Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2021/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO NGUỒN LỰC XÂY DỰNG THÀNH CÔNG TỈNH HÀ TĨNH ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung mt số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc Phê duyệt chtrương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 484/TTr-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành một số cơ chế, chính sách htrợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025; báo cáo thm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các nội dung, tiêu chí xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh liên quan đến các hoạt động trong phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Các tổ chức, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị được thụ hưởng chính sách có trách nhiệm sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định hiện hành.

2. Trong thời gian thực hiện Nghị quyết này, một nội dung nếu có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác) các tổ chức, cá nhân thụ hưởng được lựa chọn áp dụng 01 chính sách hỗ trợ có lợi nhất, trừ Điều 5 Nghị quyết này; đối với cơ chế hỗ trợ xi măng, ngân sách tỉnh không hỗ trợ các công trình ngoài kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao đầu năm.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

Ngân sách tỉnh đảm bảo, bố trí lồng ghép từ các nguồn vốn (Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn vốn hợp pháp khác) để thực hiện chính sách theo Nghị quyết này; riêng đối với hỗ trợ xi măng, ngoài ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, xã sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện.

Chương II

CÁC CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ HỖ TRỢ

Mục 1. CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ CHUNG

Điều 4. Hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp, đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật; mức hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ.

Điều 5. Hỗ trợ di dời công trình vệ sinh 1 ngăn, 2 ngăn không hợp vệ sinh, xây dựng công trình vệ sinh tự hoại đảm bảo yêu cầu theo thiết kế mẫu của cơ quan có thẩm quyền ban hành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật; mức hỗ trợ 02 triệu đồng/hộ.

Điều 6. Xây dựng thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; mức hỗ trợ 300 triệu đồng/khu.

Điều 7. Hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng đối với các xã giai đoạn 2022 - 2025 (kinh phí mua xi măng ngân sách các cấp hỗ trợ tối đa không quá 60 tỷ đồng/năm):

1. Htrợ xi măng làm đường giao thông theo loại đường và quy chuẩn tối thiểu để đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tnh, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

a) Đối với các xã thuộc huyện Kỳ Anh và Hương Khê:

- Đường trục xã, liên xã: Ngân sách tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 15%;

- Đường trục thôn, liên thôn: Ngân sách tỉnh 55%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 45%;

- Đường ngõ xóm (có trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã): Ngân sách tỉnh 45%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 55%;

- Đường trục chính nội đồng: Ngân sách tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 15%.

b) Đối với các xã còn lại:

- Đường trục xã, liên xã: Ngân sách tỉnh 60%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 40%;

- Đường trục thôn, liên thôn: Ngân sách tỉnh 30%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 70%;

- Đường ngõ xóm (có trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã): Ngân sách tỉnh 20%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 80%;

- Đường trục chính nội đồng: Ngân sách tỉnh 60%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 40%.

2. Hỗ trợ xi măng làm rãnh thoát nước:

a) Đối với các xã thuộc huyện Kỳ Anh và Hương Khê:

- Rãnh thoát nước trên đường trục xã: Ngân sách tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 15%;

- Rãnh thoát nước trên đường trục thôn, xóm: Ngân sách tỉnh 75%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 25%;

b) Đối với các xã còn lại:

- Rãnh thoát nước trên đường trục xã: Ngân sách tỉnh 60%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 40%;

- Rãnh thoát nước trên đường trục thôn, xóm: Ngân sách tỉnh 50%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 50%;

3. Hỗ trợ xi măng làm kênh mương ni đồng:

a) Đối với các xã thuộc huyện Kỳ Anh và Hương Khê: Ngân sách tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 15%.

b) Đối với các xã còn lại: Ngân sách tỉnh 60%; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã 40%.

4. Riêng đối với các chưa đạt chun nông thôn mới, ngân sách huyện đảm bảo phần kinh phí mua xi măng của ngân sách xã.

Điều 8. Phục hồi, nâng cấp mặt đường đối với các xã: Hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện phục hồi, nâng cấp 600 km mặt đường xuống cấp giai đoạn 2022 - 2025 (mỗi năm tối đa không quá 150 km) bằng vật liệu Cacboncor Asphalt hoặc bê tông nhựa hạt mịn hoặc phủ lớp vật liệu Microsufacing để phủ lên với mức hỗ trợ tối đa không quá 55.000 đồng/m2 (kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 35 tỷ đồng/năm); tính hỗ trợ theo chiều rộng thực tế và phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại ngân sách cấp huyện, xã và người dân đóng góp.

Điều 9. Thưởng xã (không áp dụng đối với xã công nhận lại) đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể như sau:

1. Xã đạt chuẩn nông thôn mới: Thưởng 01 tỷ đồng/xã.

2. Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Thưởng 1,5 tỷ đồng/xã.

3. Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Thưởng 02 tỷ đồng/xã.

Điều 10. Thưởng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu:

1. Huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Thưởng 10 tỷ đồng/huyện.

2. Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Thưởng 7 tỷ đồng/huyện.

3. Huyện chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Thưởng 5 tỷ đồng/huyện.

Mục 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC XÃ CHƯA ĐẠT CHUẨN

Điều 11. Lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt đối với các hộ gia đình thuộc những vùng không quy hoạch cấp nước tập trung hoặc có quy hoạch nhưng chưa có dự án đầu tư xây dựng trong kỳ: Hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt (công suất thiết bị đạt tối thiểu 240 lít/ngày đêm, chất lượng nước sinh hoạt sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành), tối đa 02 triệu đồng/hộ.

Mục 3. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TẠO NGUỒN LỰC XÂY DỰNG HUYỆN HƯƠNG KHÊ VÀ KỲ ANH ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI; HUYỆN CAN LỘC, ĐỨC THỌ, THẠCH HÀ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO; HUYỆN NGHI XUÂN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Điều 12. Tiền sử dụng đất phát sinh trên địa bàn huyện

Thực hiện theo Nghị quyết số 41/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi các cp ngân sách địa phương giai đoạn 2022 - 2025; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022.

Điều 13. Hàng năm, ưu tiên hỗ trợ từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi phù hợp khả năng cân đối ngân sách để bổ sung nguồn lực cho các huyện: Phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Điều 14. Đối với các huyện Hương Khê, Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới:

1. Hỗ trợ kinh phí làm mới đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng: Huyện Hương Khê mỗi năm không quá 100 km (Kinh phí mi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 15 tỷ đồng); huyện Kỳ Anh mỗi năm không quá 70 km (Kinh phí mỗi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng); mức hỗ trợ: 220 triệu đồng/km đối với đường trục xã, liên xã; 140 triệu đồng/km đi với đường trục thôn, liên thôn; 105 triệu đồng/km đối với đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng; 110 triệu đồng/km đối với rãnh thoát nước hai bên đường giao thông, kênh mương nội đồng (Ngoài chính sách hỗ trợ xi măng nêu trên).

2. Hỗ trợ thêm kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, cụ th: Huyện Kỳ Anh 08 tỷ đồng/năm, Huyện Hương Khê 15 tỷ đồng/năm.

3. Hỗ trợ lại 100% phần ngân sách tỉnh được hưởng từ số vượt thu ngân sách (nếu có) so với kế hoạch của tỉnh giao thu hàng năm của huyện Hương Khê, huyện Kỳ Anh để thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong điều kiện đảm bảo cân đối chung ngân sách tỉnh.

4. Ưu tiên phân bvốn ngân sách Trung ương thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Điều 15. Các cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện Kỳ Anh và Hương Khê đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng đến hết năm có quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; đối với các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà) và kiểu mẫu (Nghi Xuân) áp dụng đến hết năm có quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (hoặc kiểu mẫu) nhưng tối đa đến hết năm 2025; sau đó, áp dụng tỷ lệ (%) điều tiết tiền sử dụng đất giai đoạn 2022 - 2025 như các huyện còn lại không có cơ chế đặc thù.

Chương III

QUY TRÌNH THỰC HIỆN, HỒ SƠ HỖ TRỢ

(Có phụ lục kèm theo)

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp:

a) Cơ chế hỗ trợ quy định từ Điều 19 đến Điều 22, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 và Điều 2, Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND ngày 24/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh nay không được quy định tại Nghị quyết này mà các đối tượng đang thực hiện dở dang cho đến khi hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chưa được hưởng chính sách thì vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND, Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND và các văn bản hướng dẫn. Các nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND và Nghị quyết số 194/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh nay vẫn có quy định tại Nghị quyết này mà các đối tượng đang thực hiện ddang và chưa được hưởng chính sách thì được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết này;

b) Cơ chế, chính sách hỗ trợ huyện Hương Sơn theo Nghị quyết số 173/2019/NQHĐ ngày 15/12/2019 được thực hiện cho đến hết năm 2022; đối với tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn từ năm 2023 trở đi, áp dụng theo Nghị quyết quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 17. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định trách nhiệm được viện dẫn trong Nghị quyết này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết;

b) Xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

c) Kiểm tra việc thực hiện chính sách; phát hiện và đề xuất những chính sách cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

d) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cân đối, bố trí các nguồn vốn từ ngân sách theo kế hoạch hàng năm để các chính sách được tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán Nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Hoàng Trung Dũng

 

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH THỰC HIỆN, HỒ SƠ HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I. Xây dựng kế hoạch

1. Hàng năm, căn cứ lộ trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, soát xét Đề án, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, lập kế hoạch khi lượng và kinh phí thực hiện chính sách ca năm sau theo từng lĩnh vực gửi về các sở, ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 30/9 hàng năm (riêng kế hoạch năm 2022 gửi trước ngày 15/3/2022).

2. Trên cơ sở kế hoạch của các địa phương; các sở, ngành theo lĩnh vực phụ trách soát xét, thẩm định và tổng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh trước ngày 15/10 hàng năm (riêng kế hoạch năm 2022 gửi trước ngày 25/3/2022), cụ thể như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thẩm định và tổng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình (Điều 4 Nghị quyết này);

b) Sở Xây dựng rà soát, thẩm định và tổng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện xây dựng công trình vệ sinh tự hoại (Điều 5 của Nghị quyết này);

c) Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh rà soát, thẩm định và tổng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện hỗ trợ xây dựng thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (Điều 6), thưởng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (Điều 9), thưởng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (Điều 10) và hỗ trợ kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chun nông thôn mới (khoản 2 Điều 14) của Nghị quyết này;

d) Sở Giao thông vận tải rà soát, thẩm định và tng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện hỗ trợ kinh phí phục hồi, nâng cấp mặt đường (Điều 8), hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước (khoản 1, khoản 2, Điều 7 và khoản 1, Điều 14) của Nghị quyết này;

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thẩm định, tổng hợp kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện hỗ trợ lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt (Điều 11), hỗ trợ xi măng làm kênh mương nội đồng (khoản 3, Điều 7 và khoản 1, Điều 14) của Nghị quyết này.

3. Trên cơ sở kế hoạch dự toán kinh phí thực hiện chính sách từng năm và giai đoạn nghị quyết có hiệu lực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh soát xét, thẩm định và tổng hợp kế hoạch chung gửi Sở Tài chính trước ngày 10/11 hàng năm để xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định (riêng kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách năm 2022 gửi trước ngày 05/4/2022).

II. Phân bổ và giao kế hoạch

1. Căn cứ nguồn kinh phí thực hiện chính sách được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, STài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổng hợp kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao Kế hoạch kinh phí thực hiện cho các địa phương, đơn vị liên quan.

2. Căn cứ kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch hỗ trợ thực hiện chính sách trên địa bàn, đồng thời thực hiện công khai kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách đến tận Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kịp thời, đúng quy định, định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách.

III. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ

1. Căn cứ kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và quyết định phê duyệt kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp ứng tối đa 70% kinh phí theo kế hoạch cho các địa phương chđộng tổ chức thực hiện chính sách; cấp kinh phí theo kế hoạch cho các địa phương chủ động tổ chức thực hiện chính sách tại khoản 2 Điều 14 Nghị quyết này; đến tháng 9 hàng năm các đơn vị đã gii ngân hết nguồn kinh phí thì tiếp tục cho ứng 70% của nguồn kinh phí còn lại. Riêng kinh phí mua xi măng được thanh toán tập trung tại ngân sách tỉnh trên cơ sở hợp đồng cung ứng xi măng đã ký và khối lượng thực tế xi măng giao nhận.

2. Đến hết ngày 31/12 năm thực hiện, các địa phương, đơn vị tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ chính sách (Kèm theo quyết định phê duyệt htrợ của địa phương) theo từng lĩnh vực gửi các Sở, ngành liên quan để thẩm định; trường hợp các địa phương đã hoàn thành khối lượng đm bảo yêu cầu, các địa phương tổng hợp gửi các Sở, ngành liên quan thẩm định, gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải ngân kinh phí.

Trên cơ sở kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị, các Sở chuyên ngành theo lĩnh vực thực hiện rà soát, thẩm định và tổng hợp gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính trước ngày 07/01 năm sau; Trên cơ sở kết quả thẩm định của các Sở chuyên ngành, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh soát xét, thẩm định lĩnh vực chính sách do Văn phòng phụ trách, đồng thời tng hợp kết quả thực hiện chính sách gửi Sở Tài chính trước ngày 12/01 năm sau (đối với kết quả thực hiện của năm trước);

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách;

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bn đề nghị của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cấp hỗ trợ kinh phí cho các địa phương;

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định cấp kinh phí của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính thực hiện bổ sung kinh phí (phn còn lại sau khi đã trừ phần kinh phí cấp tạm ứng tại điểm 1 mục này) cho các địa phương để thực hiện chính sách; đồng thời, thu hồi skinh phí còn thừa (nếu có) về ngân sách tỉnh theo quy định (hoặc kinh phí còn dư schuyển sang kỳ sau theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để tiếp tục thực hiện chính sách theo Nghị quyết này);

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được kinh phí tỉnh cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giải ngân kịp thời (trước ngày 31/01 năm sau), đúng quy định; trường hợp, sau ngày 31/01 kinh phí chưa được gii ngân tại các cấp ngân sách thì phi thực hiện chuyển nguồn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Riêng kinh phí mua xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ được xác định tại điểm 6.5 mục 6 Phần V phụ lục này, Sở Tài chính sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thanh toán phần kinh phí còn lại cho đơn vị cung ứng trước ngày 31/01 năm sau và khấu trừ (phần kinh phí do ngân sách cấp huyện, ngân sách xã đảm bảo) vào nguồn chi chuyển giao ngân sách các cấp năm tiếp theo.

3. Kết thúc năm tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện cơ chế huy động nguồn lực thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới gửi Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tnh.

4. Công khai, minh bạch kết quả hỗ trợ; giải ngân kinh phí và quản lý hồ sơ hỗ trợ:

a) Công khai, minh bạch chính sách hỗ trợ:

- Nội dung công khai: Công khai kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách và kết quả phê duyệt hỗ trợ (cụ thể: đối tượng, nội dung và kinh phí hỗ trợ);

- Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã; thông qua Thôn trưởng để thông báo bằng văn bản cho Nhân dân biết;

- Thời gian công khai: chậm nhất 05 ngày sau khi nhận được các quyết định của cấp có thẩm quyền về giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách; quyết định phê duyệt hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân; thời gian công khai ít nhất trong thời hạn 30 ngày ktừ ngày công khai.

b) Giải ngân kinh phí hỗ trợ; Căn cứ quyết định phê duyệt hỗ trợ, nguồn kinh phí được cấp, y ban nhân dân cấp huyện, xã thông báo cho tổ chức, cá nhân được biết và thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân kịp thời, đúng quy định chính sách.

c) Quản lý hồ sơ hỗ trợ: Hồ sơ hỗ trợ được lưu trữ tại đơn vị thanh toán và các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ.

IV. Kiểm tra, giám sát: Các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát (nếu cần thiết) về việc tổ chức thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách tại các địa phương, đơn vị theo quy định của nghị quyết này.

V. Quy trình, hồ sơ hỗ trợ

1. Đối với hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình

a) Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, y ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng và hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sau khi thực hiện hoàn thành, hộ gia đình báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiệm thu công trình;

- Sau khi nghiệm thu, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đđiều kiện hỗ trợ và các hộ chưa đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện soát xét, phê duyệt hỗ trợ theo quy định.

b) Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ của hộ gia đình gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (Đơn kèm theo tổng hợp chi phí xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt);

- Biên bản nghiệm thu công trình xử lý nước thải sinh hoạt hoàn thành đưa vào sử dụng (Yêu cầu: Biên bản nghiệm thu cụ thể các điều kiện hỗ trợ và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường so với công trình hoàn thành);

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ của cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Đối với hỗ trợ nhà vệ sinh tự hoại

a) Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng và hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức thực hiện tối thiểu phải đúng quy định theo thiết kế mẫu công trình vệ sinh tự hoại (Sở Xây dựng hướng dẫn) hoặc hộ áp dụng mô hình nhà vệ sinh Dự án CHOBA;

- Sau khi thực hiện hoàn thành, hộ gia đình báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiệm thu công trình;

- Sau khi nghiệm thu, định kỳ hàng quý Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đđiều kiện hỗ trợ và các hộ chưa đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện soát xét, phê duyệt hỗ trợ theo quy định;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phê duyệt hỗ trợ theo quy định.

b) Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn đề xuất hỗ trợ của hộ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (Đơn kèm theo chứng từ chứng minh chi phí lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt);

- Biên bản nghiệm thu xây dựng công trình vệ sinh tự hoại hoàn thành, đưa vào sử dụng;

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Đối với hỗ trợ lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt

a) Quy trình thực hiện:

- Hộ gia đình đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng và hướng dẫn các hộ gia đình tổ chức thực hiện;

- Sau khi thực hiện hoàn thành, hộ gia đình gửi đơn đề xuất nghiệm thu hỗ trợ chính sách (kèm hồ sơ, chứng từ hợp lệ để xác định kinh phí thực hiện lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt); trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ thời gian nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiệm thu;

- Sau khi nghiệm thu, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đđiều kiện hỗ trợ và các hộ chưa đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện soát xét, phê duyệt hỗ trợ theo quy định;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phê duyệt hỗ trợ theo quy định (Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể chọn mẫu kiểm tra trước khi phê duyệt hỗ trợ nếu cần thiết).

b) Hồ sơ hỗ trợ:

- Đơn đề xuất hỗ trợ của hộ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (Đơn kèm theo chứng từ chứng minh chi phí lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt);

- Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ của cấp Ủy ban nhân dân huyện.

4. Đối với xây dựng thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu:

a) Quy trình thực hiện:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai kế hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu;

- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát khối lượng, lập phương án dự toán kinh phí thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gửi thôn (xóm) bàn bạc kỹ lưỡng, thống nhất bằng biên bản họp thôn (xóm);

- Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện phương án dự toán kinh phí thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, tổng hợp đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định phương án dự toán. Sau khi có kết quả thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án, dự toán thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu;

- Căn cứ phương án - dự toán phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp thôn, thống nhất triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu;

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tự đánh giá, nghiệm thu, tổng hợp kinh phí thực hiện, gửi văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiệm thu công nhận thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiu mẫu. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát, kiểm tra;

- Trên cơ sở phương án, dự toán được duyệt; Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng - kinh phí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thực hiện và tổ chức họp thôn, thống nhất việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định.

b) Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề xuất hỗ trợ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn;

- Quyết định công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Đối với thưởng xã, huyện: Đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

a) Quy trình thực hiện:

- Sau khi được cấp có thẩm quyền công bố quyết định công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao hoặc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí theo quy định;

- Căn cứ nguồn kinh phí được khen thưởng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện triển khai việc sử dụng số tiền thưởng xã, huyện đúng quy định.

b) Hồ sơ hỗ trợ:

- Tờ trình đề xuất thưởng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao hoặc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Hồ sơ gửi qua Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, gửi Sở Tài chính xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí theo quy định;

- Quyết định công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hoặc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

6. Đối với hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng; hỗ trợ kinh phí phục hồi, nâng cấp mặt đường.

a) Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện:

- Ủy ban nhân dân các xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ; tổ chức họp dân, công bố mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; dự kiến phần kinh phí nhân dân đóng góp để thực hiện hỗ trợ xi măng và phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng (có biên bản họp dân). Sau khi được sự thống nhất của Nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã rà soát, cân đối nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; trường hợp không cân đi được nguồn lực thì không đưa vào kế hoạch đăng ký;

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, kiểm tra hiện trạng các công trình (phải lập biên bản kiểm tra hiện trạng), tổng hợp, đăng ký kế hoạch năm sau qua Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo lĩnh vực quản lý trước ngày 30/9 hàng năm (riêng kế hoạch năm 2022 gửi trước ngày 15/3/2022). Sau thời điểm trên, địa phương nào không đăng ký kế hoạch xem như không có nhu cầu hỗ trợ và phi tự đảm bảo kinh phí thực hiện;

- Căn cứ vào kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch thực hiện đảm bảo không vượt kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; gửi Kế hoạch thực hiện về Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/12 năm trước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động điều chỉnh chỉ tiêu giữa các loại công trình, giữa các xã đảm bảo không vượt quá tổng khối lượng xi măng theo kế hoạch tỉnh giao (không được điều chnh khối lượng xi măng giữa tiêu chí giao thông và thủy lợi). Ngân sách tỉnh không hỗ trợ đối với các công trình ngoài kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao đầu năm;

- Căn cứ kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện công khai kế hoạch hỗ trợ theo quy định và thông báo kế hoạch hỗ trợ đến từng tổ chức, cá nhân thuộc kế hoạch hỗ trợ.

b) Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật:

- Đối với hỗ trợ xi măng: Căn cứ kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, Ủy ban nhân dân các xã lập hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở hsơ thiết kế mẫu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định;

- Đối với hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng: đối với các công trình có kỹ thuật tương đối phức tạp (phải xử lý nền mặt đường cũ, mặt đường cũ lồi lõm, cần phải đo đạc, khảo sát để tính toán khối lượng bù vênh) trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã có thể thuê đơn vị tư vấn có năng lực đthực hiện khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định theo phân cấp. Chi phí thuê tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật được xác định theo Thông tư số 13/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

- Trên cơ sở văn bản thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã phê duyệt báo cáo kinh tế - kthuật; trong đó chi tiết nguồn kinh phí thực hiện: (nguồn vốn nông thôn mới; vn lồng ghép các chương trình mục tiêu; nguồn vốn xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã hỗ trợ ngoài xi măng; nguồn đóng góp nhân dân và các nguồn vn hợp pháp khác). Trong đó phần hạn mức vốn tối đa ngân sách các cấp hỗ trợ đầu tư công trình theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

c) Ký hợp đồng, cung ứng xi măng, ủy quyền ngân sách tỉnh chi trả kinh phí mua xi măng (đối với hỗ trợ xi măng):

- Căn cứ kế hoạch thực hiện được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính ch trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng đủ điều kiện, năng lực, đảm bảo đúng quy định;

- Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng, Sở Tài chính (được Ủy ban nhân dân tỉnh y quyền) đàm phán, ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng về chủng loại xi măng, giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận và các nội dung có liên quan;

- Ủy ban nhân dân các xã trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị cung ứng về chủng loại xi măng, khối lượng, địa điểm, phương thức giao nhận (thng nht giữa Ủy ban nhân dân các xã và đơn vị cung ứng) trên cơ sở hợp đng kinh tế đã ký giữa Sở Tài chính và đơn vị cung ứng;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã ủy quyền bằng văn bản cho Sở Tài chính chi trkinh phí mua xi măng cho đơn vị cung ứng (đi với phn kinh phí do ngân sách cấp mình đảm bảo). Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp các văn bản ủy quyền (của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã) gửi Sở Tài chính chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày đơn vị cung ứng xi măng hoàn thành ký hợp đồng với Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn;

- Theo tiến độ thực hiện, Ủy ban nhân dân các xã đăng ký nhu cầu, thời gian nhận xi măng gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, gửi đơn vị cung ứng; trực tiếp nhận xi măng tại địa điểm nhận hàng theo hợp đồng đã ký (lập biên bản giao nhận từng lần, ghi rõ chủng loại xi măng trên bao bì sản phẩm, khối lượng giao nhận; thời gian cung ứng xi măng chậm nhất đến hết ngày 15/12 năm thực hiện.

d) Tổ chức thi công, nghiệm thu, phê duyệt quyết toán:

- Lựa chọn đơn vị thi công: Đối với hỗ trợ xi măng: Ủy ban nhân dân các xã giao cho cộng đồng dân cư được hưng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện. Nếu cộng đồng dân cư không có khả năng hoặc điều kiện thực hiện thì Ủy ban nhân dân các xã xem xét, lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện nhưng phải được sự thống nhất của cộng đồng dân cư (có biên bản họp thống nhất). Đối với phục hi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng: Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thi công đ năng lực đảm bảo đúng quy định hiện hành;

- Việc huy động đóng góp của Nhân dân thực hiện theo các quy định hiện hành; việc thành lập Ban Giám sát cộng đồng, tổ chức thực hiện việc Giám sát cộng đồng theo quy định;

- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu vật liệu đầu vào (về chủng loại chất lượng, khối lượng vật liệu), nghiệm thu giai đoạn xây dựng; sau khi công trình hoàn thành phải thực hiện nghiệm thu công trình hoàn thành (nêu rõ chiu dài, chiu rộng, độ dày);

- Căn cứ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt, kết quả nghiệm thu hoàn thành từng công trình, Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành theo quy định; trong đó, chi tiết các nguồn vốn thực hiện (nguồn vốn nông thôn mới; vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu; nguồn vốn xi măng các cấp ngân sách hỗ trợ; nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường; ngân sách cấp huyện, ngân sách xã hỗ trợ ngoài xi măng; nguồn đóng góp nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác).

đ) Xác định kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ:

- Ủy ban nhân dân các xã (đối với các công trình do Ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư):

+ Hàng tháng, đối chiếu khối lượng xi măng thực giao nhận trong tháng với đơn vị cung ứng (lập biên bản đối chiếu tháng);

+ Hàng quý (trước ngày 05 tháng đầu của quý sau), tổng hợp kết quả nghiệm thu, quyết toán công trình hoàn thành gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị kiểm tra, xác định chiu dài; khối lượng xi măng (đối với hỗ trợ xi măng); diện tích (đối với hỗ trợ phục hồi, nâng cấp mặt đường bê tông xi măng); kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ (kèm theo bảng tổng hợp, biên bản giao nhận xi măng từng lần, từng tháng giữa Ủy ban nhân dân các xã và đơn vị cung ứng);

+ Chậm nhất đến hết ngày 15/12 năm thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng về chủng loại, khối lượng xi măng với đơn vị cung ứng.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Hàng quý, đối chiếu khối lượng xi măng đơn vị cung ứng đã giao cho các xã trên địa bàn (lập biên bản đối chiếu giao nhận xi măng quý) đlàm cơ sở thẩm định khối lượng xi măng được hỗ trợ;

+ Kiểm tra hồ sơ, hiện trạng từng công trình do y ban nhân dân xã đề nghị (lập biên bn kiểm tra);

+ Tổng hợp kết quả thực hiện cơ chế trên địa bàn (bao gồm ccông trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã làm chủ đầu tư); Báo cáo kết quả thực hiện (chi tiết từng tuyến) gửi Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25/12 năm thực hiện đlàm cơ sở kiểm tra, xác định kinh phí các cấp ngân sách hỗ trợ.

- Cấp tỉnh: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ, xác định khối lượng, kinh phí mua xi măng các cấp ngân sách đảm bảo thực hiện hỗ trợ xi măng;

+ Sở Giao thông vận tải rà soát, thẩm định, tổng hợp khối lượng, kinh phí thực hiện phục hồi, nâng cấp mặt đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Hồ sơ hỗ trợ

- Quyết định giao kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho Ủy ban nhân dân các xã;

- Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình (trước khi đăng ký kế hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh) của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Ủy ban nhân dân xã;

- Văn bản ủy quyền ngân sách tỉnh chi trả phần kinh phí mua xi măng do ngân sách cấp huyện (của Ủy ban nhân dân cấp huyện), ngân sách xã (của Ủy ban nhân dân xã) đảm bảo;

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kthuật (kèm theo hồ sơ và Báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn cấp huyện);

- Tổng hợp khối lượng, chủng loại xi măng giao nhận giữa đơn vị cung ứng và Ủy ban nhân dân các xã; kèm theo: Phiếu giao nhận xi măng từng chuyến giữa đơn vị cung ứng và Ủy ban nhân dân các xã (chi tiết chủng loại xi măng, khối lượng, thời gian, địa điểm giao nhận); Biên bản giao nhận xi măng giữa Ủy ban nhân dân xã và các thôn;

- Hợp đồng thi công;

- Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu giai đoạn xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành; trong đó nêu rỗ chiều dài, chiều rộng, độ dày từng tuyến, khối lượng xi măng sử dụng xây dựng công trình (nếu có);

- Quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành (kèm theo hồ sơ);

- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Ủy ban nhân dân xã;

- Các tài liệu liên quan khác: Quyết định thành lập Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn, Nghị quyết công nhận Ban Giám sát cộng đồng.