Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 546/NQ-HĐND | Kiên Giang, ngày 14 tháng 01 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ;
Xét Tờ trình số 279/TTr-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết phê chuẩn Đề án tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 85/BC-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án số 2930/ĐA-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 (kèm theo Đề án).
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa IX, Kỳ họp thứ Hai mươi sáu thông qua ngày 13 tháng 01 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2930/ĐA-UBND | Kiên Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2020 |
I. SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Từ năm 2016 đến nay, công tác tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của DQTV trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Lực lượng DQTV hằng năm được củng cố, kiện toàn có số lượng hợp lý, biên chế đủ thành phần lực lượng, chất lượng từng bước được nâng lên; công tác đào tạo, tập huấn, huấn luyện hằng năm đạt chỉ tiêu kế hoạch; công tác quản lý nhà nước về DQTV từng bước đi vào nề nếp; các chế độ chính sách cho DQTV đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc đó là: Công tác xây dựng lực lượng DQTV ở cấp cơ sở một số nơi chất lượng đạt chưa cao; tổ chức lực lượng Dân quân thường trực chưa đủ quân số theo quy định; kinh phí địa phương đảm bảo cho DQTV tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế; Đề án số 06/ĐA-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh xây dựng, huấn, luyện, hoạt động và chế độ, chính, sách đối với lực lượng DQTV giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh đã hết hiệu lực thi hành.
Để bảo đảm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Luật DQTV năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV, việc ban hành Đề án tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
a) Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật
- Căn cứ Luật DQTV năm 2019;
- Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước năm 2015;
- Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật DQTV về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với DQTV;
- Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Luật DQTV về tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho DQTV;
- Căn cứ Thông tư số 76/2020/TT-BQP ngày 23/6/2021 của Bộ Quốc phòng quy định trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của DQTV;
- Căn cứ Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020 của Bộ Quốc phòng quy định, thực hiện một số điều của Luật DQTV về tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.
b) Căn cứ thực tiễn
Toàn tỉnh có 13 huyện, 02 thành phố trực thuộc, có 02 huyện đảo (Phú Quốc và Kiên Hải), 07 huyện ven biển; toàn tỉnh có 145 xã, phường, thị trấn trong đó có 17 xã đảo, 32 xã ven biển, 7 xã biên giới bộ. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị của tỉnh ổn định, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường; kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều chính sách được ban hành phát huy hiệu quả, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác đối ngoại ngày càng được mở rộng.
Lực lượng DQTV hiện có 21.669 người, đảng viên, chiến 26,45%; lực lượng DQTV hằng năm được tập huấn, huấn luyện, diễn tập đúng quy định, chất lượng DQTV hoạt động được nâng lên; lực lượng DQTV đã phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giúp nhân dân phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở địa phương, cơ sở.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm chỉ đạo
Xây dựng lực lượng DQTV phải theo quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo số lượng hợp lý, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị là chính; quy mô tổ chức phù hợp, tổ chức biên chế đủ thành phần lực lượng, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân thường trực đúng quy định; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
2. Mục tiêu
Xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp; tổ chức biên chế lực lượng DQTV có số lượng phù hợp, đúng quy định, chú trọng củng cố xây dựng lực lượng DQTV những nơi có tình hình an ninh chính trị phức tạp, không dàn đều, không để cơ sở “trắng” DQTV, đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức. Duy trì tỉ lệ DQTV đạt 1,17-1,3% so với dân số, tỉ lệ đảng viên hằng năm đạt 26% trở lên. Bảo đảm tốt kinh phí cho xây dựng, hoạt động của lực lượng DQTV theo quy định Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phát huy khả năng bảo đảm tại chỗ, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng DQTV.
3. Phạm vi Đề án
Đề án quy định về quy mô tổ chức biên chế, phân cấp tổ chức tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập và bảo đảm kinh phí cho hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Làm cơ sở pháp lý để cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức, triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
1. Quy mô tổ chức biên chế DQTV
a) Biên chế
Thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 77/2020/TT-BQP (Phụ lục I).
b) Về số lượng, chất lượng DQTV toàn tỉnh.
- Tổng số DQTV toàn tỉnh 21.159 người, đạt tỷ lệ DQTV đạt 1,17% so với dân số; lực lượng kết nạp mới và cho ra hằng năm từ 20% đến 25% so với tổng số lực lượng DQTV.
- Tiếp tục duy trì tỷ lệ đảng viên trong DQTV hằng năm đạt trên 26% (trong đó Đảng viên trong Dân quân Đạt 20%, tự vệ đạt trên 60%. Cán bộ Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, 100% là đảng viên; cán bộ ấp đội, khu đội, trung đội trưởng 90% là đảng viên; cán bộ tiểu đội, khẩu đội 65% là đảng viên); đoàn viên đạt 65% trở lên; 100% chi bộ quân sự có cấp ủy.
c) Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức, ấp (khu) đội trưởng.
- Ban CHQS cấp xã:
Đối với xã Loại I, xã biên giới, ven biển, đảo: 05 người (01 Chỉ huy trưởng, 02 Phó Chỉ huy trưởng, 01 Chính trị viên, 01 Chính trị viên phó).
Đối với xã Loại II: 04 người (01 Chỉ huy trưởng, 01 Phó Chỉ huy trưởng, 01 Chính trị viên, 01 Chính trị viên phó).
- Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở: Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp; Chính trị viên phó, Phó Chỉ huy trưởng, cán bộ Ban CHQS cơ quan, tổ chức đều là cán bộ kiêm nhiệm.
- Cán bộ ấp (khu đội): Tổng số cán bộ ấp (khu) đội trưởng kiêm tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ 950 người.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập
a) Đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã
Thực hiện theo Điều 26 Luật DQTV năm 2019.
b) Tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao DQTV
Tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thi hội thao DQTV thực hiện theo quy định tại Thông tư 69/2020/TT-BQP.
3. Xây dựng mô hình điểm về DQTV
- Cấp tỉnh: Chọn đơn vị “Dân quân cơ động xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao ổn định cuộc sống tích cực tham gia làm công tác vận động quần chúng” làm mô hình điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh;
- Cấp huyện: Mỗi địa phương xây dựng 01 mô hình điểm theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
4. Hoạt động của DQTV
Thực hiện theo Chương IV Luật DQTV năm 2019.
1. Kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án
Tổng kinh phí địa phương đảm bảo cho thực hiện Đề án từ năm 2021-2025 là: 857.530.160.000 đồng (Phụ lục II); Trong đó ngân sách nhà nước đảm bảo 854.601.605.000 đồng, kinh phí của các đơn vị doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo 2.928.555.000 đồng. Cụ thể các khoản như sau:
a) Kinh phí đảm bảo xây dựng lực lượng DQTV (Phụ lục III)
- Thực hiện theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 38 Luật DQTV năm 2019; mức chi đảm bảo cho xây dựng lực lượng Dân quân hằng năm 600.000 đồng/quân.
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 9.600.000.000 đồng
b) Kinh phí đảm bảo chế độ trang phục, sao mũ, phù hiệu DQTV (Phụ lục IV).
- Thực hiện theo Điều 6 Nghị định 72/2020/NĐ-CP.
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2022-2025: 75.313.868.000 đồng.
- Riêng trang phục cho DQTV năm 2021 được đảm bảo theo Đề án số 06/ĐA-UBND.
c) Kinh phí đảm bảo công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật cho DQTV (Phụ lục V).
- Thực hiện theo Thông tư 76/2020/TT-BQP.
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 8.099.450.000 đồng.
d) Kinh phí đảm bảo phụ cấp cho cán bộ Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, cán bộ ấp (khu) đội trưởng (Phụ lục VI)
Thực hiện theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phụ cấp hằng tháng đối với cán bộ Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và cán bộ ấp (khu) đội trưởng tại thời điểm hiện tại.
Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 109.357.656.000 đồng.
đ) Kinh phí đảm bảo phụ cấp chức vụ chỉ huy, quản lý đối với cán bộ DQTV (Phụ lục VII).
- Thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP.
- Kinh phí nhà nước đảm bảo từ năm 2021-2025: 52.576.140.000 đồng.
- Kinh phí đảm bảo chi tạp chí đảm bảo phụ cấp chức vụ Chỉ huy, quản lý đối với cán bộ tự vệ thuộc các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo: 2.690.940.000 đồng.
Cộng: 55.267.080.000 đồng.
e) Kinh phí đảm bảo Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự (Phụ lục VIII)
- Thực hiện theo Điều 9 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 24.318.588.000 đồng.
g) Kinh phí đảm bảo cho lực lượng Dân quân thường trực (Phụ lục IX)
- Thực hiện theo Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 323.181.776.000 đồng.
h) Kinh phí chi cho tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao DQTV và diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã (Phụ lục X).
- Thực hiện theo Điều 11, Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP và Thông tư 69/2020/TT-BQP.
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 250.000.022.000 đồng.
- Riêng kinh phí diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã đảm bảo 120.000.000 đồng/cuộc; căn cứ vào tình hình quy mô, tính chất cuộc diễn tập nếu kinh phí trên không đủ thì UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thành phố bổ sung lấy từ nguồn ngân sách dự phòng của huyện, thành phố.
i) Đảm bảo xây dựng mô hình điểm đơn vị DQTV (Phụ lục XI).
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về DQTV và tình hình hoạt động thực tế của mô hình.
- Kinh phí đảm bảo từ năm 2021-2025: 429.480.000 đồng.
k) Kinh phí đảm bảo tạp chí cho Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức và đơn vị DQTV (Phụ lục XII).
- Thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP.
- Kinh phí nhà nước đảm bảo từ năm 2021-2025: 1-724.625.000 đồng.
- Kinh phí đảm bảo chi tạp chí cho các đơn vị dân quân tự vệ thuộc các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo: 237.615.000 đồng.
Cộng: 1.962.240.000 đồng.
2. Phân kỳ kinh phí đảm bảo (Phụ lục XIII)
a) Ngân sách nhà nước đảm bảo
- Kinh phí thực hiện năm 2021: 167.980.301.800 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2022: 193.401.074.800 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2023: 158.310.389.800 đồng
- Kinh phí thực hiện năm 2024: 177.077.823.800 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2025: 157.832.005.800 đồng.
Cộng: 854.601.605.200 đồng.
Bằng chữ: Tám trăm năm mươi bốn tỷ, sáu trăm lẻ một triệu, sáu trăm lẻ năm nghìn đồng.
b) Kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo
- Kinh phí thực hiện năm 2021: 585.711.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2022: 585.711.000 đồng
- Kinh phí thực hiện năm 2023: 585.711.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2024: 585.711.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2025: 585.711.000 đồng.
Cộng: 2.928.555.000 đồng.
Bằng chữ: Hai tỷ chín trăm hai mươi tám triệu, năm trăm năm lăm nghìn đồng.
3. Lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án
- Ngoài các quy định trên kinh phí đảm bảo khác đối với cán bộ chiến sỹ trong lực lượng DQTV được thực hiện theo quy định của Luật DQTV năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV năm 2019. Các khoản kinh phí đảm bảo cho DQTV được tính trên mức lương cơ sở 1.490.000 đồng, được điều chỉnh trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh, mức tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
- Căn cứ Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV và quy định của địa phương; trên cơ sở nội dung của Đề án, hằng năm giao Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lập dự toán kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án đúng pháp luật quy định.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
Thực hiện theo Điều 36 Luật DQTV năm 2019.
5. Nhiệm vụ chi của địa phương, cơ quan, tổ chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật DQTV năm 2019.
V. THỜI GIAN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn thứ nhất: Từ tháng 8 năm 2020 đến hết năm 2020.
- Xây dựng và hoàn chỉnh Đề án, các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án trình các cấp phê duyệt.
- Khảo sát thực trạng tổ chức, biên chế, trang bị và hoạt động của lực lượng DQTV. Trên cơ sở đó chọn huyện, 01 xã, và 1 đơn vị tự vệ tổ chức xây dựng điểm để rút kinh nghiệm.
- Chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức theo Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật DQTV.
2. Giai đoạn thứ hai: Từ năm 2021 đến năm 2024.
- Tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
- Hằng năm, Ban CHQS các cấp tham mưu UBND cùng cấp tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề xuất bổ sung nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện Đề án.
3. Giai đoạn thứ ba: Năm 2025.
- Khảo sát kết quả, tiến độ thực hiện tính khả thi, pháp lý chuẩn bị cho tổng kết Đề án.
- Tổng kết rút kinh nghiệm kết quả thực hiện Đề án và xây dựng Đề án giai đoạn 2026-2030.
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chương trình hành động và tổ chức thực hiện xây dựng lực lượng DQTV và bảo đảm chế độ chính sách, trang phục, công cụ hỗ trợ cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ kinh phí hoặc vật lực một số nguồn địa phương chưa đảm bảo đủ (quân trang, công cụ hỗ trợ...).
- Xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV có chất lượng, hoạt động hiệu quả.
- Hằng năm lập kế hoạch xây dựng lực lượng DQTV và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, lập kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng theo Đề án; chỉ đạo xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao xây dựng, sơ kết, tổng kết mô hình điểm đơn vị DQTV; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết tổng kết công tác xây dựng lực lượng DQTV, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
- Tham mưu UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu Hội thi, hội thao, diễn tập, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, tập huấn, huấn luyện lực lượng DQTV hằng năm; lập dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng, hội thi, hội thao, tập huấn, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh; kinh phí đảm bảo trang phục, đảm bảo công cụ hỗ trợ...
- Chọn nguồn đưa đi đào tạo cán bộ ngành Quân sự cơ sở và sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo đạt hiệu quả.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV ở các địa phương, cơ sở tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV theo quy định.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở ban, ngành liên quan triển khai thực các nội dung Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên bố trí kinh phí xây dựng trụ sở làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo quy định của pháp luật.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện và giải quyết các chế độ, chính sách cho DQTV thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở Đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt và quyết định giao chỉ tiêu hội thi, hội thao, diễn tập, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, tập huấn, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ và trên cơ sở dự toán chi tiết từng năm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí đảm bảo các nội dung hoạt động cho DQTV trên địa bàn tỉnh theo quy định.
6. Sở Y tế
Theo chức năng, nhiệm vụ, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc khám sơ tuyển sức khỏe đầu vào DQTV và bảo đảm khám chữa bệnh cho lực lượng DQTV trên địa bàn toàn tỉnh.
7. Sở Tư pháp
Phối hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV, các văn bản có liên quan; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong việc tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác DQTV trình UBND tỉnh ban hành thực hiện.
8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các mặt bảo đảm về công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách có liên quan đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh.
9. UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung Đề án đến cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã. Chỉ đạo cơ quan Quân sự cấp huyện tham mưu xây dựng Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV giai đoạn 2021-2025 của địa phương; chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV giai đoạn 2021-2025 ở cơ sở, xây dựng mô hình điểm đơn vị DQTV.
- Tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.
- Định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác DQTV, khắc phục kịp thời những thiếu sót, đồng thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tốt; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 59/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án “Xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025”
- 2Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 55/2020/QĐ-UBND về Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Dân quân tự vệ 2019
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ
- 6Nghị quyết 59/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án “Xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025”
- 7Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 8Quyết định 55/2020/QĐ-UBND về Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết 546/NQ-HĐND năm 2021 về phê chuẩn Đề án tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 546/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Văn Huỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra