Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2012/NQ-HĐND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAQP);

Sau khi xem xét Tờ trình số 9236/TTr-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Đề án Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 kèm theo Tờ trình số 9236/TTr-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh với các nội dung chính như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Đề án Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản áp dụng:

a) Đối với các cơ sở chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi, chế biến, kinh doanh gia súc, gia cầm gồm:

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại;

- Nông hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng VietGAHP (vùng GAHP thuộc dự án Lifsap);

- Cơ sở giết mổ tập trung, chế biến;

- Cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật (siêu thị, cửa hàng, chợ, truyền thống);

- Chợ đầu mối kinh doanh gia cầm sống;

- Nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAQP hoặc các tiêu chuẩn tương đương; sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

Chăn nuôi bền vững chiếm 50% trong tổng trang trại chăn nuôi toàn tỉnh. Khoảng 880.000 con heo, 6.200.000 con gà.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản bền vững chiếm 50% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. 100% lao động tham gia các hình thức nuôi trồng thủy sản bền vững được đào tạo. Xây dựng và công bố 02 thương hiệu sản phẩm nuôi trồng thủy sản bền vững đặc trưng của vùng. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản bền vững.

Từng bước hình thành và phát triển thương hiệu hàng hóa ngành chăn nuôi của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2015:

+ Chăn nuôi:

Tổng đàn heo 1.800.000 con (đàn heo nái khoảng 222.000 con), sản lượng thịt khoảng 200.000 tấn/năm; chăn nuôi trang trại chiếm 70%.

Đàn gà 11.000.000 con; chăn nuôi trang trại chiếm 90%.

Số lượng trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh 450 cơ sở (xây dựng mới), chứng nhận VietGAHP 30 cơ sở.

Xây dựng được 04 chuỗi sản phẩm: Chuỗi sản phẩm thịt heo an toàn; chuỗi sản phẩm thịt gà an toàn; chuỗi sản phẩm trứng gà an toàn và chuỗi gà sống (cơ sở chăn nuôi gà được chứng nhận VietGAHP nông hộ tại các vùng GAHP do dự án Lifsap đầu tư - Chợ truyền thống Dầu Giây có khu vực kinh doanh, giết mổ bán thủ công gà sống riêng; đạt điều kiện vệ sinh thú y).

100% sản phẩm chăn nuôi tham gia chuỗi sản phẩm an toàn truy xuất được nguồn gốc.

+ Nuôi trồng thủy sản:

10% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAQP.

Xây dựng, công bố và tiêu thụ sản phẩm 11 vùng đạt tiêu chuẩn VietGAQP với diện tích tối thiểu đạt 385 hecta và sản lượng 30 ngàn tấn.

Xây dựng 02 chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản bền vững (chuỗi giá trị sản phẩm cá, chuỗi giá trị sản phẩm tôm).

100% sản phẩm nuôi trồng thủy sản tham gia Đề án truy xuất được nguồn gốc.

- Đến năm 2020:

+ Chăn nuôi:

Tổng đàn heo 2.200.000 con (đàn heo nái khoảng 250.000 con), sản lượng thịt khoảng 250.000 tấn/năm; chăn nuôi trang trại chiếm trên 80%.

Đàn gà 13.000.000 con; chăn nuôi trang trại chiếm trên 95%.

Số lượng trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh 780 cơ sở (trong đó xây dựng mới 330 cơ sở), chứng nhận VietGAHP 150 cơ sở (trong đó có 120 cơ sở mới).

Duy trì và phát triển 4 chuỗi sản phẩm an toàn đã xây dựng được từ năm 2015.

100% sản phẩm chăn nuôi tham gia Đề án truy xuất được nguồn gốc.

+ Nuôi trồng thủy sản:

30% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAQP.

Xây dựng, công bố và tiêu thụ sản phẩm 39 vùng đạt tiêu chuẩn VietGAQP với diện tích tối thiểu đạt 1.155 hecta và sản lượng 90 ngàn tấn.

Duy trì và phát triển 02 chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản bền vững đã xây dựng được từ năm 2015.

100% sản phẩm nuôi trồng thủy sản tham gia Đề án truy xuất được nguồn gốc.

3. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp kỹ thuật:

- Công tác giống:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi theo quy định; củng cố, tăng cường hệ thống quản lý đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng kiểm nghiệm; quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống. Tổ chức, giám sát công tác giám định, bình tuyển giống cho các cơ sở sản xuất giống. Kiểm dịch và giám sát giống nuôi thương phẩm theo quy định.

+ Xây dựng các trại giống chất lượng tốt, quy mô lớn; xây dựng trại giống thủy sản cấp I của tỉnh để lưu giữ đàn giống gốc, nghiên cứu sản xuất các loại giống đặc sản, tiếp nhận chuyển giao và triển khai áp dụng quy trình công nghệ sản xuất giống mới, tiên tiến để sản xuất cung cấp cho nhu cầu của người nuôi.

+ Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng VietGAQP cho 100% cơ sở sản xuất kinh doanh giống; tổ chức đồng bộ và hiệu quả hệ thống sản xuất, cung ứng để chuyển giao giống tốt đến người nuôi.

+ Phát triển các giống sạch bệnh, chất lượng, năng suất cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh và thị hiếu người tiêu dùng; nhập khẩu, nuôi giữ giống gốc và lai tạo đàn giống thương phẩm năng suất, chất lượng cao.

+ Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về giống.

+ Liên kết với các cơ sở sản xuất giống ngoài tỉnh để cung cấp giống theo nhu cầu người nuôi (đối với các giống không tự sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả).

- Kỹ thuật nuôi:

+ Nghiên cứu (hoặc kết hợp nghiên cứu) và chuyển giao các quy trình nuôi bền vững cho người dân; triển khai áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi các loài mới.

+ Áp dụng những kỹ thuật mới về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và tăng tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh và xử lý môi trường.

+ Nâng cao hiệu quả quy trình kỹ thuật sản xuất truyền thống, chú trọng vào quy trình kỹ thuật nuôi các đối tượng chủ lực và các đối tượng đặc sản.

- Thức ăn:

+ Thức ăn công nghiệp nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Thức ăn tự chế biến phải an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thức ăn sử dụng.

+ Tổ chức phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản nhằm ổn định giá thành đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Quản lý dịch bệnh, môi trường:

+ Quản lý dịch bệnh:

Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định điều kiện chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch bệnh hàng năm; đảm bảo an toàn dịch tễ; xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thực hiện tiêm phòng theo lứa tuổi và từng bước xã hội hóa công tác tiêm phòng. Thường xuyên giám sát lâm sàng; định kỳ giám sát chủ động để có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung, khuyến khích các cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm hiện đại hóa công nghệ nhằm đảm bảo xử lý môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Nâng cao, hoàn thiện năng lực hệ thống quản lý dịch bệnh để đưa ra nhận định và các cảnh báo chính xác diễn biến dịch bệnh nuôi trồng thủy sản.

+ Quản lý môi trường:

Thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng đối với các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo chất thải, nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường đạt các tiêu chuẩn theo quy định.

Các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.

b) Giải pháp về tổ chức sản xuất:

- Tổ chức và tổ chức lại các loại hình sản xuất: Xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của các hiệp hội, công ty, hợp tác xã, mô hình kinh tế hợp tác, nhóm sản xuất tạo thuận lợi khi áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuỗi các giá trị sản phẩm sạch, an toàn từ trang trại đến bàn ăn.

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi.

- Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ giữa người nuôi, đại diện nhóm người nuôi, các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân với các doanh nghiệp thu mua, chế biến tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

- Phát triển hình thức liên doanh, liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Sắp xếp lại các cơ sở giết mổ, đến năm 2015 còn 33 cơ sở giết mổ (lộ trình thực hiện năm 2013 quy hoạch 15 cơ sở, 2014 quy hoạch 15 cơ sở). Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung áp dụng theo các quy định hiện hành và lồng ghép vào các hạng mục hỗ trợ tại Dự án LIFSAP.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giết mổ theo công nghệ tiên tiến.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tiến hành quy hoạch, công bố công khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Lồng ghép chính sách từ các chương trình hỗ trợ phát triển khác có liên quan của Trung ương và của tỉnh.

- Từng bước gia tăng hiệu quả nghề nuôi qua việc nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, tổ chức lại nghề nuôi theo hướng tăng hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn vệ sinh thực phẩm.

c) Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về giám sát, đánh giá, chứng nhận,…

- Đào tạo và tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nắm vững và thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững.

d) Giải pháp về tài chính, tín dụng và cơ chế chính sách:

- Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã có cho các đối tượng liên quan theo quy định.

- Hỗ trợ kinh phí kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, môi trường; chi phí công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; chứng nhận áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Ưu tiên vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trang thiết bị vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch và tiêu thụ (chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) tập trung.

đ) Giải pháp về xúc tiến thương mại:

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối chuỗi giá trị sản phẩm.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quảng bá, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm theo quy định.

- Hỗ trợ giới thiệu xúc tiến thương mại trong nước (tham gia vào siêu thị, chợ đầu mối, xây dựng các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sạch, GAP,…).

- Hỗ trợ nâng cấp hoạt động các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.

- Liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu để tham gia giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức học tập các mô hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn. Thành viên tiêu biểu của chuỗi được tham gia vào chương trình bình ổn giá theo quy định.

e) Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng di dời theo Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 28/3/2012 của UBND tỉnh; quy hoạch và hình thành khu bán thực phẩm an toàn trong các chợ; thiết lập chợ đầu mối sản phẩm chăn nuôi, thủy sản (Dầu Giây, Hóa An,…).

- Lồng ghép các chương trình để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, giết mổ tập trung, chợ đầu mối.

g) Giải pháp về chuỗi giá trị sản phẩm:

- Chuỗi hình thành theo ngành hàng để quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mỗi chuỗi có nhiều tổ chức, cá nhân đạt điều kiện tham gia. Các tổ chức, cá nhân liên quan trong chuỗi có hợp đồng cung ứng - thu mua - tiêu thụ, Cơ quan quản lý chuỗi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức liên kết và tạo các chuỗi sản phẩm; giám sát chuỗi theo quy định.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thiết lập hệ thống hồ sơ truy xuất nguồn gốc của chuỗi sản xuất sản phẩm đối với từng cơ sở sản xuất thông qua việc ghi chép, cập nhật số liệu, diễn biến trong suốt quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với các địa phương khác trong công tác kiểm soát nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xuất, nhập trên địa bàn tỉnh.

4. Xây dựng và triển khai thực hiện một số chương trình:

a) Chương trình thực hiện Đề án Phát triển giống nông, lâm nghiệp và giống vật nuôi, thủy sản đến năm 2020 (theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

b) Phát triển chăn nuôi heo, gà theo quy trình VietGAHP.

c) Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

d) Xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn thịt gà, thịt heo, trứng gà, gà sống.

đ) Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt tiêu chuẩn VietGAqP.

e) Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn VietGAqP.

g) Xây dựng chuỗi sản phẩm thủy sản (cá, tôm).

5. Tổng kinh phí thực hiện

Tổng hợp kinh phí thực hiện các chương trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững: 2.956.128,504 triệu đồng (ngân sách đầu tư: 142.117,502 triệu đồng), trong đó:

a) Chăn nuôi: 2.607.915,622 triệu đồng (ngân sách đầu tư: 67.510,62 triệu đồng).

b) Nuôi trồng thủy sản: 348.212,882 triệu đồng (ngân sách đầu tư: 74.606,882 triệu đồng).

TỔNG HỢP NỘI DUNG NGÂN SÁCH HỖ TRỢ

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Nội dung

Ngân sách hỗ trợ

Căn cứ hỗ trợ

QĐ số 01/2012/QĐ-TTg

Chưa có quy định, đề nghị hỗ trợ

QĐ số 72/2010/QĐ-TTg

 

Có định mức

Chưa có Đ.M

TỔNG CỘNG

142.117,502

11.514,6

35.028,55

88.374,352

7.200

Tỷ lệ (%)

 

8,1

24,65

62,18

5,07

I

Chăn nuôi

67.510,62

516,6

8.833,95

55.760,07

2.400

1

XD cơ sở, vùng ATDB

 

 

 

38.590,32

 

 

 

 

 

6.881,28

 

 

Heo

 

 

 

31.709,04

 

2

Thực hiện VietGAHP

 

516,6

7.500

12.967,5

 

 

 

258,3

3.750

6.270

 

 

Heo

 

258,3

3.750

6.697,5

 

3

Chuỗi sản phẩm an toàn

 

 

 

4.202,25

 

 

Chuỗi thịt gà

 

 

 

1.287,75

 

 

Chuỗi thịt heo

 

 

 

1.150

 

 

Chuỗi trứng gà

 

 

 

939,25

 

 

Chuỗi gà sống

 

 

 

825,25

 

4

Xúc tiến thương mại

 

 

 

 

2.400

5

Xây dựng tài liệu

 

 

207,2

 

 

6

Đào tạo, tập huấn VietGAP, ATDB

 

 

1.126,75

 

 

II

Nuôi trồng T. sản

74.606,882

10.998

26.194,6

32.614,282

4.800

1

XD vùng nuôi trồng thủy sản VietGAqP

 

10.998

 

23.400

 

30.784,65

 

 

2

XD chuỗi sản phẩm thủy sản (cá, tôm)

 

 

 

1.829,632

 

 

3

Xúc tiến thương mại

 

 

 

 

4.800

4

Xây dựng tài liệu

 

 

103,6

 

 

5

Đào tạo, tập huấn VietGAP

 

 

2.691

 

 

6. Hiệu quả của Đề án

a) Hiệu quả về kinh tế:

- Tăng quy mô, chất lượng, số lượng sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp.

- Tạo ra các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, nâng cao uy tín nông sản hàng hóa của tỉnh, thúc đẩy sự tham gia tốt hơn vào thị trường trong nước và thế giới.

b) Hiệu quả về xã hội:

- Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, góp phần phát triển dịch vụ nông nghiệp, tạo việc làm cho xã hội.

- Đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và góp phần xây dựng nông thôn mới.

c) Hiệu quả về môi trường:

Bảo vệ môi trường, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả toàn diện.

Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh.

Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này theo quy định.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 06/12/2012./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội (A+B);
- Văn phòng Chính phủ (A+B);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thường trực UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án Nhân dân tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
- Trung tâm Công báo tỉnh (để đăng công báo);
- Báo Đồng Nai, LĐĐN; Đài PT-TH Đồng Nai;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Tư

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 53/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Trần Văn Tư
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản