Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2023/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 13 tháng 7 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Xét Tờ trình số 1475/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết ban hành quy định chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 về việc Ban hành chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XVII, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 7 năm 2023./.
| CHỦ TỊCH |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Nghị quyết số 45/2023/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Chủ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình, Hợp tác xã, Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có quy mô dưới 30 Đơn vị vật nuôi (01 đơn vị vật nuôi tương đương 500 kg thịt hơi)
- Đơn vị vật nuôi = Hệ số vật nuôi x số con. Trong đó:
Hệ số vật nuôi = Khối lượng thịt hơi trung bình của vật nuôi/500.
- Điều kiện được hỗ trợ: Các cơ sở chăn nuôi không nằm trong khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi.
2. Người trực tiếp tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CHO GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 3. Hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng, vật tư, chất sát trùng để phòng, chống dịch bệnh
1. Ngân sách đảm bảo 100% mua vắc-xin tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc- xin cho động vật nuôi theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Ngân sách đảm bảo 100% mua vật tư, chất sát trùng để thực hiện công tác chống dịch khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh và công tác phun khử trùng tiêu độc định kỳ hàng năm do Trung ương, tỉnh phát động.
1. Định mức hỗ trợ công tiêm phòng vắc-xin như sau:
a) Trâu, bò, ngựa:
- Tiêm một mũi vắc-xin: 10.000 đồng/con;
- Tiêm hai mũi vắc-xin cho 01 gia súc cùng một thời điểm: 12.000 đồng/con.
b) Lợn, dê:
- Tiêm một mũi vắc-xin: 5.000 đồng/con;
- Tiêm hai mũi vắc-xin cùng một thời điểm trên 01 gia súc: 6.000 đồng/con.
c) Chó, mèo: 10.000 đồng/con.
d) Gia cầm: 500 đồng/con.
2. Mức hỗ trợ cho người tham gia tiêm phòng
a) Người trực tiếp tiêm phòng vắc-xin:
- Trâu, bò, ngựa:
Tiêm một mũi vắc-xin: 7.500 đồng/con;
Tiêm hai mũi vắc-xin: 9.000 đồng/con.
- Lợn, dê:
Tiêm một mũi vắc-xin: 4.000 đồng/con;
Tiêm hai mũi vắc-xin: 4.500 đồng/con.
- Chó, mèo: 7.500 đồng/con.
- Gia cầm: 400 đồng/con.
b) Người dẫn đường, hỗ trợ tiêm phòng:
- Trâu, bò, ngựa:
Tiêm một mũi vắc-xin: 2.500 đồng/con;
Tiêm hai mũi vắc-xin: 3.000 đồng/con.
- Lợn, dê:
Tiêm một mũi vắc-xin: 1.000 đồng/con;
Tiêm hai mũi vắc-xin: 1.500 đồng/con.
- Chó, mèo: 2.500 đồng/con.
- Gia cầm: 100 đồng /con.
3. Hỗ trợ bảo quản, vận chuyển vắc-xin, vận chuyển chất sát trùng, vật tư chống dịch.
a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin; vận chuyển chất sát trùng, vật tư chống dịch từ tỉnh đến huyện.
- Ngân sách đảm bảo 100% kinh phí bảo quản vắc-xin tại kho lạnh bao gồm: Tiền điện, tiền mua xăng dầu chạy máy nổ cấp cho kho lạnh bảo quản vắc- xin khi mất điện.
- Ngân sách đảm bảo 100% kinh phí vận chuyển vắc-xin, chất sát trùng, vật tư phòng chống dịch từ tỉnh đến huyện, Thành phố.
b) Ngân sách cấp huyện hỗ trợ việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin, chất sát trùng từ huyện, thành phố xuống xã, xóm.
- Ngân sách đảm bảo 100% kinh phí mua nước đá để bảo quản vắc-xin trong quá trình vận chuyển, trong quá trình triển khai tiêm phòng.
- Ngân sách đảm bảo 100% tiền xăng, xe cho người vận chuyển vắc-xin, chất sát trùng từ huyện xuống đến xã, xóm.
1. Người tham gia tiêm phòng bệnh Dại bị chó, mèo cắn, phải tiêm phòng dại, được hỗ trợ 100% chi phí điều trị dự phòng đối với bệnh dại.
2. Người bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ quy định trong của Luật an toàn vệ sinh lao động.
Điều 6. Hỗ trợ chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, lợn) bị phản ứng do tiêm phòng
1. Hỗ trợ kinh phí điều trị gia súc bị phản ứng do tiêm phòng vắc-xin:
a) Kinh phí mua thuốc chữa phản ứng sau tiêm phòng: Theo thực tế, tối đa 300.000 đồng/con gia súc bị phản ứng.
b) Kinh phí hỗ trợ tiền công cho người trực tiếp điều trị gia súc bị phản ứng sau tiêm phòng: 50.000 đồng/lần/con; Tối đa 300.000 đồng/con gia súc bị phản ứng.
c) Điều kiện thanh toán
- Người trực tiếp chữa trị, chủ hộ có gia súc bị phản ứng và Trưởng xóm/tổ dân phố lập biên bản xác định: loài gia súc, tuổi, tính biệt, khối lượng, thời gian tiêm phòng, loại vắc-xin sử dụng; số lượng, đơn giá các loại thuốc chữa trị phản ứng; số lần điều trị gia súc. Biên bản có xác nhận của UBND cấp xã.
- Khi có đơn đề nghị hỗ trợ của người trực tiếp chữa trị gia súc, Ủy ban nhân dân cấp xã đề xuất mức kinh phí hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành quyết định hỗ trợ.
2. Hỗ trợ chủ hộ có gia súc chết do phản ứng khi tiêm phòng vắc-xin
a) Mức hỗ trợ:
- Đối với lợn: 38.000 đồng/kg thịt hơi
- Đối với trâu, bò, ngựa, dê: 45.000 đồng/kg thịt hơi.
b) Điều kiện thanh toán
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng xóm, người trực tiếp tiêm phòng và chủ hộ có gia súc chết lập biên bản xác định: loài gia súc, tuổi, tính biệt, khối lượng, thời gian tiêm phòng, loại vắc-xin, thời gian chết sau khi tiêm phòng; biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Khi có đơn đề nghị hỗ trợ của chủ hộ có gia súc chết, Ủy ban nhân dân cấp xã đề xuất mức kinh phí hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành quyết định hỗ trợ theo quy định.
1. Trâu, bò, ngựa: 30.000 đồng/con.
2. Dê, lợn, chó, mèo: 18.000 đồng/con.
3. Gia cầm: 5.000 đồng/con.
1. Lấy mẫu máu trâu, bò, ngựa, dê, lợn: 30.000 đồng/mẫu.
2. Lấy mẫu máu chó, mèo: 18.000 đồng/mẫu.
3. Lấy mẫu máu gia cầm: 10.000 đồng/mẫu.
4. Lấy mẫu khác (swab, phân): 5.000 đồng/mẫu.
Điều 9. Hỗ trợ người tham gia phun khử trùng tiêu độc, vệ sinh phòng bệnh.
1. Người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: 40.000 đồng/giờ, thời gian làm việc được tính theo thực tế.
2. Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước: 20.000 đồng/giờ, thời gian làm việc được tính theo thực tế.
Điều 10. Hỗ trợ chống dịch trong trường hợp công bố dịch bệnh
1. Hỗ trợ trực tiếp cho chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc, gia cầm mắc bệnh thuộc diện tiêu hủy bắt buộc:
- Đối với lợn: 38.000 đồng/kg thịt hơi
- Đối với trâu, bò, ngựa, dê: 45.000 đồng/kg thịt hơi.
- Đối với gia cầm:
Từ 01 kg trở lên: 35.000 đồng/con;
Từ 0,5 kg đến dưới 01 kg: 25.000 đồng/con.
Dưới 0,5 kg: 15.000 đồng/con.
2. Hỗ trợ người tham gia tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh
- Chi phí tiêu hủy (Đào hố, vận chuyển, chôn lấp, vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc...): 1.000.000 đồng/ 01 Đơn vị vật nuôi.
3. Hỗ trợ những người trực tiếp tham gia phòng, chống, thống kê dịch bệnh
a) Lực lượng chức năng, người tham gia thực hiện nhiệm vụ tại chốt, trạm chống dịch do cấp tỉnh, cấp huyện thành lập, hoạt động 24/24 giờ:
- Người không hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: 200.000 đồng/người/ ngày; ngày lễ, tết: 400.000 đồng/người/ngày.
- Người hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: 150.000 đồng/người/ngày; ngày lễ, tết: 300.000 đồng/người/ngày.
b) Người tham gia thống kê số liệu gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị thiệt hại do dịch bệnh:
- Người không hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: 20.000 đồng/01 giờ, thời gian được tính theo giờ thực tế đi thống kê.
- Người hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: 15.000 đồng/01 giờ, thời gian được tính theo giờ thực tế đi thống kê.
Điều 11. Hỗ trợ chống dịch đối với các ổ dịch nhỏ lẻ chưa đến mức phải công bố dịch bệnh
1. Khi phát hiện có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (gia súc, gia cầm ốm chết và có biểu hiện lây lan) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, huy động các lực lượng tham gia thực hiện ngay các biện pháp chống dịch theo quy định. Nếu dịch bệnh được khống chế kịp thời, không còn nguy cơ lây lan thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ người tham gia chống dịch, hỗ trợ cơ sở chăn nuôi có gia súc, gia cầm mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy.
2. Mức hỗ trợ theo Điều 10 của Quy định này.
NGÂN SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH
1. Mua trang thiết bị, vắc-xin, chất sát trùng để phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ cho việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin; vận chuyển chất sát trùng, vật tư chống dịch từ tỉnh đến huyện, thành phố.
3. Chi phí hoạt động và hỗ trợ các lực lượng tham gia tại các chốt, trạm phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
4. Hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi khi lấy mẫu máu gia súc, gia cầm để giám sát hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng và lấy mẫu các bệnh phẩm khác; Hỗ trợ cho người thực hiện lấy mẫu máu và các bệnh phẩm khác để thực hiện giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát dịch bệnh.
5. Trong trường hợp kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng cân đối Ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ, cấp bổ sung.
1. Hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc-xin, mua các loại vật tư, hóa chất, dụng cụ cần thiết cho công tác chống dịch tại địa phương; chi phí cho việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin, chất sát trùng từ cấp huyện xuống cấp xã, xóm.
2. Hỗ trợ cho người tham gia tiêm phòng, người tham gia chống dịch bệnh gia súc gia cầm bị tai nạn lao động; hỗ trợ chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc bị phản ứng do tiêm phòng.
3. Hỗ trợ chống dịch trong trường hợp công bố dịch; hỗ trợ chống dịch đối với các ổ dịch bệnh nhỏ lẻ chưa đến mức phải công bố dịch.
4. Nguồn kinh phí dự phòng của huyện không đủ để thực hiện phòng, chống dịch bệnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ, cấp bổ sung.
1. Hỗ trợ cho người tham gia phun khử trùng tiêu độc, vệ sinh phòng bệnh; chi trả công cho người do Ủy ban nhân dân cấp xã huy động tham gia chống dịch đối với ổ dịch nhỏ lẻ chưa phải công bố dịch; người thống kê gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh.
2. Nguồn kinh phí dự phòng của xã không đủ để thực hiện phòng, chống dịch bệnh, Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ, cấp bổ sung./.
- 1Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 3Quyết định 1763/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Luật thú y 2015
- 6Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 7Luật Chăn nuôi 2018
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- 11Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 12Quyết định 1763/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
- 13Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Nghị quyết 45/2023/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 45/2023/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Triệu Đình Lê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra