- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Nghị định 23-CP năm 1996 hướng dẫn Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ
- 3Nghị định 55/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
- 4Thông tư 191/2009/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 3659/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Quảng Ninh
- 6Kế hoạch 3478/KH-UBND năm 2014 bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội do Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ nội vụ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 7 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT CÔNG TÁC THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005;
Trên cơ sở Báo cáo số 40/BC-HĐND ngày 09/7/2013 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh và ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành với Báo cáo kết quả giám sát công tác thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, qua 5 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; nhận thức của hệ thống chính trị, của xã hội, của gia đình và bản thân người phụ nữ về bình đẳng giới được nâng cao rõ rệt. Phụ nữ ngày càng tích cực tham gia công tác xã hội; quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực được các ngành, các cấp quan tâm; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ được quan tâm hơn trong công tác đào tạo, bố trí, sử dụng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng; nhiều phụ nữ đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; khoảng cách giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình được thu hẹp dần, vai trò, vị trí của phụ nữ từng bước được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn nhất định như: Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật Bình đẳng giới tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa có sự tham gia đồng bộ của hệ thống chính trị nên chưa tạo được bước đột phá và hiệu quả rõ nét; định kiến về giới, tư tưởng trọng nam giới hơn nữ giới vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội; thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình nhiều hơn nam giới và tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới; việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa còn khó khăn trở ngại, tỷ lệ nữ có học hàm, học vị còn thấp so với nam giới, chỉ số chênh lệch giới tính khi sinh tại một số địa phương cao; tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em gái, vấn đề buôn bán phụ nữ qua biên giới, ra nước ngoài, môi giới kết hôn bất hợp pháp còn xảy ra chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực để phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội tại một số địa phương, đơn vị còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới chưa được đảm bảo về số lượng và chất lượng; công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức sơ kết, tổng kết về tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên... do đó, đã phần nào làm hạn chế vai trò của phụ nữ trong các hoạt động, ảnh hưởng đến việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Điều 2. Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã nêu trong Báo cáo kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tiếp thu và tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kiến nghị đã được đề cập trong Báo cáo kết quả giám sát. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung, phương pháp để phổ biến sâu rộng về Luật Bình đẳng giới, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, từng địa bàn, trong đó tập trung ưu tiên vùng nông thôn, vùng có nhiều hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm, công tác giáo dục giới tính, bình đẳng giới trong và ngoài nhà trường với nội dung và hình thức thích hợp để góp phần định hình các giá trị bình đẳng giới cho thế hệ trẻ; nghiên cứu đưa nội dung về bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh.
2. Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai, thực hiện bình đẳng giới đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; chú trọng việc lồng ghép giới vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương.
3. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch 3659/KH-UBND ngày 01/8/2012 và Kế hoạch số 3478/KH-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình quốc gia bình đẳng giới và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Quảng Ninh, trong đó, cần chú trọng việc triển khai thực hiện mô hình: Hỗ trợ các xã xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới.
4. Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động - TB và XH, Bộ Nội vụ, nghiên cứu thành lập Phòng bình đẳng giới trực thuộc Sở Lao động - TB và XH theo hướng sắp xếp, điều chuyển trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, không tăng thêm biên chế; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của tỉnh phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác bình đẳng giới; các địa phương tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và các địa phương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. Triển khai, cụ thể hóa các quy định của Trung ương, của tỉnh trong việc thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm; đối với các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
6. Thực hiện tốt các chính sách đối với lao động nữ được quy định tại Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ và các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Đặc biệt, có giải pháp quản lý, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các cơ sở y tế công lập, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở siêu âm, phòng khám đối với những trường hợp thông tin chuẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lý do giới tính.
8. Lập dự toán kinh phí hằng năm chi cho hoạt động bình đẳng giới theo quy định tại Thông tư số: 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Có biện pháp, giải pháp huy động nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
9. Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và các Chương trình, Kế hoạch hoạt động về bình đẳng giới theo quy định.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra các chính sách của HĐND tỉnh ban hành liên quan đến Luật Bình đẳng giới;
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/7/2013 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/2009/CT-UBND thực hiện Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 31/2008/CT-UBND tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Báo cáo 25/BC-HĐND năm 2013 kết quả giám sát tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới và kết quả thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Chỉ thị 18/2010/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bình đẳng giới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2017 triển khai tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Nghị định 23-CP năm 1996 hướng dẫn Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội do Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ nội vụ ban hành
- 6Nghị định 55/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
- 7Chỉ thị 11/2009/CT-UBND thực hiện Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Thông tư 191/2009/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do Bộ Tài chính ban hành
- 9Chỉ thị 31/2008/CT-UBND tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Báo cáo 25/BC-HĐND năm 2013 kết quả giám sát tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới và kết quả thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 11Kế hoạch 3659/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Quảng Ninh
- 12Kế hoạch 3478/KH-UBND năm 2014 bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Quảng Ninh
- 13Chỉ thị 18/2010/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bình đẳng giới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 14Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2017 triển khai tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nghị quyết 94/NQ-HĐND năm 2013 về kết quả giám sát công tác thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 94/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực