- 1Quyết định 87/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Chỉ thị 33/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2006/NQ-HĐND | Lai Châu, ngày 27 tháng 7 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ CHUẨN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010 TỈNH LAI CHÂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006-2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 358/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh Lai Châu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Lai Châu; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Lai Châu với những nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và trong cả nước. Cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội.
Phát huy lợi thế về cửa khẩu, các tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu để phát triển các ngành kinh tế. Tập trung xóa đói giảm nghèo, hoàn thành cơ bản định canh định cư. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
2. Các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010.
a/ Về kinh tế.
(1). Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 - 2010 là 14 -15%/năm.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ: 32-35-33 (%).
- Khu vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong khoảng 5 - 6%/năm; đến năm 2010 chiếm khoảng 32% tổng số GDP.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong khoảng 26 - 27%/năm; đến năm 2010 chiếm khoảng 35% GDP.
- Khu vực dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong khoảng 17 - 18%/năm; tỷ trọng đến năm 2010 chiếm khoảng 33% GDP.
(2). Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 7 triệu đồng, tăng 2 lần so năm 2005, bằng 45% bình quân cả nước;
(3). Tổng sản lượng lương thực đạt trên 150.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 400kg/người/năm.
(4). Tăng thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu đến 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 160 tỷ đồng.
(5). Tăng nhanh giá trị hàng xuất khẩu, đến 2010 tổng giá trị hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương đạt 10 triệu USD/năm.
(6). Cây công nghiệp: trong giai đoạn 2006 - 2010 phấn đấu trồng mới 500 ha chè, 1.000 ha cây thảo quả.
(7). Tỷ lệ tăng đàn gia súc đạt 6 - 7%/năm.
(8). Độ che phủ rừng đến năm 2010 đạt trên 45%.
(9). Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển cây cao su và phát triển kinh tế trang trại.
b/ Về mục tiêu xã hội
(10). Thực hiện tái định cư cho 6.000 - 7.000 hộ nằm trong vùng ngập của dự án thủy điện Sơn La và các dự án thuỷ điện khác.
(11). Đến năm 2006 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đến 2010 có trên 70% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.
(12). Đến năm 2010, 100% số xã và 80% số hộ được sử dụng điện;
(13). Trên 80% dân số đô thị và 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
(14). Năm 2010 có trên 90% hộ dân được nghe đài phát thanh, trên 80% hộ dân được xem truyền hình. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc.
(15). Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2,2%/năm, trong đó, tăng tự nhiên 1,8%, tăng cơ học 0,4%; Quy mô dân số đến năm 2010 là 368 ngàn người. Mức giảm tỷ lệ sinh trung bình hàng năm 1,02%o.
(16). Củng cố và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2008; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009.
(17). Đến năm 2010 có 50% số xã có Trạm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định của Bộ Y tế; phấn đấu đạt 5 bác sỹ/1 vạn dân, 50% số xã có bác sỹ.
(18). Đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn đói nghèo mới); Giải quyết việc làm cho 4.000 - 4.500 người/năm; Cai nghiện ma tuý cho 1.000 lượt người/năm.
(19). Nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đến năm 2010 đạt 25%.
(20). Hàng năm có 100 làng, bản, khu phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá, trong đó có ít nhất 30% được công nhận đạt chuẩn cấp huyện và cấp tỉnh. Đến năm 2010 có 50% số bản đạt danh hiệu bản, làng văn hoá; 90% tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
(21). Xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh trong sạch, vững mạnh. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010.
1. Xây dựng các quy hoạch ngành, các lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm. Nâng cao chất lượng các nghiên cứu, dự báo về thị trường trong các dự án quy hoạch, bảo đảm phát triển chủ động và bền vững.
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư theo hướng: Thực hiện phân cấp và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong quản lý đầu tư như: Trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan thẩm định, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị thi công trong từng khâu công việc và chất lượng công trình. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý dự án, định kỳ luân chuyển Trưởng Ban quản lý dự án.
2. Tiến hành điều tra nguồn tài nguyên của tỉnh, xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nhất là: Đất đai, rừng, khoáng sản, nguồn nước. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chú trọng đến phát triển vốn rừng, bảo vệ nguồn nước, các gien thực vật, động vật quý hiếm, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu ngân sách để phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng các đô thị.
3. Xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt, chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tối đa nguồn ngân sách Nhà nước để hoàn thành những công trình hạ tầng chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4. Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách về khuyến khích phát triển khu kinh tế cửa khẩu, hỗ trợ xuất khẩu, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, chính sách thương mại đường biên để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với Châu Hồng Hà.
Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thị trường và hoàn thiện cơ chế hoạt động thương mại; cơ chế khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
5. Xây dựng chương trình, dự án và chính sách cụ thể để phát triển các ngành, sản phẩm, lĩnh vực quan trọng, nhất là chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo vệ và phát triển vốn rừng như: Chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh; Chính sách phát triển các vùng chuyên canh tập trung và trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; Chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Ban hành các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục thực hiện tốt chương trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
6. Xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề; Ban hành chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; Chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công tác ở các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn.
Xây dựng chương trình, dự án với những mục tiêu, nội dung, giải pháp và tiến độ thực hiện cụ thể để triển khai thực hiện đề án "Xây dựng xã hội học tập" theo quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, Đảng viên và nhân dân nhận thức về yêu cầu quan trọng, cấp bách của việc phát triển kinh tế - xã hội.
7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để xử lý, ngăn chặn các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường củng cố xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, chủ động trong mọi tình huống ứng phó kịp thời và hiệu quả các vấn đề về chính trị - an ninh.
8. Tiếp tục củng cố hệ thống chính trị và nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở địa phương, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với phân cấp cho chính quyền cấp dưới để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý và điều hành.
9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong 5 năm 2006-2010.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Giao cho UBND tỉnh cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm trình HĐND tỉnh quyết định. Tổ chức, chỉ đạo các ngành các cấp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
- Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh phối hợp giám sát UBND tỉnh, các cấp, các ngành thực hiện Nghị quyết này.
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên thực hiện giám sát, động viên mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy quyền làm chủ, tích cực thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 7 năm 2006./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2014 do Tỉnh Lai Châu ban hành
- 2Quyết định 1235/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 112/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Chỉ thị 33/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1235/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 72/2006/NQ-HĐND phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 72/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 27/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Lỳ Khai Phà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực