Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 05 tháng 10 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XIX - KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;
Xét Tờ trình số 94/TTr-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thông qua Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên tỉnh Yên Bái; Báo cáo thẩm tra số 147/BC-BPC ngày 03 tháng 10 năm 2023 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh
Điểm dân cư nông thôn thuộc ranh giới các xã: Hòa Cuông, Cường Thịnh, Việt Cường, Tân Đồng, Đào Thịnh, Việt Hồng, Lương Thịnh, Hồng Ca, Nga Quán, Y Can, Bảo Hưng, Minh Quân, Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Hán Đà, Đại Minh, Bạch Hà, Mỹ Gia, Xuân Long (huyện Yên Bình); Đại Phác, Tân Hợp (huyện Văn Yên); Đại Lịch (huyện Văn Chấn); Vĩnh Lạc (huyện Lục Yên).
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc và xây dựng công trình kiến trúc trên địa bàn các xã quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mục tiêu
- Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn để quản lý và thực hiện theo quy hoạch nông thôn được phê duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang tại nông thôn theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
- Cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để quản lý kiến trúc cho phù hợp với điều kiện thực tế của xã.
- Làm căn cứ để quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc
a) Nguyên tắc chung
- Thiết kế kiến trúc tuân thủ theo quy định của Luật Kiến trúc, chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, pháp luật về đầu tư xây dựng.
- Xây dựng công trình phải được quản lý chặt chẽ đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan.
- Tạo ra môi trường sống cho người dân trên địa bàn xã; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện có.
- Tận dụng tối đa đặc điểm địa hình, cảnh quan đồi núi, cảnh quan mặt nước trong bố cục quy hoạch - kiến trúc góp phần tạo bản sắc riêng cho khu vực.
b) Các nguyên tắc quản lý đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
- Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan: Việc xây dựng công trình, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải thống nhất, đồng bộ và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi ranh giới nhằm tạo được nét độc đáo, đặc trưng.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng tại khu vực đồi núi, xây dựng công trình thấp tầng: Ưu tiên giữ lại hệ thống thảm thực vật hiện hữu có giá trị cảnh quan và môi trường, trồng bổ sung cây xanh cảnh quan cho khu vực.
- Đối với khu vực cảnh quan ven sông, suối, hồ nước: Khuyến khích xây dựng hàng rào xanh, sử dụng không gian cho các hoạt động phục vụ cộng đồng; hạn chế xây dựng các công trình kiến trúc che khuất tầm nhìn; hạn chế tối đa việc thu nhỏ diện tích mặt thoáng của các hồ tự nhiên.
5. Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
a) Định hướng chung
Kiến trúc các công trình phải tuân thủ định hướng phát triển không gian trong đồ án quy hoạch nông thôn được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu kết nối hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương.
b) Định hướng cụ thể
- Cảnh quan khu vực trung tâm xã: Tạo lập cảnh quan khu trung tâm khang trang, đồng bộ, hiện đại, xanh và hài hòa với môi trường, cảnh quan của từng khu vực. Khuyến khích kết nối không gian mở, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận.
- Cảnh quan các điểm dân cư: Các công trình xây dựng phải thiết kế thân thiện với môi trường, cảnh quan hài hòa với điều kiện tự nhiên từng khu vực, tạo lập môi trường sống tốt và đặc trưng riêng của từng khu vực. Bố trí, xây dựng không gian mở, không gian sinh hoạt cộng đồng có giá trị về mặt thẩm mỹ và công năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
- Kiến trúc công trình xây dựng mới phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, không gian trục đường và mỹ quan chung khu vực.
6. Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
- Được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, các giá trị kiến trúc truyền thống của địa phương; sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống.
- Đối với công trình kiến trúc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
- Bảo tồn và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc trưng của vùng.
7. Đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
- Tuân thủ các quy định về không gian kiến trúc tại các khu vực đặc thù, bao gồm: Khu vực có cảnh quan, địa hình sông nước; sản xuất nông nghiệp; trục đường chính, các trục đường có tính chất đặc biệt quan trọng về hành chính, thương mại, dịch vụ; di tích lịch sử, công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, cấp quốc gia.
- Đảm bảo phù hợp theo quy định tại đồ án quy hoạch nông thôn, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia.
8. Về quản lý kiến trúc các loại hình công trình
Quản lý kiến trúc các loại hình công trình đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của xã, tuân thủ các chỉ tiêu đã được quy định tại đồ án quy hoạch nông thôn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, bao gồm: Công trình công cộng; công trình nhà ở; cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông nghiệp; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí.
9. Về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị
- Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Không tự tiện phá dỡ hoặc cải tạo không đúng cách các công trình kiến trúc có giá trị, nhằm bảo vệ tính xác thực nguyên bản và sự toàn vẹn của công trình. Những công trình này phải chú ý giữ nguyên mật độ xây dựng, số tầng, chiều cao công trình.
- Nghiêm cấm việc phá dỡ, xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến những công trình kiến trúc có giá trị. Trong trường hợp công trình hư hỏng xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, phải thực hiện chỉnh trang hoặc xây dựng lại theo đúng kiến trúc nguyên gốc.
- Chủ sở hữu của các công trình kiến trúc có giá trị phải thực hiện công tác duy tu bảo trì cần thiết để tránh làm công trình bị hư hại.
10. Quy định khác
Quảng cáo trên công trình kiến trúc; màu sắc, vật liệu và chi tiết bên ngoài công trình; hè, vật trang trí; hệ thống cây xanh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và các quy định khác có liên quan.
11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế
- Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, đề xuất các nội dung về quản lý kiến trúc trên địa bàn xã. Hướng dẫn việc thực hiện quy chế.
- Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các khu vực trên địa bàn xã. Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện quy chế trên địa bàn xã.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ, giám sát việc thực hiện quy chế trên địa bàn xã.
(có Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn các xã kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành các quy chế và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có nội dung cần thiết điều chỉnh, bổ sung, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX - Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 05 tháng 10 năm 2023./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 18/2023/QĐ-UBND quy định về phân cấp phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Nghị quyết 53/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn cầu Ngang, huyện cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Kiến trúc 2019
- 4Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 7Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
- 8Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 9Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc; phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 18/2023/QĐ-UBND quy định về phân cấp phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Nghị quyết 53/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn cầu Ngang, huyện cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
Nghị quyết 52/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 52/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 05/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Tạ Văn Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra