QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2006/NQ-QH11 | Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 |
VỀ DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG QUỐC GIA TRÌNH QUỐC HỘI QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Điều 2 của Luật tổ chức Quốc hội;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 1243/UBKHCNMT11 ngày 12-5-2006 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Báo cáo thẩm tra số 2561/UBKTNS ngày 15-5-2006 của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
2. Dự án, công trình quan trọng quốc gia trong nghị quyết này là dự án đầu tư, dự án một công trình độc lập hoặc một cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau có tiêu chí quy định tại Điều 2 của nghị quyết này.
Dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia:
1. Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên.
2. Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.
3. Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác.
4. Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa.
5. Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Hồ sơ dự án, công trình quan trọng quốc gia do Chính phủ trình Quốc hội bao gồm:
1. Tờ trình của Chính phủ;
2. Báo cáo tiền khả thi (báo cáo đầu tư);
3. Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
4. Tài liệu khác có liên quan.
1. Chậm nhất là sáu mươi ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm tra để tiến hành thẩm tra;
2. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan lập dự án, cơ quan thẩm định dự án báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung dự án, công trình quan trọng quốc gia; tự mình hoặc cùng chủ đầu tư, cơ quan lập dự án khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung dự án, công trình quan trọng quốc gia. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia;
3. Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên; phương án di dân, tái định canh, định cư;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự đáp ứng tiêu chí xác định dự án, công trình là dự án, công trình quan trọng quốc gia;
đ) Những thông số cơ bản của dự án, công trình bao gồm: quy mô; hình thức đầu tư; địa điểm; diện tích đất cần sử dụng; thời gian, tiến độ thực hiện; phương án lựa chọn công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội ở mức báo cáo tiền khả thi.
2. Chủ tịch và từng thành viên khác của Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến, đề xuất của mình.
2. Quốc hội xem xét và thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với từng dự án, công trình quan trọng quốc gia. Nội dung Nghị quyết ghi rõ quy mô; tổng mức đầu tư; công nghệ chính; địa điểm; thời gian, tiến độ thực hiện dự án, công trình; cơ chế, chính sách đặc biệt được áp dụng (nếu có).
3. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia, Chính phủ có trách nhiệm triển khai thực hiện.
4. Hàng năm hoặc khi Quốc hội có yêu cầu, Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia. Khi có thay đổi mục tiêu, phát sinh tăng vốn đầu tư trên mười phần trăm, kéo dài thời gian thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để xem xét, quyết định.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2006.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 05/1997/QH10 ngày 29-11-1997 về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư; bãi bỏ những quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 05/1997/QH10.
Những dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được tiếp tục thực hiện.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Nghị quyết số 05/1997/NQ-QH10 về tiêu chuẩn các Công trình quan trọng Quốc gia trình Quốc hội xem xét, Quyết định chủ trương đầu tư do Quốc hội ban hành
- 4Luật Tổ chức Quốc hội 2001
Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 66/2006/NQ-QH11
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/06/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 01/10/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực