Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 661/2003/NQLT-HNDVN-UBATGTQG | Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2003 |
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG “HỘI VIÊN, NÔNG DÂN THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG"
Trong những năm qua, tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng, làm chết và bị thương hàng chục nghìn người, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tai nạn giao thông không chỉ xảy ra trên các quốc lộ mà còn xảy ra ở các đường liên huyện, liên xã và cả thôn xóm mà nạn nhân là người nông dân
Trật tự an toàn giao thông đang là vấn đề của toàn xã hội, để giải quyết vấn đề này cần huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 24 tháng 2 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XI và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thống nhất tổ chức cuộc vận động "Hội viên, nông dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông" với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành Pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với hội viên, nông dân trong cả nước.
2. Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động hội viên, nông dân thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
II NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG.
1 Hội viên, nông dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đổng thời vận động, giáo dục gia đình và bà con ở cùng thôn xóm thực hiện.
2. Hội viên, nông dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông; tham gia bảo vệ công trình giao thông, phương tiện giao thông trên địa bàn; ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông như: lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phơi rơm rạ, lúa và hoa màu trên đường giao thông; chăn thả súc vật trên đường giao thông; ném đất đá lên tàu,xe...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP.
1 .Tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các văn bản Pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến từng cán bộ, hội viên và nông dân trong cả nước, trong đó chú trọng ở các vùng ven đô thị và dọc theo các tuyến đường giao thông quan trọng.
2. Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp để làm công tác tuyên truyền viên của Hội Nông dân về trật tự an toàn giao thông.
3. Biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền phổ biến Pháp luật về trật tự an toàn giao thông phù hợp với từng đối tượng là hội viên nông dân.
4. Tăng cường trách nhiệm giám sát việc thực hiện cuộc vận động này theo chức năng của các cấp Hội.
IV- PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.
Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm:
1. Quán triệt quan điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên nông dân. Xác định hoạt động phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một nội dung quan trọng trong công tác Hội và phong trào nông dân.
2. Ban Thường vụ các tỉnh, thành hội chủ động liên hệ , trao đổi với Ban An toàn giao thông của địa phương để thống nhất xây dựng kế hoạch phối hợp trong các hoạt động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
3. Đưa nội dưng tuyên truyền hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào các chương trình hoạt động của Hội để tuyên truyền, giao nhiệm vụ cụ thể cho các chi, tổ hội. Xây dựng chi tổ hội, địa bàn không có tai nạn giào thông.
4. Ban Thường vụ Hội nông dân tinh, thành phố tập trung chỉ đạo các cấp Hội Nông dân thường xuyên tuyên truyền phổ biến tới cán bộ, hội viên, nông dân nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm túc trật tự an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt chi tổ Hội, sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông... theo định kỳ tháng, quý.
5. Trung ương Hội định kỳ thông báo cho Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia kết quả các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cấp Hội Nông dân Việt Nam để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
6. Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện các hoạt động đã nêu tại mục III Nghị quyết này.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có trách nhiệm:
1 Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan thành viên của ủy ban, Ban An toàn giao thông các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cấp Hội Nông dân tỉnh, thành phố thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch này.
2. Thường xuyên.cung cấp thông tin, báo chí, tài liệu về chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước về trật tự an toàn giao thông cho Hội Nông dân Việt Nam. .
3. Hỗ trợ kinh phí cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả cuộc vận động.
4. Chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện về kinh phí, tài liệu tuyên truyền và các điều kiện cần thiết khác cho Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoạt động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông theo nội dung của Nghị quyết liên tịch.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thành lập Ban chỉ đạo chung để chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết liên tịch.
2. Hai bên thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để đôn đốc Hội Nông dân, Ban An toàn giao thông các cấp thực hiện Nghị quyết liên tịch .
3. Hàng năm, Hội Nông dân Việt Nam phối hợp ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và sơ, tổng kết hoạt động, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện nghị quyết.
4. Giao cho Ban Xã hội Hội Nông dân Việt Nam và Văn phòng thường trực ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện nghị quyết liên tịch này và thường xuyên tổng hợp báo cáo kết quả gửi về. Ban Thường vụ trung ương Hội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
T/M ỦY BAN ATGT QUỐC GIA | T/M BCH TW HỘI NÔNG DÂN V/ỆT NAM |
Nơi nhận:
Thường trực Ban bí thư (Để b/c.)
Thủ tướng Chính phủ, (Để b/c)
Ban ATCT, Hội Nông dân tinh, thành.
Ủy viên BCH Hội NDVN,
Ủy viên UBATGTQG.
Lưu Văn phòng
- 1Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 04/2003/CT-TTg thực hiện CT 22-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng, thực hiện NQ 13/2002/2003 về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị quyết liên tịch số 661/2003/NQLT-HNDVN-UBATGTQG về việc tổ chức cuộc vận động Hội viên, nông dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông do Hội Nông dân Việt Nam - Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia ban hành
- Số hiệu: 661/2003/NQLT-HNDVN-UBATGTQG
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 28/07/2003
- Nơi ban hành: Hội Nông dân Việt Nam, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia
- Người ký: Lê Thế Tiệm, Hoàng Diệu Tuyệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra