
Trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa mặt đê kết hợp làm đường giao thông do cơ quan quản lý đoạn đường đó đảm nhiệm và phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ đê điều.
Mặt đê, mái đê và cơ đê chỉ được trồng cỏ chống xói mòn.
Đất trong phạm vi bảo vệ đê chỉ được sử dụng trồng cây chống sóng, lúa và cây ngắn ngày.
Việc khai thác cây chống sóng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hội đồng bộ trưởng quy định việc xử lý đối với nhà cửa và các công trình khác đã xây dựng trước ngày ban hành Pháp lệnh này trong phạm vi bảo vệ đê điều và thoát lũ của lòng sông.
Việc cứu hộ các công trình bảo vệ đê điều, công trình liên quan đến an toàn của đê, cống, đập của các hồ chứa nước lớn có nguy cơ gây lũ, lụt đều được coi như cứu hộ đê.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án hộ đê trong địa phương mình.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm lập và thực hiện các phương án hộ đê phù hợp với nhiệm vụ và hiện trạng đê điều trong địa phương mình.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phương án hộ đê trong địa phương mình.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có công trình chuyên dùng nói tại
Việc phân lũ có ảnh hưởng tới 2 tỉnh trở lên do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và đơn vị hành chính tương đương quyết định việc phân lũ trong phạm vi địa phương mình.
Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập ra, có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra, thực hiện các phương án phòng chống lụt, bão, chỉ đạo công tác hộ đê và xử lý các hậu quả do lũ, bão gây ra trong địa phương mình.
Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của ngành do Thủ trưởng ngành lập ra, có nhiệm vụ thực hiện việc phòng chống lụt, bão của ngành.
Hội đồng bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
| Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Nghị định 168-HĐBT năm 1990 quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp và các ngành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 398-HĐBT năm 1990 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 429-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh về Đê điều do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 93/1999/QĐ-TTG về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có bão động lụt, bão do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Pháp lệnh Đê điều năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 26-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 09/11/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: 30/11/1989
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 16/11/1989
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực