Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, HÌNH THỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN, BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 170/TTr- UBXĐ ngày 30/11/2016 về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm có lợi thế, gắn kết thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế bền vững dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương; tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực và sản phẩm đột phá, hiệu quả cao; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tiên tiến, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

Đảm bao tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 2,0%/năm; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng, nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững, gắn với phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ; tập trung chuyển đổi đất lúa hiệu quả thấp, đất úng trũng, đất mặn, lợ ven biển và khai thác lợi thế đất gò đồi thấp, phù hợp với quy hoạch để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 130 triệu đồng/ha canh tác.

Điều 2. Nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020

1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, với sản phẩm có lợi thế, gắn kết thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế bền vững trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp bằng các phương thức như: Xây dựng các mô hình điểm, thực nghiệm sản xuất hàng hóa để trình diễn làm cơ sở nhân ra diện rộng; Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa các sản phẩm có lợi thế và thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất

2. Tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực, sản phẩm đột phá, hiệu quả cao; như đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; xác định, lựa chọn các công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng và thực hiện các mô hình điểm, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để trình diễn, nhân rộng; Từng bước xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tiên tiến, bền vững, trong đó chú trọng kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại.

4. Tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

5. Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

(Các nhiệm vụ cụ thể được quy định tại phụ lục số 01 kèm theo)

Điều 3. Giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020

1. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về tuyên truyền, quy hoạch, cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

a) Tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt đến các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn về quan điểm, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI và nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh về “Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020” cũng như các chính sách của nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới.

b) Quy hoạch

Tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cơ cấu lại quỹ đất, cơ cấu lại sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực; Trong đó chú trọng đến tính kết nối vùng, liên vùng, tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh và quỹ đất đành cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chuyển đổi theo quy định diện tích đất trồng lúa có hiệu quả thấp sang các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu qua cao hơn.

c) Xây dựng cơ chế chính sách.

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hiện có.

- Tập trung triển khai, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời rà soát để kịp thời ban hành chính sách cần thiết về tích tụ ruộng đất, tạo lập, phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, bảo hiểm nông nghiệp và các chính sách khác. Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững, vừa đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; vừa tạo môi trường thuận lợi, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư hình thành chuỗi giá trị để phát triển sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và nâng cao giá trị nông sản hàng hóa góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

d) Khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ cao, tạo sự đột phá, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển gắn với công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

e) Đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu nuôi cấy mô, chọn tạo giống; thu hút cán bộ trình độ cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

f) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Ưu tiên đầu tư và quản lý có hiệu quả các dự án trọng điểm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.

g) Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại

Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực có khối lượng hàng hóa lớn; Xúc tiến đầu tư thu hút các nguồn vốn từ xã hội đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

h) Phát triển dịch vụ nông nghiệp

Đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ). Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng dịch vụ.

2. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể:

a) Danh mục (được quy định tại phụ lục số 2A kèm theo).

b) Nguyên tắc thực hiện.

- Các vùng, các đối tượng nếu đang được hướng những chính sách khác không trùng với những chính sách tại Nghị quyết này thì tiếp tục hưởng những chính sách đó; nếu trùng với những chính sách tại Nghị quyết này nhưng có mức hỗ trợ khác nhau thì chi được hưởng một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

- Các chính sách không được quy định tại Nghị quyết này mà có trong các chương trình, dự án khác thì được thực hiện theo quy định hiện hành của các chương trình, dự án đó.

3. Nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định trong thời gian tới (được quy định tại phụ lục số 2B Kèm theo).

4. Kinh phí thực hiện.

Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương để thực hiện giai đoạn 2017- 2020 là 488.360 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 380.360 triệu đồng. Riêng năm 2017, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương là 117 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 90 tỷ đồng.

Hàng năm cân đối bố trí ngân sách tỉnh để thực hiện Nghị quyết và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình của Chính phủ, của tỉnh, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và đóng góp của người dân để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững, (được quy định tại phụ lục số 03 kèm theo).

5. Thời gian thực hiện: 04 năm, từ ngày 01/01/2017 đến hết năm 2020.

Điều 4. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14/12/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Điều 5. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 6. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Ban thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh, khóa XIV;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Ban Thường vụ các huyện, thành ủy;
- TTHĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, Đài PT - TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT, phòng CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quảng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, HÌNH THỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN, BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)

TT

Nhiệm vụ

Nội dung

Ghi chú

I

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, với sản phẩm có lợi thế, gắn kết thị trường tiêu thụ các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp

 

 

1

Lĩnh vực trồng trọt:

Diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 76.000 ha trong đó có trên 50% là diện tích đất trồng lúa hàng hóa chất lượng cao và diện tích lúa gieo thẳng đến năm 2020 đạt khoảng 40% tổng diện tích gieo cấy lúa;

Ổn định diện tích trồng dứa khoảng 2.000 ha tạo thành vùng sản xuất dứa nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu;

Hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung có quy mô khoảng 5% diện tích trồng rau toàn tỉnh (khoảng 100ha);

Mở rộng diện tích trồng hoa, trong đó khoảng 50% diện tích tập trung ứng dụng công nghệ cao (khoảng 100ha); Phát triển cây ăn quả, dược liệu, nấm.

 

2

Lĩnh vực chăn nuôi:

Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn bản địa, lợn rừng lai, đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng trên 10% so với năm 2015 (khoảng 410 nghìn con).

Tiếp tục bao tồn và phát triển đàn dê núi Ninh Bình với quy mô đàn năm 2020 tăng 10% so với năm 2015 (trên 22 nghìn con).

Phát triển đàn gia cầm (gà đồi, gà thả vườn, vịt siêu trứng, vịt trời...) đến năm 2020 tổng đàn tăng trên 2% so với năm 2015 (trên 4 triệu con).

Phát triển đàn trâu, bò đến năm 2020 tổng đàn tăng khoảng 2.500 con (tương đương 5%) so với năm 2015 (đàn trâu khoảng 15 nghìn con, đàn bò khoảng 35 nghìn con).

Chuyển dịch phương thức sản xuất chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tập trung, bán công nghiệp, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2020, đưa số đầu con trong trang trại lên 30 -40% so với tổng đàn với các giống vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển được từ 3-5 trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa vào sản xuất với quy mô khoảng 300 lợn nái, 6000 lợn thịt/năm/trang trại.

 

3

Lĩnh vực thủy sản:

Mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt (trên 9.000 ha), trong đó diện tích nuôi tập trung, chuyên canh trên 60% tổng diện tích.

Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nước mặn, lợ vùng ven biển Kim Sơn (trên 4.000 ha), trong đó 100% diện tích, nuôi tập trung, chuyên canh.

Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thủy sản, kết hợp với xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, bến cảng, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá;

Khuyến khích chuyển giao công nghệ đánh bắt thủy sản tiên tiến; từng bước nâng cao năng lực, phát triển các đội tàu khai thác hải sản xa bờ và duy trì hợp lý số tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt gần bờ đảm bảo khai thác, đánh bắt có hiệu quả gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới biển.

 

4

Lĩnh vực Lâm nghiệp:

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường rừng phục vụ du lịch sinh thái; duy trì ổn định độ che phủ của rừng đạt 20%.

Xây dựng kế hoạch cải tạo, thay thế rừng trồng bằng các giống cây gỗ lớn, kết hợp một số cây bản địa, cây dược liệu, cây ăn quả, có ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường rừng gắn với du lịch trải nghiệm. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, xây dựng các vườn ươm, cung cấp giống cỏ năng suất chất lượng cao; Xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp theo hướng hàng hóa với diện tích khoảng 1000 ha.

 

II

Tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực, sản phẩm đột phá, hiệu quả cao

Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt từ 10% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Có từ 1 đến 3 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chỉ đạo thực hiện thành công Công ty TNHH MTV Bình Minh cổ phần hóa theo kế hoạch của Chính phủ và định hướng phát triển theo hướng chuyển giao công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp đầu tư trở thành khu công nghệ cao.

 

III

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tiên tiến, bền vững, trong đó chú trọng kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại.

Xây dựng mô hình hợp tác xã ngành hàng, tổ hợp tác hoạt động theo chuỗi giá trị sản phẩm, hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Phát triển kinh tế trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Đến năm 2020 trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị từ liên kết sản xuất, tiêu thụ, kinh tế trang trại, gia trại đạt 20% trở lên.

 

IV

Tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tiếp tục phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, HTX, trang trại và doanh nghiệp; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; xây dựng các thương hiệu hàng hóa.

Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nông sản trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực có khối lượng hàng hóa lớn.

Khuyến khích, hỗ trợ tạo lặp, duy trì, phát triển thương hiệu, xác lập 1 quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa đặc thù của tỉnh, như: Duy trì, phát triển các sản phẩm hàng hóa đã đăng ký và được xác lập quyền sở hữu trí tuệ như chỉ dẫn địa lý "Dê núi Ninh Bình", "Dứa Đồng Giao"; Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận: ngao Kim Sơn, khoai sọ Yến Quang, khoai lang Hoàng Long, cơm cháy Ninh Bình,…; Tạo lập quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm gạo sạch chất lượng cao, rau củ an toàn, dứa Ninh Bình, gà Cúc Phương, đào phai Tam Điệp, chè Ba Trại Tam Điệp, sản phẩm chế biến, chiết xuất từ cây dược liệu...

 

 

V

Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước và khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp đầu vào để giảm giá thành và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Quản lý chặt chẽ thị trường giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo đủ lượng giống, phân bón, thuốc BVTV cung ứng cho người tiêu dùng; không để xảy ra tình trạng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, ngoài danh mục.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, con nuôi, thủy sản; Chủ động phòng dịch hiệu quả; Nhanh chóng phát hiện dịch bệnh, triển khai các phương án chống dịch; khắc phục hậu quả, tổ chức lại sản xuất sau dịch bệnh.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2A

DANH MỤC MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, HÌNH THỨC SẢN XUẤT TIÊN TẾN, BỀN VỮNG, TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)

TT

Nội dung

Mức hỗ trợ

Căn cứ pháp lý

I

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

1

Hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, con nuôi, giống thủy sản

Hỗ trợ 1 lần không quá 50% chi phí sản xuất giống gốc, đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ đối với giống lai; hỗ trợ 1 lần không quá 30% chi phí sản xuất giống lai đối với giống cần khuyến khích phát triển

Quyết định số 2194/QĐ- TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020

2

Hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đảm bảo an toàn, theo tiêu chuẩn Việt Nam

Hỗ trợ một lần 50% chi phí lần đầu chứng nhận sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đảm bảo an toàn, theo tiêu chuẩn Việt Nam cho chủ trang trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp; Kinh phí hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/ trang trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp.

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

3

Hỗ trợ lãi suất vay vốn thương mại để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của chủ trang trại, THT, HTX doanh nghiệp, vay vốn để sản xuất, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị

Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay thương mại trong hai năm đầu, 50% lãi suất vốn vay thương mại trong năm thứ ba

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ và các Nghị định sửa đổi về một số chính sách phát triển thủy sản

4

Hỗ trợ cải tạo, nâng cao chất lượng đất lúa (cải tạo, nâng cao độ phì, giảm độ chua) bằng phân bón vi sinh, phân hữu cơ và các giải pháp hỗ trợ khác.

Hỗ trợ kinh phí mua phân bón vi sinh, hữu cơ, kinh phí thực hiện các giải pháp khác để cải tạo, nâng cao chất lượng đất, thay đổi tập quán canh tác sử dụng phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

5

Hỗ trợ các mô hình sản xuất

 

Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

a

Hỗ trợ mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thí điểm máy móc thiết bị mới phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp;

Mức hỗ trợ theo định mức khuyến nông. Kinh phí hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/máy.

b

Hỗ trợ mô hình đưa các giống cây trồng, con nuôi chủ lực, đặc sản, mới vào sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao gắn kết với thị trường.

Mức hỗ trợ theo định mức khuyến nông. Kinh phí hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/mô hình

c

Hỗ trợ mô hình chuyển đổi đất 2 lúa, đất lúa-màu, đất màu đồi kém hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con mới có giá trị kinh tế cao

Mức hỗ trợ theo định mức khuyến nông. Kinh phí hỗ trợ không quá 150 triệu/mô hình.

d

Hỗ trợ mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả

Kinh phí hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/mô hình.

e

Hỗ trợ thực hiện các mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất các cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Kinh phí hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/mô hình.

6

Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: thủy sản

Hỗ trợ 1 lần không quá 500 triệu đồng/dự án với quy mô tối thiểu 5 ha đối với trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp, 2 ha đối với chăn nuôi.

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của HĐND tỉnh Ninh Bình quy định chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

7

Hỗ trợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, phát triển thị trường nông sản

Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đối với nông sản xuất khẩu;

Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình về 1 quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM tỉnh Ninh Bình

II

Chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

1

Hỗ trợ thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả, thủy sản, chăn nuôi;

Hỗ trợ theo định mức khuyến nông; kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/mô hình.

Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Hỗ trợ 1 lần 30% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Nghị quyết số 13/2015/NQ- HĐND ngày 22/7/2015 của HĐND tỉnh Ninh Bình quy định chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Quyết định số 66/2014/QĐ- TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và khuyến khích phát triển: Quyết định số 69/2010/QĐ- TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC;

Quyết định số 3246/QĐ- BNN-KHCN ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020

3

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghiên cứu, lựa chọn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao; Mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất về đất đai, tín dụng,... theo quy định của pháp luật.

4

Chính sách hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm có lợi thế, sản xuất hàng hóa là cây trồng, vật nuôi, thủy sản

Hỗ trợ 100% kinh phí

Thực hiện Nghị quyết 05- NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình, đáp ứng các tiêu chí về sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao

5

Đầu tư CSHT thiết yếu cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung; vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngân sách tỉnh đầu tư và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình của Chính phủ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác

 

III

Tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, lập quy hoạch và các giải pháp hỗ trợ thực hiện

Hỗ trợ 100% kinh phí triển khai thực hiện; lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; mua sắm thiết bị phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; mua các thành tựu công nghệ cao lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước phù hợp với nhu cầu, điều kiện của địa phương để tiếp thu, ứng dụng; tập huấn chuyển giao TBKT; đào tạo nguồn nhân lực.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2B

DANH MỤC MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỀ XUẤT BAN HÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)

TT

Nội dung

Mức hỗ trợ

Căn cứ pháp lý

I

Chính sách hỗ trợ tạo lập, duy trì, phát triển thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa của tỉnh

 

Hỗ trợ tạo lập, phát triển thương, hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý,

Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa của tỉnh và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Giao UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách cụ thể trình HĐND tỉnh xem xét quyết định

II

Chính sách đất đai

 

 

1

Hỗ trợ, khuyến khích dồn điền, đổi thửa, chuyển quyền sử dụng đất, cho mượn, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để tạo quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút doanh nghiệp

Giao UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách cụ thể trình HĐND tỉnh xem xét quyết định

 

2

Hỗ trợ ổn định đất lúa, sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực.

Giao UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách cụ thể trình HĐND tỉnh xem xét quyết định

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

III

Thí điểm triển khai chính sách bao hiểm nông nghiệp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Giao UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách cụ thể trình HĐND tỉnh xem xét quyết định

Phối hợp với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan bảo hiểm thực hiện việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để phòng ngừa rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp; Khuyến khích các HTX thành lập quỹ dự phòng, hỗ trợ phát triển sản xuất.

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03

TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

NỘI DUNG

Tổng số

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

TỔNG CỘNG (A+B+C)

488.360

117.000

121.790

127.290

122.280

A

KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ NGÂN SÁCH TỈNH

264.360

56.000

65.790

71.290

71.280

I

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA

139.360

31.990

35.790

35.790

35.790

1

Xây dựng mô hình điểm, thực nghiệm

23.160

5.790

5.790

5.790

5.790

 

Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất

3.480

870

870

870

870

 

Mô hình sản xuất trồng trọt

4.480

1.120

1.120

1.120

1.120

 

Mô hình sản xuất chăn nuôi

6.480

1.620

1.620

1.620

1.620

 

Mô hình sản xuất lâm nghiệp

2.240

560

560

560

560

 

Mô hình sản xuất thủy sản

6.480

1.620

1.620

1.620

1.620

2

Chương trình, dự án ưu tiên

116.200

26.200

30.000

30.000

30.000

 

Chương trình hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ liên kết trong quá trình sản xuất nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

16.000

4.000

4.000

4.000

4.000

 

Chương trình hỗ trợ phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản

19.500

4.500

5.000

5.000

5.000

 

Chương trình hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế, sản xuất hàng hóa là cây trồng, vật nuôi, thủy sản

4.000

1.000

1.000

1.000

1.000

 

Dự án hỗ trợ áp dụng giống lúa kháng bệnh, chất lượng cao, đặc sản vào sản xuất hàng hóa

19.100

4.100

5.000

5.000

5.000

 

Chương trình hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản

12.000

3.000

3.000

3.000

3.000

 

Chương trình Cải tạo, nâng cao chất lượng đất lúa

22.600

4.600

6.000

6.000

6.000

 

 

Chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm

23.000

5.000

6.000

6.000

6.000

 

II

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

88.200

13.300

18.300

28.300

28.300

 

1

Xây dựng mô hình điểm, thực nghiệm

17.200

4.300

4.300

4.300

4.300

 

2

Chương trình, dự án ưu tiên

71.000

9.000

14.000

24.000

24.000

 

 

Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

20.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học công nghệ nông nghiệp Ninh Bình

22.000

3.000

3.000

8.000

8.000

 

 

Chương trình hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

4.000

1.000

1.000

1.000

1.000

 

 

Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

25.000

0

5.000

10.000

10.000

 

III

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC  SẢN XUẨT TIÊN TIẾN

22.200

4.800

5.800

5.800

5.800

 

1

Xây dựng mô hình điểm, thực nghiệm

7.200

1.800

1.800

1.800

1.800

 

 

Mô hình tổ chức, quản Iý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả

1.200

300

300

300

300

 

 

Mô hình kinh tế hợp tác gắn với liên kết trong sản xuất, tiêu thụ

6.000

1.500

1.500

1.500

1.500

 

2

Chương trình, dự án ưu tiên

15.000

3.000

4.000

4.000

4.000

 

 

Chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản

7.000

1.000

2.000

2.000

2.000

 

 

Chương trình hỗ trợ tạo lập, duy trì, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

8.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

IV

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

3.600

900

900

900

900

 

 

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y cơ sở

1.200

300

300

300

300

 

 

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ HTX, chủ trang trại, tổ hợp tác

1.200

300

300

300

300

 

 

Chương trình tập huấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho các thực tập sinh nông nghiệp từ nước ngoài trở về

1.200

300

300

300

300

 

V

CÁC NHIỆM VỤ HỖ TRỢ

11.000

5.010

5.000

500

490

 

1

Tuyên truyền

1.200

300

300

300

300

 

2

Quy hoạch

9.000

4.500

4.500

 

 

 

3

Kinh phí tổ chức triển khai

800

210

200

200

190

 

4

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

5

Chương trình hỗ trợ ổn định đất lúa, sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực

 

 

 

 

 

 

6

Chương trình hỗ trợ tích tụ tạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh

 

 

 

 

 

 

B

KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ NGUỒN HUY ĐỘNG HỢP PHÁP KHÁC

108.000

27.000

27.000

27.000

27.000

 

1

Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến bền vững

 

 

 

 

 

 

C

KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

116.000

34.000

29.000

29.000

24.000

 

1

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh

96.000

24.000

24.000

24.000

24.000

 

2

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Trung tâm CNC

20.000

10.000

5.000

5.000

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2016 về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 37/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Trần Hồng Quảng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản