Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 454/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 06 tháng 6 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC TÁN THÀNH CHỦ TRƯƠNG SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA TỈNH HƯNG YÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,hiệu quả;

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã;

Căn cứ Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;

Xét Tờ trình số 41/TTr-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Hưng Yên; Báo cáo thẩm tra số 373/BC-BPC ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Hưng Yên như sau:

1. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hưng Yên

a) Thành lập phường Lê Lợi trên cơ sở nhập toàn bộ phường Quang Trung có diện tích tự nhiên 0,44 km2, quy mô dân số 9.336 người và phường Lê Lợi có diện tích tự nhiên 0,99 km2, quy mô dân số 9.228 người.

Sau khi thành lập phường Lê Lợi có diện tích tự nhiên 1,43 km2 và quy mô dân số 18.564 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Liên Phương, phía Tây giáp phường Minh Khai, phía Nam giáp phường Hồng Châu, phía Bắc giáp phường Hiến Nam.

b) Điều chỉnh 0,05 km2 diện tích tự nhiên (không có người ở) của thôn Phương Thông, xã Phương Chiểu về xã Liên Phương quản lý có diện tích tự nhiên 5,51 km2, quy mô dân số 9.832 người.

Sau khi điều chỉnh xã Liên Phương có diện tích tự nhiên 5,56 km2 và quy mô dân số 9.832 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Tiên Lữ; phía Tây giáp các phường: Hiến Nam, Lê Lợi và Hồng Châu; phía Nam giáp xã Phương Nam; phía Bắc giáp phường An Tảo và xã Trung Nghĩa.

c) Thành lập xã Phương Nam trên cơ sở điều chỉnh, nhập phần còn lại của xã Phương Chiểu có diện tích tự nhiên 2,49 km2, quy mô dân số 6.286 người vào xã Hồng Nam có diện tích tự nhiên 3,67 km2, quy mô dân số 4.941 người.

Sau khi thành lập xã Phương Nam có diện tích tự nhiên 6,16 km2 và quy mô dân số 11.227 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp phường Hồng Châu và xã Quảng Châu, phía Nam giáp xã Hoàng Hanh và xã Tân Hưng, phía Bắc giáp xã Liên Phương.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Hưng Yên giảm 01 xã và 01 phường, còn lại 15 đơn vị hành chính (06 phường, 09 xã), cụ thể: các phường: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Hồng Châu và các xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Phương Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Hoàng Hanh, Tân Hưng.

2. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Mỹ

a) Thành lập xã Nguyễn Văn Linh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Nghĩa Hiệp có diện tích tự nhiên 3,21 km2, quy mô dân số 8.927 người và xã Giai Phạm có diện tích tự nhiên 6,08 km2, quy mô dân số 8.631 người.

Sau khi thành lập xã Nguyễn Văn Linh có diện tích tự nhiên 9,29 km2 và quy mô dân số 17.558 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp thị xã Mỹ Hào; phía Tây giáp huyện Vân Lâm và huyện Văn Giang; phía Nam giáp các xã: Liêu Xá, Ngọc Long và Đồng Than; phía Bắc giáp huyện Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào.

b) Thành lập xã Tân Minh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Lý Thường Kiệt có diện tích tự nhiên 7,72 km2, quy mô dân số 7.777 người và xã Tân Việt có diện tích tự nhiên 4,05 km2, quy mô dân số 9.898 người.

Sau khi thành lập, xã Tân Minh có diện tích tự nhiên 11,77 km2 và quy mô dân số 17.675 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp huyện Khoái Châu, phía Nam giáp huyện Ân Thi và huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp xã Trung Hòa và xã Việt Yên.

c) Thành lập xã Việt Yên trên cơ sở nhập toàn bộ xã Yên Hòa có diện tích tự nhiên 3,62 km2, quy mô dân số 6.814 người; xã Minh Châu có diện tích tự nhiên 3,43 km2, quy mô dân số 5.544 người và xã Việt Cường có diện tích tự nhiên 2,62 km2, quy mô dân số 4.875 người.

Sau khi thành lập xã Việt Yên có diện tích tự nhiên 9,67 km2 và quy mô dân số 17.233 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp thị trấn Yên Mỹ, phía Tây giáp xã Yên Phú và huyện Khoái Châu, phía Nam giáp xã Tân Dân và huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp xã Đồng Than và xã Thanh Long.

d) Thành lập thị trấn Yên Mỹ trên cơ sở nhập toàn bộ xã Trung Hưng có diện tích tự nhiên 3,41 km2, quy mô dân số 10.040 người vào thị trấn Yên Mỹ có diện tích tự nhiên 4,05 km2, quy mô dân số 17.577 người.

Sau khi thành lập thị trấn Yên Mỹ có diện tích tự nhiên 7,46 km2 và quy mô dân số 27.617 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Trung Hòa, phía Tây giáp xã Thanh Long, phía Nam giáp xã Tân Minh và xã Việt Yên; phía Bắc giáp xã Tân Lập.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Yên Mỹ giảm 05 xã, còn lại 12 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 11 xã), cụ thể: thị trấn Yên Mỹ và các xã: Nguyễn Văn Linh, Đồng Than, Ngọc Long, Thanh Long, Liêu Xá, Tân Lập, Tân Minh, Trung Hòa, Việt Yên, Yên Phú, Hoàn Long.

3. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Khoái Châu

a) Thành lập xã Đồng Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đồng Tiến có diện tích tự nhiên 3,58 km2, quy mô dân số 5.454 người và xã Hồng Tiến có diện tích tự nhiên 5,65 km2, quy mô dân số 12.283 người.

Sau khi thành lập, xã Đồng Tiến có diện tích tự nhiên 9,23 km2 và quy mô dân số 17.737 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp xã Dân Tiến, phía Nam giáp xã Việt Hòa; phía Bắc giáp xã Dân Tiến và huyện Yên Mỹ.

b) Thành lập xã Chí Minh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đại Hưng có diện tích tự nhiên 3,70 km2, quy mô dân số 8.182 người và xã Chí Tân có diện tích tự nhiên 4,07 km2, quy mô dân số 6.035 người.

Sau khi thành lập, xã Chí Minh có diện tích tự nhiên 7,77 km2 và quy mô dân số 14.217 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Việt Hòa và huyện Kim Động, phía Tây giáp xã Đại Tập, phía Nam giáp xã Thuần Hưng, xã Nguyễn Huệ và thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp xã Liên Khê và xã Phùng Hưng.

c) Thành lập xã Nguyễn Huệ trên cơ sở nhập toàn bộ xã Nhuế Dương có diện tích tự nhiên 3,64 km2, quy mô dân số 5.324 người và xã Thành Công có diện tích tự nhiên 4,32 km2, quy mô dân số 7.211 người.

Sau khi thành lập xã Nguyễn Huệ có diện tích tự nhiên 7,96 km2 và quy mô dân số 12.535 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Kim Động, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp huyện Kim Động, phía Bắc giáp xã Thuần Hưng và xã Chí Minh.

d) Thành lập xã Phạm Hồng Thái trên cơ sở nhập toàn bộ xã Hàm Tử có diện tích tự nhiên 4,64 km2, quy mô dân số 7.567 người và xã Dạ Trạch có diện tích tự nhiên 3,73 km2, quy mô dân số 6.412 người.

Sau khi thành lập xã Phạm Hồng Thái có diện tích tự nhiên 8,37 km2 và quy mô dân số 13.979 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Tân Dân và xã Ông Đình; phía Tây giáp thành phố Hà Nội; phía Nam giáp thị trấn Khoái Châu và các xã: Tứ Dân, Đông Kết, An Vĩ; phía Bắc giáp xã Bình Minh và xã Đông Tảo.

đ) Thành lập thị trấn Khoái Châu trên cơ sở nhập toàn bộ xã Bình Kiều có diện tích tự nhiên 4,16 km2, quy mô dân số 7.576 người vào thị trấn Khoái Châu có diện tích tự nhiên 4,39 km2, quy mô dân số 9.294 người.

Sau khi thành lập thị trấn Khoái Châu có diện tích tự nhiên 8,55 km2 và quy mô dân số 16.870 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Dân Tiến, phía Tây giáp xã Đông Kết, phía Nam giáp xã Liên Khê và xã Phùng Hưng, phía Bắc giáp xã An Vĩ và xã Phạm Hồng Thái.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Khoái Châu giảm 05 xã, còn lại 20 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 19 xã), cụ thể: thị trấn Khoái Châu và các xã: Đông Tảo, Phạm Hồng Thái, Ông Đình, Bình Minh, An Vĩ, Tân Dân, Đông Kết, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Liên Khê, Chí Minh, Nguyễn Huệ, Thuần Hưng, Phùng Hưng, Việt Hòa, Đồng Tiến, Dân Tiến.

4. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Động

a) Thành lập xã Phú Thọ trên cơ sở nhập toàn bộ xã Thọ Vinh có diện tích tự nhiên 3,47 km2, quy mô dân số 7.341 người và xã Phú Thịnh có diện tích tự nhiên 4,82 km2, quy mô dân số 6.949 người.

Sau khi thành lập, xã Phú Thọ có diện tích tự nhiên 8,29 km2 và quy mô dân số 14.290 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Đồng Thanh, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp xã Mai Động và xã Đức Hợp, phía Bắc giáp xã Nguyễn Huệ thuộc huyện Khoái Châu.

b) Thành lập xã Diên Hồng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Nhân La có diện tích tự nhiên 3,13 km2, quy mô dân số 4.215 người và xã Vũ Xá có diện tích tự nhiên 5,17 km2, quy mô dân số 5.788 người.

Sau khi thành lập, xã Diên Hồng có diện tích tự nhiên 8,30 km2 và quy mô dân số 10.003 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp xã Chính Nghĩa và thị trấn Lương Bằng; phía Nam giáp huyện Tiên Lữ; phía Bắc giáp xã Phạm Ngũ Lão và huyện Ân Thi

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Kim Động giảm 02 xã, còn lại 15 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 14 xã), cụ thể: thị trấn Lương Bằng và các xã: Vĩnh Xá, Toàn Thắng, Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Ngọc Thanh, Hiệp Cường, Đức Hợp, Đồng Thanh, Nghĩa Dân, Diên Hồng, Song Mai, Hùng An, Mai Động, Phú Thọ.

5. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ân Thi

a) Thành lập xã Đa Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ xã Văn Nhuệ có diện tích tự nhiên 6,05 km2, quy mô dân số 5.499 người và xã Đa Lộc có diện tích tự nhiên 6,06 km2, quy mô dân số 5.782 người.

Sau khi thành lập, xã Đa Lộc có diện tích tự nhiên 12,11 km2 và quy mô dân số 11.281 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp xã Nguyễn Trãi, phía Nam giáp xã Tiền Phong và huyện Phù Cừ, phía Bắc giáp xã Hoàng Hoa Thám và tỉnh Hải Dương.

b) Thành lập xã Quang Vinh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Tân Phúc có diện tích tự nhiên 4,71 km2, quy mô dân số 5.340 người và xã Quang Vinh có diện tích tự nhiên 5,57 km2, quy mô dân số 7.164 người.

Sau khi thành lập, xã Quang Vinh có diện tích tự nhiên 10,28 km2 và quy mô dân số 12.504 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp xã Vân Du, phía Nam giáp xã Hoàng Hoa Thám và thị trấn Ân Thi, phía Bắc giáp xã Đào Dương, xã Bắc Sơn và xã Bãi Sậy.

c) Thành lập xã Hồng Quang trên cơ sở nhập toàn bộ xã Hồng Quang có diện tích tự nhiên 3,40 km2, quy mô dân số 6.401 người và xã Hồng Vân có diện tích tự nhiên 4,53 km2, quy mô dân số 5.646 người.

Sau khi thành lập, xã Hồng Quang có diện tích tự nhiên 7,93 km2 và quy mô dân số 12.047 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Tiền Phong và xã Hạ Lễ, phía Tây giáp huyện Kim Động, phía Nam giáp huyện Phù Cừ, phía Bắc giáp xã Hồ Tùng Mậu.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ân Thi giảm 03 xã, còn lại 18 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 17 xã), cụ thể: thị trấn Ân Thi và các xã: Bắc Sơn, Bãi Sậy, Cẩm Ninh, Đa Lộc, Đặng Lễ, Đào Dương, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám, Hồng Quang, Nguyễn Trãi, Phù Ủng, Quảng Lãng, Quang Vinh, Tiền Phong, Vân Du, Xuân Trúc.

6. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiên Lữ

a) Thành lập xã Cương Chính trên cơ sở nhập toàn bộ xã Cương Chính có diện tích tự nhiên 6,36 km2, quy mô dân số 8.435 người và xã Minh Phượng có diện tích tự nhiên 3,81 km2, quy mô dân số 4.283 người.

Sau khi thành lập, xã Cương Chính có diện tích tự nhiên 10,17 km2, quy mô dân số 12.718 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp huyện Phù Cừ, phía Tây giáp xã Trung Dũng và xã Thụy Lôi, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp xã Trung Dũng và huyện Phù Cừ.

b) Thành lập xã Hải Thắng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đức Thắng có diện tích tự nhiên 4,17 km2, quy mô dân số 4.196 người và xã Hải Triều có diện tích tự nhiên 5,15 km2, quy mô dân số 6.686 người.

Sau khi thành lập, xã Hải Thắng có diện tích tự nhiên 9,32 km2, quy mô dân số 10.882 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Trung Dũng và xã Thụy Lôi, phía Tây giáp xã An Viên, phía Nam giáp xã Thiện Phiến và tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp thị trấn Vương và xã Lệ Xá.

c) Thành lập thị trấn Vương trên cơ sở nhập toàn bộ xã Ngô Quyền có diện tích tự nhiên 6,25 km2, quy mô dân số 6.235 người và xã Dị Chế có diện tích tự nhiên 5,25 km2, quy mô dân số 8.733 người vào thị trấn Vương có diện tích tự nhiên 2,43 km2, quy mô dân số 6.116 người.

Sau khi thành lập, thị trấn Vương có 13,93 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 21.084 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Lệ Xá và huyện Phù Cừ; phía Tây giáp xã Nhật Tân, phía Nam giáp xã An Viên và xã Hải Thắng, phía Bắc giáp xã Hưng Đạo và huyện Phù Cừ.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Tiên Lữ giảm 04 xã, còn lại 11 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 10 xã), cụ thể: thị trấn Vương và các xã: Hưng Đạo, Nhật Tân, An Viên, Hải Thắng, Thụy Lôi, Lệ Xá, Trung Dũng, Cương Chính, Thiện Phiến, Thủ Sỹ.

7. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Cừ

Thành lập xã Tiên Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ xã Tiên Tiến có diện tích tự nhiên 4,62 km2, quy mô dân số 4.326 người và xã Minh Tiến có diện tích tự nhiên 6,07 km2, quy mô dân số 6.128 người.

Sau khi thành lập, xã Tiên Tiến có diện tích tự nhiên 10,69 km2 và quy mô dân số 10.454 người; có các đơn vị hành chính liền kề: phía Đông giáp xã Tam Đa, phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Nam giáp xã Tống Trân, phía Bắc giáp xã Nhật Quang và xã Đình Cao.

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Phù Cừ giảm 01 xã, còn lại 13 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 12 xã), cụ thể: Thị trấn Trần Cao và các xã: Đình Cao, Đoàn Đào, Minh Hoàng, Minh Tân, Nguyên Hòa, Nhật Quang, Phan Sào Nam, Quang Hưng, Tam Đa, Tiên Tiến, Tống Phan, Tống Trân.

8. Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện), 139 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 118 xã, 13 phường, 08 thị trấn); giảm 22 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã và 01 phường).

Điều 2. Tán thành chủ trương không thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, cụ thể như sau:

1. Đơn vị hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào

- Xã Ông Đình, xã Đông Ninh (huyện Khoái Châu);

- Xã Tiền Phong, xã Cẩm Ninh (huyện Ân Thi).

2. Đơn vị hành chính có yếu tố về truyền thống văn hóa: phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên).

3. Đơn vị hành chính nông thôn được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị

- Xã Hoàng Hanh, xã Bảo Khê, xã Hùng Cường (thành phố Hưng Yên);

- Xã Xuân Dục, xã Hưng Long (thị xã Mỹ Hào).

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và quy định của pháp luật hiện hành, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo kịp thời, hiệu lực, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên Khóa XVII, Kỳ họp thứ Hai mươi nhất trí thông qua ngày 06 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

CHỦ TỊCH




Trần Quốc Toản

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 454/NQ-HĐND năm 2024 tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Hưng Yên

  • Số hiệu: 454/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/06/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Trần Quốc Toản
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/06/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản