QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1991 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÂN VẠCH LẠI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe tờ trình của Hội đồng Bộ trưởng, ý kiến của Hội đồng nhân dân các tỉnh và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
1. Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận
a. Tỉnh Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, có diện tích tự nhiên 3.530,4 km2, với số dân 406.732 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
b. Tỉnh Bình thuận có 9 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý, có diện tích tự nhiên 7.892 km2, với số dân 812.547 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Phan Thiết.
2. Chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
a. Tỉnh Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, có diện tích tự nhiên 3.022,30km2 với số dân 1.614.350 người.
Tỉnh lỵ: thành phố Cần Thơ.
b. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính gồm: thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuân, Vĩnh Châu, có diện tích tự nhiên 3.138,67km2, với số dân 1.067.167 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Sóc Trăng.
3. Chia tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
a. Tỉnh Vĩnh Long có 6 đơn vị hành chính gồm: thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn có diện tích tự nhiên 1.487,34km2, với số dân 957.281 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Vĩnh Long.
b. Tỉnh Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính gồm: thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải,Tiểu Cần, Cầu Kè có diện tích tự nhiên 2.363,03km2, với số dân 961.638 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Trà Vinh.
4. Chia tỉnh Hà NamNinh thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình.
a. Tỉnh Nam Hà có 13 đơn vị hành chính gồm: thành phố Nam Định, thị xã Hà Nam và 11 huyện: Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Ý Yên, Vụ Bản, Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng có diện tích tự nhiên 2.423,59 km2; với số dân 2.435.995 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định
b. Tỉnh Ninh Bình có 7 đơn vị hành chính gồm: thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 5 huyện: Hoa Lư, Tam Điệp, Gia Viễn, Hoàng Long, Kim Sơn có diện tích tự nhiên 1.386,77km2 với số dân 787.877 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Ninh Bình.
5. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội theo tinh thần tiết kiệm, không tăng biên chế,không để thất thoát tài sản Nhà nước, nhanh chóng ổn định tổ chức và phát triển sản xuất.
6. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án tổng thể, toàn diện về địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm tính ổn định lâu dài, trình Quốc hội xem xét và quyết định vào thời gian thích hợp.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/12/1991.
Lê Quang Đạo (Đã ký) |
- 1Quyết định 96-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính huyện An Khê và một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 112-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 136-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Hóc môn và các quận Bình thạnh, Tân bình thuộc thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 149-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Thạnh hưng, Châu thành và Hồng ngự thuộc tỉnh Đồng tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 74-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn và huyện thuộc tỉnh Long An do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 121-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch lại địa giới hành chính xã Hữu Liên của huyện Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Quyết định 96-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính huyện An Khê và một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 112-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 136-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Hóc môn và các quận Bình thạnh, Tân bình thuộc thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 149-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Thạnh hưng, Châu thành và Hồng ngự thuộc tỉnh Đồng tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 74-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn và huyện thuộc tỉnh Long An do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Quyết định 121-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch lại địa giới hành chính xã Hữu Liên của huyện Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
- Số hiệu: Khôngsố
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/12/1991
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quang Đạo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 10/01/1992
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực