Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2013/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức;
Sau khi xem xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Có quy định cụ thể kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 7 năm 2013 và thay thế Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành một số chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ tám thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Quy định về một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Đối tượng thu hút: Là công dân có quốc tịch Việt Nam, thuộc một trong số các đối tượng sau:
a) Chuyên gia, nghệ nhân;
b) Giáo sư;
c) Phó giáo sư;
d) Tiến sĩ;
đ) Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II;
e) Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I;
f) Thạc sĩ được đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy;
g) Người đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập;
h) Người đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập;
i) Bác sĩ tốt nghiệp đại học hệ chính quy.
2. Đối tượng đào tạo sau đại học
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể; các cơ quan hành chính nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức hội đặc thù cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
3. Đối tượng không áp dụng
a) Không thu hút: Sinh viên đào tạo theo chế độ cử tuyển; đào tạo theo địa chỉ của tỉnh; sinh viên đào tạo liên thông từ trung cấp hoặc cao đẳng lên đại học;
1. Việc thực hiện chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả;
2. Các đối tượng được thu hút, hỗ trợ đào tạo sau đại học phải có chuyên môn, chuyên ngành phù hợp với nhu cầu sử dụng của tỉnh (theo danh mục thu hút, hỗ trợ đào tạo sau đại học do UBND tỉnh ban hành hàng năm);
3. Ưu tiên tiếp nhận, tuyển dụng đối với người địa phương có đủ các điều kiện hưởng chính sách thu hút theo quy định;
4. Đối tượng thu hút được tuyển dụng bằng hình thức không qua thi tuyển;
5. Đối tượng thu hút và hỗ trợ đào tạo sau đại học phải được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước; các trường đại học, cơ sở đào tạo ở nước ngoài được quốc gia đó hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam công nhận.
CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC
1. Hợp đồng đối với các đối tượng thuộc Khoản 1, Điều 2.
2. Tiếp nhận vào biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định đối với các đối tượng thuộc Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1, Điều 2 và các đối tượng thuộc Điểm f, g, h, i Khoản 1, Điều 2 đã có thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị ở ngoài tỉnh.
3. Tuyển dụng vào biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (sau khi đã thực hiện chế độ tập sự theo quy định) đối với các đối tượng thuộc điểm f, g, h, i Khoản 1, Điều 2 trong trường hợp các đối tượng này chưa có thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị ở ngoài tỉnh.
Điều 5. Điều kiện để được thu hút
1. Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước (có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định).
2. Có trình độ chuyên môn thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực tỉnh có nhu cầu thu hút; chấp hành sự phân công, bố trí của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Có đơn cam kết công tác tại cơ quan, đơn vị tiếp nhận, tuyển dụng ít nhất 5 năm trở lên.
5. Điều kiện về độ tuổi:
a) Đối với thu hút bằng hình thức tiếp nhận: Không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ;
b) Đối với thu hút bằng hình thức tuyển dụng: Không quá 30 tuổi.
1. Đối với các đối tượng hợp đồng: Được trả thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Đối với các đối tượng tiếp nhận, tuyển dụng:
a) Ngoài chế độ tiền lương và các chế độ khác do nhà nước quy định, được hưởng mức hỗ trợ thu hút một lần sau khi vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh như sau:
- Giáo sư: 200 lần mức lương cơ sở;
- Phó giáo sư: 160 lần mức lương cơ sở;
- Tiến sĩ: 140 lần mức lương cơ sở;
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II: 70 lần mức lương cơ sở;
- Thạc sĩ: 60 lần mức lương cơ sở;
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: 50 lần mức lương cơ sở;
- Tốt nghiệp đại học loại giỏi: 40 lần mức lương cơ sở;
- Tốt nghiệp đại học loại khá: 30 lần mức lương cơ sở.
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học loại trung bình: 25 lần mức lương cơ sở.
b) Các đối tượng tuyển dụng, tiếp nhận nếu cam kết tự nguyện đến công tác tại các huyện khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ hoặc các xã vùng 3 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì ngoài chế độ thu hút một lần tại điểm a, khoản 2 Điều này và các chế độ hỗ trợ khác của Trung ương còn được hưởng thêm 50% của từng mức thu hút tương ứng khi làm việc tại huyện; 70% của từng mức thu hút tương ứng khi làm việc tại xã.
Điều 7. Chế độ đãi ngộ đối với đối tượng được tiếp nhận, tuyển dụng theo chính sách thu hút
1. Được ưu tiên tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng (nếu có) làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn khi có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện dự tuyển.
2. Được bố trí nhà ở công vụ hoặc trong 5 năm đầu được trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng, mức trợ cấp bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/tháng; được ưu tiên mua nhà theo dự án nhà ở xã hội của tỉnh.
3. Được hỗ trợ một lần trong 5 năm đầu 100% lãi suất vốn vay tại tổ chức tín dụng theo quy định, mức vay không quá 50 triệu đồng trong thời hạn 05 năm để bảo đảm ổn định cuộc sống tại nơi đến nhận công tác.
Điều 8. Quyền lợi và trách nhiệm của người được thu hút
1. Quyền lợi:
a) Được hưởng các chế độ thu hút đãi ngộ tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này. Thời gian được chi trả mức hỗ trợ thu hút một lần là sau 06 tháng kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng;
b) Được bố trí làm việc theo đúng ngành nghề đào tạo; được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện về môi trường làm việc thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ vào năng lực công tác thực tế, được xem xét đưa vào quy hoạch, cử đi đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo theo quy định.
2. Trách nhiệm:
a) Người được thu hút phải thực hiện cam kết công tác tại cơ quan, đơn vị của tỉnh sau khi được tiếp nhận, tuyển dụng ít nhất là 05 năm trở lên. Trường hợp không thực hiện đủ thời gian công tác đã cam kết thì hoàn trả lại chế độ thu hút theo quy định của pháp luật (trừ lý do bất khả kháng không thực hiện được cam kết như ốm đau, tai nạn…).
b) Người được hưởng chế độ thu hút mà 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì phải hoàn trả 100% số tiền thu hút đã nhận (trừ lý do bất khả kháng không thực hiện được cam kết như ốm đau, tai nạn…).
Điều 9. Thẩm quyền, thời gian giải quyết việc tiếp nhận, tuyển dụng
1. Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đối tượng từ Thạc sĩ, Bác sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I trở lên do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
b) Các đối tượng khác ủy quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ quyết định sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh;
c) Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của đối tượng cần thu hút.
2. Đối với cơ quan Đảng, đoàn thể thực hiện theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Điều 10. Điều kiện cử đi đào tạo được hưởng chính sách
1. Điều kiện về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn:
a) Phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
b) Phải có trình độ, kiến thức, năng lực và đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia khóa đào tạo.
2. Điều kiện về độ tuổi:
a) Tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II: Không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ;
b) Thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: Không quá 40 tuổi.
3. Các điều kiện khác:
a) Có thời gian công tác từ 02 năm trở lên đối với cán bộ, viên chức; 05 năm đối với công chức (không kể thời gian tập sự), trong đó có 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trước khi đi học;
c) Có đủ sức khỏe để tham gia khóa học;
d) Có cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại cơ quan, đơn vị cũ công tác thời gian từ 05 năm trở lên.
1. Đào tạo ở nước ngoài:
a) Tiến sĩ: 80 lần mức lương cơ sở;
b) Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II: 70 lần mức lương cơ sở;
c) Thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: 60 lần mức lương cơ sở.
2. Đào tạo trong nước:
a) Tiến sĩ: 60 lần mức lương cơ sở;
b) Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II: 50 lần mức lương cơ sở;
c) Thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: 40 lần mức lương cơ sở.
Điều 12. Quyền lợi và trách nhiệm của người được hỗ trợ đào tạo
1. Quyền lợi: Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Nghị quyết này.
2. Trách nhiệm
a) Thực hiện cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại cơ quan, đơn vị cũ công tác thời gian từ 05 năm trở lên. Trường hợp không thực hiện đủ thời gian công tác đã cam kết thì phải hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định của pháp luật (trừ lý do bất khả kháng không thực hiện được cam kết như ốm đau, tai nạn…);
c) Khi trở về cơ quan công tác phải chấp hành sự phân công, điều động của cơ quan; ít nhất 04 năm liên tục được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
d) Người được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo mà 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì phải hoàn trả 100% số tiền hỗ trợ đã hưởng (trừ lý do bất khả kháng không thực hiện được cam kết như ốm đau, tai nạn…).
Điều 13. Thẩm quyền, thời gian giải quyết
1. Thẩm quyền cử đi đào tạo
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội đặc thù cấp tỉnh, cấp huyện: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Tỉnh ủy quản lý sau khi có kết luận của Tỉnh ủy; các đối tượng còn lại do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức quyết định sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh;
b) Các cơ quan Đảng, đoàn thể: Thực hiện theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
c) Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của đối tượng được hỗ trợ đào tạo.
2. Thẩm quyền quyết định chi trả chính sách hỗ trợ đào tạo
a) Việc chi trả chính sách hỗ trợ đào tạo do thủ trưởng cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định chi trả theo phân cấp;
b) Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của đối tượng được hỗ trợ đào tạo.
Điều 14. Biên chế và nguồn kinh phí
1. Hàng năm UBND tỉnh dự nguồn biên chế và chỉ đạo các đơn vị có kế hoạch sử dụng biên chế để thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực theo Nghị quyết này.
2. Kinh phí thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
Các đối tượng được thu hút, cử đi đào tạo sau đại học theo Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của HĐND tỉnh chưa được hưởng chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo sau đại học có đủ điều kiện theo Quy định tại Nghị quyết này thì được hưởng chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học theo Nghị quyết này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 51/2012/NQ-HĐND về chính sách đào tạo sau đại học trong nước và ở nước ngoài; chính sách thu hút, sử dụng trí thức do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 5 ban hành
- 2Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án đào tạo ở trong nước nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2012 - 2016
- 3Quyết định 29/2011/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác
- 4Nghị quyết 20/2008/NQ-HĐND quy định chính sách thu hút đối với cán bộ công, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 3381/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020
- 6Quyết định 12/2013/QĐ-UBND Quy định việc cử cán bộ, công, viên chức của tỉnh Gia Lai đi đào tạo sau đại học
- 7Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành từ năm 1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 8Nghị quyết 36/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với viên chức ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề tỉnh Bình Dương
- 9Nghị quyết 130/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 51/2012/NQ-HĐND về Chính sách đào tạo sau đại học trong nước và đào tạo sau đại học ở nước ngoài; chính sách thu hút, sử dụng trí thức do tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Nghị quyết 143/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công, viên chức của tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 06/2016/QĐ-UBND về quy định chi tiết thực hiện Nghị quyết 143/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển cán bộ, công, viên chức của tỉnh Đắk Lắk
- 12Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND và 130/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
- 13Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2016
- 14Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị quyết 20/2008/NQ-HĐND quy định chính sách thu hút đối với cán bộ công, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Nghị quyết 130/2014/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang kèm theo Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND
- 3Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành từ năm 1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 4Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND và 130/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2016
- 6Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật cán bộ, công chức 2008
- 5Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 7Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 8Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 9Luật viên chức 2010
- 10Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 11Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 12Nghị quyết 51/2012/NQ-HĐND về chính sách đào tạo sau đại học trong nước và ở nước ngoài; chính sách thu hút, sử dụng trí thức do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ họp thứ 5 ban hành
- 13Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án đào tạo ở trong nước nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2012 - 2016
- 14Quyết định 29/2011/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác
- 15Quyết định 3381/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020
- 16Quyết định 12/2013/QĐ-UBND Quy định việc cử cán bộ, công, viên chức của tỉnh Gia Lai đi đào tạo sau đại học
- 17Nghị quyết 36/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với viên chức ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề tỉnh Bình Dương
- 18Nghị quyết 130/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 51/2012/NQ-HĐND về Chính sách đào tạo sau đại học trong nước và đào tạo sau đại học ở nước ngoài; chính sách thu hút, sử dụng trí thức do tỉnh Phú Yên ban hành
- 19Nghị quyết 143/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công, viên chức của tỉnh Đắk Lắk
- 20Quyết định 06/2016/QĐ-UBND về quy định chi tiết thực hiện Nghị quyết 143/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển cán bộ, công, viên chức của tỉnh Đắk Lắk
Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về Quy định chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 96/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Vương Mí Vàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra