HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/NQ-HĐND | Đông Hà, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010, CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 554/TT-UBND ngày 14/3/2007 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Đề nghị thông qua Đề án quy hoạch xây dựng phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh nhất trí thông qua Đề án quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020 với các nội dung cụ thể sau:
1. Mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2010
a) Mục tiêu:
- Quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng và hội nhập quốc tế;
- Dự kiến đến năm 2010, hoàn thành chương trình quy hoạch điều chỉnh, bổ sung cho 04 đô thị và quy hoạch mới 01 đô thị, đưa tổng diện tích đất đô thị lên 12.746ha, chiếm 3,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Chỉ tiêu điểm đô thị đạt 2,74 đô thị/1000km2, dân số đô thị đến năm 2010 chiếm 30% dân số toàn tỉnh;
b) Các định hướng phát triển đô thị:
- Đô thị Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng- an ninh của tỉnh, là thành phố thuộc tỉnh; đồng thời là một trong những đô thị của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây;
Triển khai tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch chung điều chỉnh, bổ sung thị xã Đông Hà đến năm 2020 đã được quyết định phê duyệt. Phát triển không gian đô thị theo hướng mở rộng toàn diện cả 04 hướng, trong đó lấy sông Hiếu làm trung tâm;
- Thị xã Quảng Trị là trung tâm kinh tế, văn hóa- xã hội khu vực phía Nam của tỉnh. Triển khai tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch điều chỉnh chung đã được phê duyệt; xây dựng đồ án quy hoạch điều chỉnh khi địa giới hành chính của thị xã được mở rộng. Khai thác triệt để mặt nước và đôi bờ sông Thạch Hãn trong phạm vi quy hoạch;
- Thị trấn Khe Sanh và thị trấn Lao Bảo là trung tâm kinh tế phía Tây của tỉnh Quảng Trị, đầu mối giao thông giao lưu trong vùng, trong nước và quốc tế;
Hai đô thị này thuộc Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong các đô thị của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây. Tổ chức nghiên cứu quy hoạch chung liên hoàn giữa hai đô thị theo trục Quốc lộ 9;
- Đối với các đô thị trên tuyến đường Hồ Chí Minh: Ngoài các đô thị hiện có nghiên cứu quy hoạch phát triển thêm đô thị khu vực La Lay và các trung tâm khác trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây;
- Các thị trấn còn lại giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại- dịch vụ của khu vực huyện;
- Đối với các đô thị trên tuyến Quốc lộ 1A: Thực hiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch mở rộng thị trấn Hải Lăng đã được phê duyệt, nghiên cứu mở rộng thị trấn Ái Tử về phía Tây và quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thị trấn Hồ Xá;
- Đối với các đô thị trên tuyến kết hợp kinh tế, quốc phòng ven biển: Ngoài thị trấn Cửa Việt đã được lập quy hoạch chung xây dựng, nghiên cứu quy hoạch phát triển khu vực Cửa Tùng thành thị trấn trong năm 2007;
- Ngoài 05 thị tứ đã được quy hoạch, cần nghiên cứu tổ chức quy hoạch 05- 06 thị tứ mới trên bốn vùng địa hình đặc thù của tỉnh. Phối hợp với tư vấn Cu Ba quy hoạch xây dựng đảo Cồn Cỏ;
- Phấn đấu đến năm 2010 tỉnh Quảng Trị có 13 đô thị, tăng thêm 01 đô thị so với hiện nay. Trong 13 đô thị có 01 đô thị loại III; 01 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. Xây dựng thị xã Đông Hà trở thành thành phố thuộc tỉnh trước năm 2009. Xây dựng phát triển thêm 01 đô thị mới: Thị trấn Cửa Tùng; ưu tiên giành quỹ đất thích hợp cho phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, thương mại- dịch vụ du lịch... Quy hoạch mở rộng diện tích các vùng ven đô thị tạo điều kiện để nâng cấp đô thị, khai thác có hiệu quả hợp lý quỹ đất hiện có của các đô thị;
- Phấn đấu đến năm 2010, các hệ thống cấp nước sạch được đưa vào vận hành khai thác. Dân cư đô thị được dùng nước sạch đạt 95%; thoát nước và vệ sinh môi trường các đô thị đạt 60%; mạng lưới giao thông được cứng hoá đạt 90% đối với 02 thị xã và 50% đối với các thị trấn. Tập trung cải tạo và xây dựng mới lưới điện đô thị. Xây dựng các công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, tượng đài, các trung tâm văn hóa, thể dục- thể thao, xây dựng thêm các công trình phúc lợi công cộng và các thiết chế văn hóa khác;
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Quy hoạch chi tiết: Phấn đấu đến năm 2010, quy hoạch chi tiết 02 thị xã đạt 90%; các thị trấn đạt 40- 50% diện tích cần thiết kế quy hoạch.
2. Định hướng chiến lược phát triển đô thị đến năm 2020
a) Mục tiêu:
- Ngoài 12 đô thị hiện có, trong giai đoạn 2007- 2010 phát triển thêm 01 đô thị; giai đoạn 2011- 2020 phát triển thêm 02- 03 đô thị mới;
- Điều chỉnh chức năng một số đô thị tạo hệ thống đô thị liên vùng và phát triển một cách có hiệu quả các đô thị có tính chất đặc thù của vùng;
- Ngoài 05 thị tứ có quy hoạch, tổ chức quy hoạch phát triển khoảng 25 thị tứ mới, tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, góp phần công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
b) Các định hướng phát triển:
- Thành phố Đông Hà sau năm 2015 đạt đô thị loại II, chức năng là một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh và một trong những đô thị của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây;
- Thị xã Quảng Trị tổ chức quy hoạch điều chỉnh, bổ sung lần 2 đạt tiêu chí đô thị loại III khoảng năm 2015;
- Đối với thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo: Tổ chức nghiên cứu quy hoạch chung liên hoàn giữa 02 đô thị theo trục Quốc lộ 9, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trước năm 2015. Đồng thời nghiên cứu quy hoạch mới thêm 02- 03 đô thị ở huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông đủ cơ sở đảm nhận chức năng thị trấn huyện lỵ của các huyện khi có đủ điều kiện thành lập đơn vị hành chính mới;
Các thị trấn còn lại giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, thương mại, dịch vụ- du lịch của khu vực và của huyện;
- Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 15 đô thị, tăng thêm 03 đô thị so với năm 2006. Trong 15 đô thị, có 01 thành phố thuộc tỉnh; 01 đô thị loại III; 02 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. Chỉ tiêu điểm đô thị đạt 3,16 đô thị/1000km2, tăng 0,63 đô thị/1000km2 so với năm 2006. Đến năm 2020, dân số đô thị chiếm khoảng 40% dân số toàn tỉnh, diện tích đất xây dựng đô thị chiếm khoảng 4,0% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh;
- Đến năm 2020, 100% đối với các đô thị có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung;
Phấn đấu đến năm 2020 có 100% hệ thống thoát nước đối với thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị; 80% đối với các đô thị được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; 100% mạng lưới giao thông của thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 80% đối với các đô thị còn lại được cứng hóa, hoàn thành đầu tư xây dựng các bến, bãi đỗ xe cho các đô thị; 100% dân cư đô thị được sử dụng điện lưới quốc gia, các trục đường phố chính của đô thị được chiếu sáng, các nút giao thông quan trọng của đô thị được lắp đặt tín hiệu an toàn giao thông; đầu tư xây dựng các lâm viên, công viên, vườn hoa, tượng đài, quảng trường; các khu vui chơi giải trí, các trung tâm văn hóa, thể dục- thể thao. Từng bước quy hoạch xây dựng các công trình ngầm trong đô thị.
3. Các giải pháp thực hiện chủ yếu
Công tác quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước, có sự phù hợp giữa các loại quy hoạch, tránh lãng phí và không hiệu quả, tránh tình trạng quy hoạch treo.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị thông qua việc cải cách thể chế bộ máy quản lý hành chính; bổ sung các văn bản pháp quy về quy chế, quy trình kiểm soát, phát triển đô thị.
Thành lập Trung tâm quy hoạch của tỉnh. Kiện toàn bộ máy làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch các cấp, thực hiện phân công, phân cấp trên cơ sở quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là các huyện, thị xã, thị trấn. Tăng cường trách nhiệm của các Hội nghề nghiệp có liên quan tham gia vào công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng.
Củng cố và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, không xây dựng theo đúng quy hoạch và các quy trình, quy phạm của Nhà nước.
Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đô thị. Tăng cường công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: Xây dựng vỉa hè, cây xanh, thu gom rác thải, giao thông nội bộ... với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Mở rộng cuộc vận động nâng cao nhận thức văn minh đô thị và sự tham gia thực hiện của cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển đô thị.
Tăng cường sự thống nhất đồng bộ trong việc xây dựng và quản lý đô thị, phát huy sức mạnh toàn diện của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể hội nghề nghiệp tạo sự đồng thuận, sức mạnh nhân dân trong công tác phát triển xây dựng quản lý quy hoạch đô thị.
Điều 2. HĐND tỉnh giao trách nhiệm
1. UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được HĐND tỉnh Quảng Trị khoá V, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2007./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 73/NQ-HĐND năm 2012 thông qua chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Quyết định 3228/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển nhà ở đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015
- 3Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về áp dụng tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 1728/QĐ-UBND năm 2007 về Chương trình trọng tâm quy hoạch xây dựng phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007-2010
- 6Quyết định 2274/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong giai đoạn tới
- 8Quyết định 445/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết 73/NQ-HĐND năm 2012 thông qua chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 3228/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển nhà ở đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015
- 5Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về áp dụng tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 1728/QĐ-UBND năm 2007 về Chương trình trọng tâm quy hoạch xây dựng phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007-2010
- 8Quyết định 2274/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 9Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong giai đoạn tới
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020
- Số hiệu: 01/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Viết Nên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực