HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2015/NQ-HĐND | Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2015 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Trên cơ sở xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan và ý kiến các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan hữu quan; HĐND tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau đây:
I. Nhiệm vụ chung và các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2016.
1. Nhiệm vụ chung:
Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, triển khai thực hiện tốt các khâu đột phá, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng GRDP : 7,5%
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành:
+ Công nghiệp - xây dựng : 9,1%
+ Dịch vụ : 8,5%
+ Nông, lâm, thủy sản : 3,3%
- Sản lượng lương thực : 780.000 tấn
- Sản lượng hải sản khai thác : 198.200 tấn
- Kim ngạch xuất khẩu : 475 triệu USD
Trong đó, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa : 313 triệu USD
- Tổng thu ngân sách nhà nước : 7.550 tỷ đồng
Trong đó: Thu nội địa : 5.050 tỷ đồng
- Chi đầu tư phát triển (ngân sách tập trung) : 1.032 tỷ đồng
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 0,91%
- Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học đúng độ tuổi : 99,9%
- Giải quyết việc làm : 24.000 lao động
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới 2016-2020) : 1,2%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng : 8,9%
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,5%; trong đó có 59,2% hộ dân sử dụng nước sạch.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý đạt 91%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.
- Tỷ lệ độ che phủ (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm): 53,5%.
II. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu.
1. Về kinh tế: Tập trung triển khai các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; kích thích tiêu dùng và tăng kích cầu đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tích cực tìm nguồn vốn và thu hút đầu tư để Bình Thuận sớm trở thành 3 trung tâm mang tầm quốc gia: Trung tâm năng lượng, trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan, trung tâm du lịch thể thao biển.
a) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên những nhà đầu tư có năng lực mạnh, suất đầu tư cao, công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Nâng cao giá trị thương phẩm và khả năng cạnh tranh các sản phẩm; cải thiện môi trường đầu tư và chuẩn bị điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thủy điện, nhiệt điện, điện gió. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) tăng 10,1% so với năm 2015.
b) Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn. Phát triển vững chắc các loại cây trồng chủ lực, lợi thế của tỉnh; gắn chặt sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm lợi thế và có khả năng cạnh tranh cao. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, bán công nghiệp và công nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào làm giao thông nông thôn, làm thủy lợi nhỏ. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho khu vực miền núi; từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng thoát nghèo bền vững. Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu; chủ động khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, từng bước ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách của Chính phủ về phát triển thủy sản đối với ngư dân. Phát triển và nhân rộng mô hình khai thác xa bờ gắn với dịch vụ, sơ chế, bảo quản sản phẩm trên biển; duy trì mô hình tổ đoàn kết sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá góp phần bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Phát triển nuôi trồng các loại thủy sản có lợi thế, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện từng vùng theo quy hoạch, nhất là vừng nuôi tôm giống, tôm thương phẩm; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và giữ vững thương hiệu tôm giống của tỉnh.
c) Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; chú trọng khai thác du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng, các khu vui chơi giải trí, phát triển các môn thể thao trên biển. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh, môi trường ở các khu, điểm du lịch; thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát vệ sinh môi trường tại một số điểm ở thành phố Phan Thiết. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết với các khu điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng và cả nước. Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng” và giữ vững thương hiệu khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né. Phát triển các khu du lịch cộng đồng, các khu vui chơi giải trí; xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. Từng bước tạo điều kiện phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý.
d) Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu các sản phẩm lợi thế; đồng thời xây dựng và giữ vững chất lượng thương hiệu một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như: Thanh long, cao su, nước mắm Phan Thiết, nước khoáng Vĩnh Hảo, mũ trôm, tôm giống, hải sản chế biến,... Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tăng cường kiểm soát giá cả, quản lý thị trường; kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường.
đ) Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác đền bù giải tỏa, gắn với thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng các công trình, nhất là các công trình trọng điểm, quan trọng, bức xúc và các dự án lớn trên địa bàn tỉnh như: Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, sân bay Phan Thiết, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; các khu, cụm công nghiệp và các dự án về năng lượng. Kiên quyết xử lý và thu hồi các dự án chậm triển khai không có lý do chính đáng. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và vốn đầu tư nước ngoài.
e) Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ quỹ đất. Tăng cường công tác quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra; đôn đốc thu các khoản nợ đọng ngân sách. Bố trí chi ngân sách tích cực, tiếp tục thực hiện tốt tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí khi sử dụng vốn đầu tư công; tập trung bố trí vốn cho đầu tư phát triển, nhất là các công trình trọng điểm, hạn chế việc tạm ứng vốn cho các công trình, dự án phát sinh chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm đúng dự toán, đúng chế độ quy định, triệt để tiết kiệm chi. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng, ngân hàng đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh; ưu tiên cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
g) Tăng cường công tác quản lý đô thị và các khu dân cư tập trung; quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là quặng sa khoáng titan. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường khi xem xét, chấp thuận các dự án đầu tư; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
2. Về văn hóa - xã hội:
a) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học; phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp học, bậc học, học sinh tốt nghiệp THPT đạt mức bình quân của cả nước; chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh - sinh viên. Triển khai có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020; tập trung xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; từng bước thực hiện chuẩn hóa trường học, tiếp tục duy trì, giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, tiểu học đúng độ tuổi và THCS.
b) Phát huy có hiệu quả các chương trình khoa học - công nghệ; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nhất là các lĩnh vực có khả năng tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và gắn công nghệ thông tin với cải cách thủ tục hành chính, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp.
c) Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, gắn với nâng cao trình độ chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế ở mức phù hợp theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Chủ động triển khai công tác y tế dự phòng, phát hiện kịp thời và khống chế các loại dịch bệnh, không để lây lan. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống trẻ suy dinh dưỡng. Quản lý chặt chẽ giá thuốc và chất lượng thuốc chữa bệnh. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tích cực vận động tuyên truyền để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73%.
d) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội gắn với giảm nghèo bền vững; chăm lo đời sống các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tiếp tục đẩy manh và đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu và đúng thực chất; phát huy thế mạnh những môn thể thao mũi nhọn, tiềm năng của tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phục vụ các ngày Lễ lớn.
3. Về quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội:
a) Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới; thực hiện tốt công tác tuyển quân; bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm nguy hiểm; phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vượt biên, hoạt động tôn giáo trái phép. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn giao thông; kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát quản lý việc chấp hành luật lệ giao thông.
b) Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật; giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh ngay từ cơ sở góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp.
4. Về công tác xây dựng chính quyền và phòng, chống tham nhũng, lãng phí:
a) Tập trung tổ chức tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (khóa XIV), đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tiếp tục xây dựng, nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp của tỉnh. Thực hiện công khai, minh bạch gắn với làm tốt phân công, phân cấp; làm rõ trách nhiệm từng cơ quan, từng ngành trong hoạt động của bộ máy chính quyền. Rà soát, kiện toàn về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng hướng dẫn của Trung ương. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án cải cách công vụ; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông.
b) Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng cơ quan, đơn vị và địa phương. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên thanh tra, tự kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao có kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 77/2014/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Nghị quyết 81/2015/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Nghị quyết 79/2015/NQ-HĐND bổ sung danh mục công trình, dự án sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; danh mục công trình, dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện năm 2015 và danh mục công trình phải cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm (2016 - 2020)
- 6Nghị quyết 159/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Nghị quyết 135/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 8Nghị quyết 196/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Lạng Sơn
- 9Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 10Quyết định 364/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 86/QĐ-UBND Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 77/2014/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Nghị quyết 81/2015/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Nghị quyết 79/2015/NQ-HĐND bổ sung danh mục công trình, dự án sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; danh mục công trình, dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện năm 2015 và danh mục công trình phải cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm (2016 - 2020)
- 7Nghị quyết 159/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Nghị quyết 135/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 9Nghị quyết 196/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Lạng Sơn
- 10Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 11Quyết định 364/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 86/QĐ-UBND Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Nghị quyết 92/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 92/2015/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực