Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 50/2022/QH15 | Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2022 |
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
Sau khi xem xét Tờ trình số 223/TTr-UBTVQH15 ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và Báo cáo số 242/BC-UBTVQH15 ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022;
QUYẾT NGHỊ:
Quốc hội tán thành với đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện chương trình xây dựng pháp luật năm 2021 và các tháng đầu năm 2022 như được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm chuyển giao nhiệm kỳ của Quốc hội, Chính phủ và nhiều cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương. Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, mọi mặt xã hội và đời sống của Nhân dân. Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đề cao tinh thần trách nhiệm, linh hoạt đổi mới phương thức làm việc, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, công tác lập pháp đạt và vượt yêu cầu chương trình đề ra. Công tác xây dựng pháp luật có nhiều cải tiến thiết thực, hiệu quả, bảo đảm phối hợp chặt chẽ, chủ động hơn với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi là Đề án Định hướng) được tiến hành khẩn trương, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực. Quốc hội kịp thời thông qua các đạo luật, nghị quyết, những quyết sách quan trọng, cấp thiết, bảo đảm cơ sở pháp lý để Chính phủ triển khai các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, huy động các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo động lực để tiếp tục phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.
Điều 2. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
1. Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
3. Bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp.
4. Bổ sung các dự án sau đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022):
a) Luật Đấu thầu (sửa đổi);
b) Luật Giá (sửa đổi);
c) Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi);
d) Luật Hợp tác xã (sửa đổi);
đ) Luật Phòng thủ dân sự.
Điều 3. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
1. Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi);
2. Luật Đấu thầu (sửa đổi);
3. Luật Giá (sửa đổi);
4. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi);
5. Luật Hợp tác xã (sửa đổi);
6. Luật Phòng thủ dân sự;
7. Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 06 dự án luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi).
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (sau đây gọi là Chương trình); không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách, triển khai ngay chủ trương, chính sách của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định, không bảo đảm chất lượng.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án Định hướng, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án Định hướng.
3. Cơ quan, tổ chức được giao lập đề nghị, chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất hơn việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm.
4. Bộ Tư pháp phát huy tốt hơn nữa vai trò thẩm định, tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề nghị về Chương trình hằng năm, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng, đầy đủ theo đúng quy định; tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình, Đề án Định hướng và báo cáo kết quả thực hiện.
5. Chính phủ tiếp tục dành thời gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận kỹ các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, Đề án Định hướng và việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan được giao chủ trì soạn thảo để bảo đảm chất lượng, tiến độ và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
6. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục tăng cường năng lực và đề cao trách nhiệm, phát huy dân chủ trong công tác lập pháp; chủ động phối hợp từ sớm, chặt chẽ hơn nữa với cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan; đổi mới cách thức tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến để nâng cao chất lượng, tính phản biện trong thẩm tra, chỉnh lý hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án Định hướng; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao chủ trì rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi phụ trách để kịp thời phát hiện nội dung bất cập hoặc có mâu thuẫn, chồng chéo, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định có liên quan; tăng cường giám sát văn bản quy phạm pháp luật và công tác thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
7. Tổng Thư ký Quốc hội kịp thời tổ chức tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án luật, dự thảo nghị quyết; có giải pháp hữu hiệu đôn đốc các cơ quan để bảo đảm tài liệu gửi đại biểu Quốc hội đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương nghiên cứu tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm để phục vụ việc thảo luận tại Hội trường.
Viện Nghiên cứu lập pháp phát huy vai trò là cơ quan nghiên cứu, tham mưu chính sách và thông tin lập pháp, phục vụ hiệu quả cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội; tham gia tích cực vào công tác xây dựng pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong các khâu của quy trình lập pháp.
8. Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn và cử tri, nhất là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; tổ chức thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến có chất lượng, góp phần hoàn thiện dự án luật, dự thảo nghị quyết.
9. Các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết chủ động phối hợp, cung cấp thông tin, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến để phát huy và nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác xây dựng pháp luật; nâng cao chất lượng ý kiến tham gia của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhất là đối với các dự án, dự thảo trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại và pháp luật về doanh nghiệp.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, để kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2022.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết 14/2022/UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 16/2022/UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết 19/2022/UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 50/2022/QH15
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/06/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra