UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45-L/CTN | Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 1996 |
SỐ 45-L/ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ
]Để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, góp phần củng cố và tăng cường quốc phòng, giữu vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
Căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 6 và kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;
Pháp lệnh này quy định về dân quân tự vệ.
Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội gọi là tự vệ.
Khi hết thời hạn phục vụ, công dân tham gia dân quân tự vệ đã hoàn thành nhiệm vụ được cấp giấy chứng nhận và được chuyển sang đăng ký tại cơ sở để quản lý và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có nhu cầu.
2- Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do Chính phủ quy định.
Lực lượng dân quân tự vệ có các nhiệm vụ:
1- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở;
2- Phối hợp với công an, Bộ đội Biên phòng, bộ đội thường trực và các đoàn thể nhân dân giữu vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các công trình quốc phòng, các kho vũ khí trang bị kỹ thuật, phát hiện và thu giữ các loại vũ khí trang bị quân sự tồn giữ bất hợp pháp ở địa phương; tham gia xây dựng sở vững mạnh toàn diện;
3- Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến;
4- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xung kích trong lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác.
Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnh này.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Mục 1: TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ
2- Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ ở từng địa phương, cơ sở do Chính phủ quy định.
2- Đối với xã, phường, thị trấn: chỉ huy trưởng là thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác quốc phòng; chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm; phó chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Chính phủ quy định.
Đối với doanh nghiệm Nhà nước, chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng do giám đốc doanh nghiệp phân công người phụ trách và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương. Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị cơ sở trên nhiều địa bàn, ngoài ban chỉ huy quân sự phải bố trí thêm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giúp ng chỉ huy về công tác tự vệ.
3- Đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội thì thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo và phân công người phụ trách chỉ huy lực lượng tự vệ của cơ quan mình và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương.
Mục 2: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ
Lực lượng tại chỗ từ 5 đến 7 ngày;
Lực lượng cơ động, binh chủng chiến đấu là 7 ngày;
Các phân đội làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu là 10 ngày; Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách tự vệ các doanh nghiệp Nhà nước từ 10 đến 15 ngày;
Cán bộ chỉ huy lực lượng tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là 5 ngày.
2- Khi có yêu cầu cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian huấn luyện cho các đối tượng nói trên có thể kéo dài hơn do Chính phủ quy định.
Mục 3: HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ
Nội dung quản lý Nhà nước về dân quân tự vệ bao gồm:
1- Tổ chức xây dựng và chỉ đạo hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ;
2- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ;
3- Quy định các chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ; 4- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về dân quân tự vệ;
5- Sơ kết, tổng kết công tác dân quân tự vệ.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước.
2- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội trong việc tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Tư lệnh Quân khu giúp Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn quân khu.
3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở trong ngành mình xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ.
Cơ quan quận sự địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.
Người chỉ huy cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên và chính quyền cấp mình về chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong tổ chức, xây dựng và hoạt động.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
2- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian tham gia lực lượng dân quân tự vệ được hoãn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.
a) Dân quân được hưởng một khoản tiền tương đương giá trị ngày công lao động ở từng địa phương; tự vệ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp khác (nếu có);
b) Trường hợp bị tai nạn, ốm đau hoặc bị chết thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân viên chức Nhà nước. Đối với tự vệ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm; đối với dân quân do ngân sách địa phương bảo đảm;
c) Khi bị thương, hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
4- Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn khi đi huấn luyện tại trường quân sự tỉnh, thì gia đình được trợ cấp, cứ mỗi ngày bằng hệ số 0,1 mức lương hàng tháng tối thiểu.
1- Kinh phí hàng năm cho việc xây dựng, hoạt động của dân quân được đảm bảo từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách Nhà nước chi cho ngân sách quốc phòng địa phương;
b) Ngân sách địa phương, bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn. 2- Kinh phí hàng năm cho việc xây dựng, hoạt động của tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
3- Kinh phí cho việc xây dựng, hoạt động của lực lượng tự vệ ở các doanh nghiệp, do doanh nghiệp bảo đảm và được tính vào chi phí quản lý sản xuất.
Các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp động viên cán bộ công nhân viên chức đóng góp quỹ để hỗ trợ cho việc xây dựng và hoạt động của lực lượng tự vệ thuộc đơn vị mình.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 75/2006/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn kinh phí mua báo Quân đội nhân dân đối với cơ quan thực hiện công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức và đơn vị dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 83/2006/QĐ-BQP về việc thành lập Ban Chỉ huy quân sự các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 4Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004
- 1Thông tư liên tịch 75/2006/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn kinh phí mua báo Quân đội nhân dân đối với cơ quan thực hiện công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức và đơn vị dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 83/2006/QĐ-BQP về việc thành lập Ban Chỉ huy quân sự các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Hiến pháp năm 1992
- 4Nghị quyết về công tác xây dựng pháp luật từ nay đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX do Quốc hội ban hành
- 5Nghị định 35-CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh dân quân tự vệ
- 6Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 1996
- Số hiệu: 45-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 09/01/1996
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 22/01/1996
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực