Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ các công trình thuỷ lợi ngày 04 tháng 4 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Thuỷ lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Thực hiện Nghị Quyết số 07-NQ/TU ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Tỉnh uỷ Sơn La về phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2015;

Xét Tờ trình số 195/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc thông qua quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 614/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; tổng hợp các ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển Thuỷ lợi tỉnh Sơn La, giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo sự phát triển và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và kết hợp phục vụ phát triển các ngành kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020, nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo tưới chủ động từ (90 -100)% diện tích lúa ruộng; Cấp nước tưới cho đồng cỏ để phục vụ cho đàn gia súc từ 10-12 vạn con; Tạo nguồn tưới ẩm cho 1,5 vạn ha cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi để chuyển đổi từ 2.000 ha đến 2.500 ha diện tích nương rẫy sang trồng lúa nước để bù đắp lại số diện tích lúa nước bị ngập trong vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La.

- Phấn đấu đến năm 2015 chủ động cấp nước ăn và sinh hoạt cho 95% dân số nông thôn và đến năm 2020 đạt 100%.

- Cấp nước cho phát triển Thuỷ sản và các ngành kinh tế khác.

3. Nhiệm vụ

- Giải quyết nước để chủ động cấp cho lúa, màu, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi.

- Định hướng công tác phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai.

- Định hướng cấp nước cho các ngành kinh tế: Phát triển Thuỷ sản, cấp nước cho dân sinh, cấp nước phục vụ các ngành kinh tế khác.

- Định hướng cấp nước để phát triển Thuỷ điện nhỏ.

- Đánh giá tác động về các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước từ đó dự báo trong tương lai, trọng tâm là các khu vực trọng điểm.

- Đề xuất các dự án các công trình Thuỷ lợi ưu tiên đầu tư xây dựng trong từng giai đoạn.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Tính toán cân bằng nước

a) Phân vùng tính toán cân bằng nước

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc trưng hình thái sông ngòi toàn tỉnh chia làm 2 lưu vực để tính toán cân bằng nước:

- Lưu vực sông Đà được chia thành 7 khu dùng nước: Suối Muội diện tích lưu vực là 510 km2, Nậm Bú diện tích lưu vực là 1.552 km2, suối Sập Việt diện tích lưu vực là 1.764 km2, suối Sập diện tích lưu vực là 1.104 km2, Suối Tấc diện tích lưu vực là 1.205 km2, Nậm Giôn diện tích lưu vực là 698 km2, Nậm Mu diện tích lưu vực là 2.796 km2.

- Lưu vực sông Mã được chia thành 4 khu dùng nước: Suối Nậm Công diện tích lưu vực là 893 km2, suối Nậm Sọi diện tích lưu vực là 455 km2, suối Nậm Ty diện tích lưu vực là 705 km2, suối Nậm Lệ diện tích lưu vực là 298 km2.

b) Cân bằng nước theo các lưu vực sông

Tiến hành cân bằng nước cho các giai đoạn hiện tại, năm 2015 và năm 2020 theo tần suất P=75% và kiểm tra với tần suất P=85% cho từng lưu vực sông như sau:

+ Qua kết quả tính cân bằng nước cho các phụ lưu cấp 1 của sông Đà và sông Mã theo tháng thấy những tháng mùa lũ lượng nước đến dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu dùng nước, do vậy chỉ tính toán kết quả tính cân bằng nước cho 5 tháng mùa kiệt.

+ Cân bằng theo 5 tháng mùa kiệt (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), kết quả như bảng.

* Cân bằng theo tần suất P=75%

Bảng. CÂN BẰNG TỔNG LƯNG MÙA KIỆT TẦN SUẤT P=75%

(Từ tháng 12 đến tháng 4)

TT

Lưu vực sông

Nước dùng 5 tháng mùa kiệt (106m3)

Nước đến 5 tháng mùa kiệt (106m3)

∆w (106m3)

(Cân bằng%) 5 tháng mùa kiệt

I

HIỆN TẠI

 

 

 

 

1

LV sông Mã

 

 

 

 

 

Nậm Công

38,97

79,48

40,51

49,0

 

Nậm Sọi

14,98

40,02

25,04

37,4

 

Nậm Ty

35,97

49,96

13,99

72,0

 

Nậm Lệ

9,99

24,18

14,19

41,3

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

23,35

40,66

17,31

57,4

 

Nậm Bú

59,16

112,78

53,62

52,5

 

Suối Sập Việt

56,84

129,98

73,14

43,7

 

Suối Sập

25,30

81,33

56,03

31,1

 

Suối Tấc

52,32

88,79

36,47

58,9

 

Nậm Giôn

11,93

51,44

39,51

23,2

 

Nậm Mu

28,28

151,00

122,72

18,7

II

NĂM 2015

 

 

 

 

1

LV sông Mã

123,17

820,90

697,73

15,0

 

Nậm Công

48,04

79,48

31,44

60,4

 

Nậm Sọi

18,48

40,02

21,54

46,2

 

Nậm Ty

44,35

49,96

5,61

88,8

 

Nậm Lệ

12,31

24,18

11,87

50,9

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

33,61

40,66

7,05

82,7

 

Nậm Bú

75,47

112,78

37,31

66,9

 

Suối Sập Việt

68,74

129,98

61,24

52,9

 

Suối Sập

28,69

81,33

52,64

35,3

 

Suối Tấc

59,18

88,79

29,61

66,7

 

Nậm Giôn

17,33

51,44

34,11

33,7

 

Nậm Mu

35,32

151,00

115,68

23,4

III

NĂM 2020

 

 

 

 

1

LV sông Mã

 

 

 

 

 

Nậm Công

52,73

79,48

26,75

66,3

 

Nậm Sọi

20,29

40,02

19,73

50,7

 

Nậm Ty

48,66

49,96

1,30

97,4

 

Nậm Lệ

13,51

24,18

10,67

55,9

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

37,10

40,66

3,56

91,2

 

Nậm Bú

84,75

112,78

28,03

75,1

 

Suối Sập Việt

75,80

129,98

54,18

58,3

 

Suối Sập

31,66

81,33

49,67

38,9

 

Suối Tấc

64,60

88,79

24,19

72,8

 

Nậm Giôn

19,57

51,44

31,88

38,0

 

Nậm Mu

39,25

151,00

111,75

26,0

Qua kết quả tính toán cân bằng nước các phụ lưu cấp 1 thuộc lưu vực sông Mã, sông Đà theo các giai hiện tại, năm 2015 và năm 2020 nhận thấy rằng:

- Lưu vực sông Mã:

+ Lưu vực suối Nậm Công, nậm Ty lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 49% đến 97,4% lượng nước đến, nên về mùa kiệt lượng nước trên các nhánh này không dồi dào.

+ Lưu vực suối Nậm Sọi, Nậm Lệ lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 37,4% đến 55,9% lượng nước đến, nên nguồn nước đảm bảo đủ cấp nước cho các ngành.

- Lưu vực sông Đà:

+ Dòng chính sông Đà luôn có nguồn nước dồi dào, trong giai đoạn tới về mùa kiệt hạ lưu thủy điện Sơn La sẽ được bổ sung thêm nguồn nước điều tiết từ thuỷ điện Sơn La nguồn nước sẽ cải thiện hơn, tuy nhiên cũng chỉ có tác dụng đối với hạ du vì trong tỉnh Sơn La không có công trình lấy nước trực tiếp từ dòng chính sông Đà.

+ Lưu vực suối Nậm Mu, Nậm Giôn, suối Sập lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 26% đến 39% lượng nước đến nên nguồn nước đảm bảo đủ cấp nước cho các ngành.

+ Lưu vực suối Muội, Nậm Bú, Sập Việt, Suối Tấc lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 58% đến 90% lượng nước đến, nên về mùa kiệt lượng nước trên các nhánh này không dồi dào.

* Cân bằng theo tần suất P=85%

Bảng. CÂN BẰNG TỔNG LƯNG MÙA KIỆT TẦN SUẤT P=85%

(Từ tháng 12 đến tháng 4)

TT

Lưu vực sông

Nước dùng 5 tháng mùa kiệt (106m3)

Nước đến 5 tháng mùa kiệt (106m3)

∆w (106m3)

(Cân bằng%) 5 tháng mùa kiệt

I

Hiện tại

 

 

 

 

1

LV sông Mã

 

 

 

 

 

Nậm Công

40,76

71,89

31,13

56,7

 

Nậm Sọi

15,67

35,99

20,32

43,5

 

Nậm Ty

37,62

45,15

7,53

83,3

 

Nậm Lệ

10,45

21,82

11,37

47,9

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

23,34

35,80

12,46

65,2

 

Nậm Bú

61,45

94,93

33,48

64,7

 

Suối Sập Việt

60,04

109,68

49,64

54,7

 

Suối Sập

26,61

68,62

42,01

38,8

 

Suối Tấc

55,36

74,92

19,56

73,9

 

Nậm Giôn

12,43

43,41

30,98

28,6

 

Nậm Mu

29,31

127,41

98,10

23,0

II

Năm 2015

 

 

 

 

1

LV sông Mã

 

 

 

 

 

Nậm Công

50,22

71,89

21,67

69,9

 

Nậm Sọi

19,32

35,99

16,67

53,7

 

Nậm Ty

46,36

45,15

0,00

Thiếu

 

Nậm Lệ

12,86

21,82

8,96

58,9

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

38,25

35,80

0,00

Thiếu

 

Nậm Bú

78,33

94,93

16,60

82,5

 

Suối Sập Việt

72,51

109,68

37,17

66,1

 

Suối Sập

30,20

68,62

38,42

44,0

 

Suối Tấc

62,52

74,92

12,40

83,4

 

Nậm Giôn

18,08

43,41

25,33

41,6

 

Nậm Mu

36,58

127,41

90,83

28,7

III

Năm 2020

 

 

 

 

1

LV sông Mã

 

 

 

 

 

Nậm Công

55,06

71,89

16,83

76,6

 

Nậm Sọi

21,19

35,99

14,80

58,9

 

Nậm Ty

50,82

45,15

0,00

Thiếu

 

Nậm Lệ

14,11

21,82

7,71

64,7

2

LV sông Đà

 

 

 

 

 

Suối Muội

42,08

35,80

0,00

Thiếu

 

Nậm Bú

87,80

94,93

7,13

92,5

 

Suối Sập Việt

79,83

109,68

29,85

72,8

 

Suối Sập

33,26

68,62

35,36

48,5

 

Suối Tấc

68,17

74,92

6,75

91,0

 

Nậm Giôn

20,36

43,41

23,05

46,9

 

Nậm Mu

40,59

127,41

86,82

31,9

Qua kết quả tính toán cân bằng nước các phụ lưu cấp 1 thuộc lưu vực sông Mã, sông Đà theo các giai hiện tại, năm 2015 và năm 2020 theo tần suất P=85% nhận thấy rằng:

- Lưu vực sông Mã:

+ Lưu vực suối Nậm Công, Nậm Ty lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 56,7% đến 100% lượng nước đến, nên về mùa kiệt lượng nước trên các nhánh này không đủ.

+ Lưu vực suối Nậm Sọi, Nậm Lệ lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 43,5% đến 64,7% lượng nước đến, nên nguồn nước đảm bảo đủ cấp nước cho các ngành.

- Lưu vực sông Đà:

+ Dòng chính sông Đà luôn có nguồn nước dồi dào, trong giai đoạn tới về mùa kiệt hạ lưu Thủy điện Sơn La sẽ được bổ sung thêm nguồn nước điều tiết từ Thuỷ điện Sơn La nguồn nước sẽ cải thiện hơn, tuy nhiên cũng chỉ có tác dụng đối với hạ du vì trong tỉnh Sơn La không có công trình lấy nước trực tiếp từ dòng chính sông Đà.

+ Lưu vực suối Nậm Mu, Nậm Giôn, suối Sập lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 28,6% đến 73,9% lượng nước đến nên nguồn nước đảm bảo đủ cấp nước cho các ngành.

+ Lưu vực suối Muội, Nậm Bú, Sập Việt, Suối Tấc lượng nước dùng 5 tháng mùa kiệt chiếm 59% đến 100% lượng nước đến, nên về mùa kiệt lượng nước trên các nhánh này không đủ.

- Do trên một số dòng nhánh về mùa kiệt lượng nước đến không đủ cần thiết phải xây dựng các hồ trữ nước để cấp nước mới đảm bảo.

c) Cân bằng nước theo tuyến công trình

Các công trình thuỷ lợi của tỉnh lại nằm chủ yếu trên các nhánh sông suối nhỏ, các tháng mùa kiệt lại thiếu nguồn nước. Do vậy đã tiến hành tính toán cân bằng nước tại các công trình để xác định được quy mô nhiệm vụ là cơ sở đề ra phương án cấp nước.

1. Cụm CTTL huyện Quỳnh Nhai: Gồm 19 công trình, trong đó có 2 hồ Huổi Có, Tho Loóng; 5 phai (Phai Luông, phai Mo, phai Cái, Ông Oan, Bó Lái); 12 đập (Bản Bon, Huổi Ngà, Huổi Mảnh, Huổi Co Gốm, Pháo Phòng không, Huổi Nguột, Ten Che, Púng Khoáng, Lốm Lầu, Huổi Hỹnh, Nà Mùn, HT tưới ẩm Phiêng Lanh).

2. Cụm CTTL huyện Thuận Châu: Gồm 16 công trình trong đó có 6 hồ (Lăng Luông, Sào Và, Vàng Mận, Củ Sát, Lái Bay, Mỏ Nhộp) và 10 phai (phai Lánh, phai Coi, phai Bỉa, Ngàm Nưa, Tin Tốc, Nặm Tum, phai Nhạp, phai Chúa, phai Cẩm, phai Nậm Nhứ).

3. Cụm CTTL huyện Mường La: Gồm 11 công trình trong đó có 7 phai (Bản Pia, Bản Hốc, Nong Bông, Nong Quang, Bản Hồng, Nà Ngòi, Co Sủ); 4 đập (đập Nong Quài, Bản Nong - Mường Chùm, Bản Nong - Chiềng San, Ít Ong).

4. Hồ chứa Bản Mòng cắt lũ cho thành phố Sơn La kết hợp tưới ẩm cho 2.000ha.

5. Cụm CTTL Thành phố Sơn La: Gồm 19 công trình trong đó có 14 hồ Bản Híp, Nong La, Huổi Phứa, Huổi Luông, Bản Thé, Bản Giỏ, Bản Hẹo, bản Phung, Bản Thẳm, Huổi Lay, Bản Tam, Bản Pảng, Nà Ngùa, Bản Lụa); 4 đập (đập Bản Buổi, Bản Ái, Phiêng Hay, Bản Sẳng) và 1 phai (phai Kẹ).

6. Cụm CTTL huyện Mai Sơn: Gồm 8 công trình trong đó có 4 hồ (Đen Phường, Lương Mười, Bản Pòn, Bản Bon) và 3 đập (HT tưới ẩm xã Chiềng Mung, HT tưới ẩm Nà Khoang, HT tưới ẩm Bản Nhạp) và phai Dong.

7. Cụm CTTL huyện Bắc Yên: Gồm 7 đập (S. Cao - S. Quế, B18A, Suối Tù, Cư Sáng A-B, Trò A đập số 1, Bản Phúc, Bản Bước).

8. Cụm CTTL huyện Phù Yên: Gồm 8 công trình trong đó có 1 hồ Thổ Côn; 5 đập (Bông Lau, Đống Bưởi, Bản Đung, Tân Tường, HT tưới ẩm Làng Vân) và 2 phai Đồng Sàn, phai Nà Nghịu.

9. Cụm CTTL huyện Yên Châu: Gồm 17 công trình trong đó có 4 hồ (hồ Yên Thi, Nà Dạ, Nà Khái, Nậm Bó); 12 phai (Phiêng Khoài, Mo, Xi Phông, Ngạn, Mú, Mai Ngập, Co Chai, Thủy điện, phai Mùa, Luông Mé, Cố Nông, Lóng Phiên) và 1 đập HT tưới ẩm Huổi Vanh.

10. Cụm CTTL huyện Mộc Châu: Gồm 15 công trình trong đó có 2 hồ (hồ Nà Sài, Ta Niết); 11 đập (Nà Tống, Co Lóng, Hua Tạt, Pưa Lai, Bản Bướt, Bản Đôn, Bản Nà Giàng 2, Bản Phụ Mẫu 2, Nà An, Piềng Diễn, Nà Bai) và 2 phai Nà Giá, Bó Mồng.

11. Cụm CTTL huyện Sông Mã: Gồm 9 công trình trong đó có 9 phai (phai Nà Pàn, Nà Lìu, Co Lót - Nà Hin, Bản Kéo, Phiêng Chiềng, Nà Sàn, Nà Dòn, Nà Khăm, Sút Bản Ỏ).

12. Cụm CTTL huyện Sốp Cộp: Gồm 19 công trình trong đó có 2 hồ (hồ Huổi On, Sài Lương) và 19 phai (Co Khết, Mường Ten, Bản Lạnh, Phai Vắt, Bản Lầu, Bản Púng, Co Hịnh, Lọng Mỏ, phai Có, phai Căn, Cang Cói, Huổi Niếng, phai Púm, Nà Púng, Đúng Men, Ta Cả, HT tưới ẩm Huổi Luông).

2. Quy hoạch cấp nước tưới phục vụ sản xuất Nông nghiệp

a) Quy hoạch tưới lưu vực sông Đà

Đây là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 19% so với diện tích tự nhiên, là vùng tập trung phát triển lúa của tỉnh. Có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản - Sơn La địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu ôn hoà phù hợp với phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như: cây công nghiệp, lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi, nhất là phát triển đàn bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu.

Diện tích yêu cầu tưới:

- Lúa đông xuân 8.470ha.

- Lúa mùa 12.762ha.

- Màu và cây lâu năm 24.656ha.

Biện pháp giải quyết tưới cho vùng:

+ Các công trình đã có đảm bảo tưới ổn định cho 6.435ha lúa đông xuân, 10.099ha lúa mùa, 421ha màu và cây công nghiệp.

+ Cải tạo, nâng cấp 525 công trình giải quyết tưới tăng thêm cho 530ha lúa đông xuân, 853ha lúa mùa, 1.448ha màu, cây lâu năm, cấp nước sinh hoạt 42.900 người.

+ Xây dựng mới 296 công trình (Trong đó xây mới hoàn toàn 277 công trình và 19 công trình xây mới để thay thế các phai tạm, đập rọ thép đã có) phần lớn là các hồ, đập, phai nhỏ, toàn vùng giải quyết tưới cho 1.810ha lúa đông xuân, 2.194ha lúa mùa, 10.239ha màu, cây lâu năm, cấp nước sinh hoạt 130.844 người.

Trong lưu vực dự kiến xây dựng một hồ lớn là hồ Bản Mòng tại xã Hua La phòng chống lũ quét cho Thành phố Sơn La, tạo nguồn cấp nước công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 27.500m3/ngày đêm, xả nước về hạ du trong mùa kiệt, đảm bảo môi trường sinh thái với lưu lượng 0,4m3/s, tạo nguồn cấp nước tưới ẩm 2.000ha đất nông nghiệp, kết hợp phát triển du lịch, cải thiện môi trường sinh thái. Nước từ hồ chứa được xả xuống suối Nậm La, cần sửa chữa nâng cấp 6 đập dâng hiện có (Cầu Trắng, Bản Hụm, Phiềng Hay, bản Póng, bản Cọ, bản Phiềng Ngừa) bố trí dọc theo suối Nậm La để dâng đầu nước dẫn qua hệ thống kênh tưới cho đất ven suối.

Các công trình có diện tích khá lớn như: Hồ Huổi Vanh (lúa chiêm 172ha, lúa mùa 172ha, màu và cây công nghiệp 180ha) huyện Yên Châu, hồ Lái Bay (lúa chiêm 10ha, lúa mùa 30ha, màu và cây công nghiệp 300ha) huyện Thuận Châu, hồ Suối Chiếu huyện Phù Yên tưới tạo nguồn cho 800ha lúa chiêm và lúa mùa, hồ Lăng Luông (lúa chiêm 60ha, lúa mùa 60ha),…

Sau quy hoạch toàn lưu vực sông Đà sẽ giải quyết tưới được 8.775ha lúa đông xuân, 13.146ha lúa mùa, 12.108ha màu, cây lâu năm, cấp nước sinh hoạt 173.744 người.

b) Quy hoạch tưới lưu vực sông Mã

Vùng này đất đai manh mún phân tán diện tích trồng lúa chiếm tỷ trọng ít ngoài ra còn phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

Diện tích yêu cầu tưới:

- Lúa đông xuân 2.990ha.

- Lúa mùa 4.068ha.

- Màu và cây lâu năm 9.255ha.

Biện pháp giải quyết tưới cho vùng:

+ Các công trình đã có đảm bảo tưới ổn định cho 2.059ha lúa đông xuân, 3.258ha lúa mùa.

+ Cải tạo, nâng cấp 9 công trình giải quyết tưới tăng thêm cho 40 ha lúa đông xuân, 41ha lúa mùa.

+ Xây dựng mới 379 công trình (Trong đó xây mới hoàn toàn 170 công trình và 209 công trình xây mới để thay thế các phai tạm, đập rọ thép đã có) phần lớn là các hồ, đập, phai nhỏ, toàn vùng giải quyết tưới cho 1.034ha lúa đông xuân, 963ha lúa mùa, 2.363ha màu, cây lâu năm, cấp nước sinh hoạt 21.000 người.

Các công trình có diện tích khá lớn như: Hồ Huổi Lưng (lúa chiêm 20ha, lúa mùa 20ha, màu và cây công nghiệp 30ha), thủy lợi Keo Bắc (lúa chiêm 116ha, lúa mùa 116ha), hồ Nà Và (lúa chiêm 20ha, lúa mùa 20ha, màu và cây công nghiệp 40ha) huyện sông Mã…

Sau quy hoạch toàn lưu vực sông Mã sẽ giải quyết tưới được 3.097 ha lúa đông xuân, 4.262 ha lúa mùa, 2.365ha màu, cây lâu năm, cấp nước sinh hoạt 21.000 người.

c) Kiên cố hoá hệ thống kênh mương

Hệ thống kênh mương của tỉnh đến năm 2020 có khoảng 2.707,791km kênh các loại hiện trạng số km kênh đã kiên cố hoá là 910km, dự kiến đến năm 2015 đưa km kênh đã kiên cố kênh lên 2.437,012km đạt 90%, dự kiến đến năm 2020 đưa km kênh đã kiên cố kênh lên 2.707,791km đạt 100%.

Bảng. DỰ KIẾN KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG TỈNH SƠN LA

TT

Huyện

Tổng chiều dài kênh chính, kênh nhánh dự kiến năm 2020 (m)

Hiện trạng đã kiên cố (m)

Dự kiến chiều dài kênh mương được kiên cố (m)

2015

2020

1

H. Quỳnh Nhai

249.864

47.817

177.061

24.986

2

H. Thuận Châu

385.857

92.284

254.987

38.586

3

H.Mường La

127.683

78.752

36.163

12.768

4

TP. Sơn La

78.935

44.180

26.862

7.894

5

H. Mai Sơn

191.351

88.377

83.839

19.135

6

 H. Bắc Yên

236.496

69.918

142.928

23.650

7

 H. Phù Yên

143.334

102.331

26.670

14.333

8

 H. Yên Châu

112.013

80.078

20.734

11.201

9

 H. Mộc Châu

200.077

98.726

81.343

20.008

10

 H. Sốp Cộp

320.871

45.114

243.670

32.087

11

H. Sông Mã

661.310

162.423

432.756

66.131

 

Tổng

2.707.791

910.000

1.527.012

270.779

Bảng. TỔNG HỢP TƯỚI SAU QUY HOẠCH

TT

Hạng mục

Đơn vị

LV sông Đà

LV sông Mã

Toàn tỉnh

I

Diện tích cần tưới

 

 

 

 

 

Lúa đông xuân

Ha

8470

2990

11.460

 

Lúa mùa

Ha

12762

4068

16.830

 

Màu, cây lâu năm

Ha

24656

9255

33.911

II

Diện tích thực tưới hiện tại

 

 

 

 

2.1

Số công trình

 

888

562

1.450

 

Gồm: + Hồ

Cái

20

0

20

 

+ Đập

Cái

127

126

253

 

+ Phai rọ thép

Cái

39

23

62

 

+ Công trình tạm

Cái

702

413

1115

2.2

Diện tích tưới

 

 

 

 

 

Lúa đông xuân

Ha

6435

2059

8494

 

Lúa mùa

Ha

10099

3258

13357

 

Màu, cây lâu năm

Ha

421

2

423

III

Nâng cấp sửa chữa

 

 

 

 

3.1

Số công trình

 

525

9

534

 

Gồm: + Hồ

Cái

67

0

67

 

+ Đập

Cái

150

4

154

 

+ Phai rọ thép

Cái

60

5

65

 

+ Công trình tạm

Cái

248

0

248

3.2

Diện tích tưới tăng thêm

 

 

 

 

 

Lúa đông xuân

Ha

530

4

534

 

Lúa mùa

Ha

853

41

894

 

Màu, cây lâu năm

Ha

1448

0

1448

 

Cấp nước sinh hoạt

Người

42900

0

42900

IV

Xây dựng mới

 

 

 

 

4.1

Số công trình

 

 

 

 

 

Xây mới, kiên cố CT hiện có

 

19

209

228

 

Gồm: + Hồ

Cái

0

0

0

 

+ Đập

Cái

5

0

5

 

+ Phai rọ thép

Cái

10

0

10

 

+ Công trình tạm

Cái

4

209

213

 

Xây mới hoàn toàn

 

277

170

447

 

Gồm: + Hồ

Cái

29

23

52

 

+ Đập

Cái

114

23

137

 

+ Phai rọ thép

Cái

134

124

258

4.2

Diện tích tưới

 

 

 

 

 

Lúa đông xuân

Ha

1810

1034

2844

 

Lúa mùa

Ha

2194

963

3157

 

Màu, cây lâu năm

Ha

10239

2363

12602

 

Cấp nước sinh hoạt

Người

130844

21000

151844

V

Diện tích tưới sau quy hoạch

 

 

 

 

5.1

Số công trình

 

1709

950

2.659

 

Gồm: + Hồ

Cái

116

23

139

 

+ Đập

Cái

396

153

549

 

+ Phai rọ thép

Cái

243

152

395

 

+ Công trình tạm

Cái

954

622

1.576

5.2

Diện tích tưới

 

 

 

 

 

Lúa đông xuân

Ha

8775

3097

11.872

 

Lúa mùa

Ha

13146

4262

17.408

 

Màu, cây lâu năm

Ha

12108

2365

14.473

 

Cấp nước sinh hoạt

Người

173744

21000

194.744

3. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt

a) Quy hoạch cấp nước đô thị

Nhu cầu sử dụng nước của thành phố đến năm 2020 là 17.700 m3/năm, tiêu chuẩn 100 - 200 l/ ngày đêm, trong đó:

- Thành phố Sơn La : 7.390.000 m3/ năm.

- Thị xã Mai Sơn: 2.240.000 m3/năm

- Thị xã Mộc Châu: 2.100.000 m3/năm

- Thị trấn Phù Yên : 900.000 m3/năm

- Thị xã Mường La : 1.400.000 m3/ năm

- Thị trấn Thuận Châu: 950.000 m3/ năm

- Thị trấn Yên Châu : 600.000 m3/ năm

- Thị trấn Sông Mã : 720.000 m3/ năm

- Thị trấn Bắc Yên : 330.000 m3/ năm

- Thị trấn Quỳnh Nhai : 690.000 m3/ năm

- Thị trấn Sốp Cộp : 380.000 m3/ năm

b) Quy hoạch cấp nước nông thôn

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2015: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Đến năm 2020: 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh

- Nguồn nước cấp

+ Vùng cấp nước tập trung từ nguồn nước mặt gồm các xã thuộc huyện Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Mai Sơn, Bắc Yên.

+ Vùng cấp nước tập trung từ nguồn nước ngầm áp dụng cho các xã thuộc huyện Thuận Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên.

+ Vùng cấp nước bằng lu, bể chứa nước mưa: áp dụng cho các xã thuộc khu vực huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Bắc Yên, Mường La, Thuận Châu.

- Quy mô đầu tư xây dựng mới và cải tạo đến năm 2020:

+ Công trình tập trung quy mô nhỏ 619 công trình.

+ Công trình tập trung quy mô lớn 115 công trình.

+ Lu, bể, giếng đào 9.771 công trình.

Tổng vốn đầu tư cho cấp nước sinh hoạt theo các giai đoạn như bảng sau.

Bảng . TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT THEO CÁC GIAI ĐOẠN

Đơn vị: 10 tỷ đồng

Giai đoạn

Cấp nước sinh hoạt nông thôn

2011- 2015

655,381

2016 -2020

80,000

Tổng cả tỉnh

735,381

(Nguồn: Quyết định số 3058/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 tỉnh Sơn La).

4. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thuỷ sản

Dự kiến đến năm 2015 và năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản như sau:

Bảng. DỰ KIẾN DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH SƠN LA

TT

Hạng mục

2015

2020

 

Tổng

24.696

25.276

1

Diện tích ao hồ nhỏ

3.796

4.376

2

Diện tích ao hồ lớn

 

 

 

+ Hồ Hòa Bình

7.900

7.900

 

+ Hồ Sơn La

13.000

13.000

a) Nuôi cá trên ao, hồ nhỏ

Dự kiến đến năm 2015 diện tích mặt nước ao, hồ nhỏ sử dụng nuôi trồng thuỷ sản là 3.796 ha, với 2 phương thức là nuôi cá nước tĩnh và nuôi cá ao nước chảy, năng suất nuôi cá ao bình quân 2,3tấn/ha/năm, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích mặt nước ao, hồ nhỏ sử dụng nuôi trồng thuỷ sản là 4.376 ha, năng suất nuôi cá ao bình quân 2,7tấn/ha/năm.

Toàn tỉnh dự kiến có 137 hồ chứa (hiện có 87 hồ chứa, dự kiến xây dựng mới 50 hồ chứa) các hồ chứa này có kết hợp tưới và nuôi trồng thủy sản, các hồ có quy mô tương đối lớn như hồ Tiền Phong, Chiềng Khoi, Co Muông, Nà Khái, Huổi Luông, Suối Hòm, Mường Hoi...

b) Nuôi cá trên hồ lớn

Sơn La có 2 hồ chứa lớn là hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích mặt nước thuộc địa bàn tỉnh Sơn La là 7.900ha và hồ thủy điện Sơn La với diện tích mặt nước khoảng 13.000ha. Hai hồ chứa này là những mặt nước rất triển vọng để tạo ra nguồn hàng hóa tập trung và mang lại thu nhập lớn. Dự kiến thả vào hồ các loại cá sau: cá Tiểu Bạc, cá rô phi vằn, cá Chiên, cá Lăng và nuôi cá lồng trên hồ chứa.

Theo quy luật trong vòng 3 năm đầu ngập nước, lượng cá tự nhiên nhiên sẽ rất phong phú, đặc biệt là cá Ngão, cá Mương, cá Dầu là những loài có giá trị kinh tế thấp. Vì vậy những năm đầu ngập nước nên tăng cường thả các loài cá ăn các loài trên như cá Chiên, cá Lăng, cá Quả. Đồng thời thả thêm cá rô phi vằn và cá chép là những loài có khả năng tự sinh sản và cá Trắm cỏ để tận dụng nguồn thực vật thủy sinh ven bờ.

5. Quy hoạch phòng chống lũ

a) Giải pháp phòng chống lũ bằng công trình

- Giải pháp chống lũ cho Thành phố Sơn La (đã phê duyệt quy hoạch chi tiết)

Phương án phòng chống lũ cho Thành phố Sơn La là xây dựng hồ chứa Bản Mòng kết hợp với cải tạo lòng dẫn suối Nậm La và kè bờ suối Nậm La.

* Hồ chứa Bản Mòng: Có nhiệm vụ phòng chống lũ quét, sạt lở do thượng nguồn Bản Mòng gây ra, cắt giảm lũ cho Thành phố Sơn La, với tần suất P=5% ứng với cao trình mực nước tại Cầu Trắng +595,19m (thấp hơn dầm Cầu Trắng khoảng 1,2m).

Hồ chứa Bản Mòng xây dựng tại xã Hua La, Thành phố Sơn La, mực nước dâng bình thường +662m, dung tích phòng lũ 4,87 triệu m3, khi xây dựng hồ Bản Mòng kết hợp với cải tạo lòng dẫn giảm được mực nước lũ tại Cầu Trắng 0,428m và tại cầu Bản Ái 1,461m.

Bảng. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỒ CHỨA BẢN MÒNG

TT

Hạng mục

Đơn vị

Thông số kỹ thuật

1

Diện tích lưu vực

Km2

161,6

2

Mực nước dâng bình thường

m

662

3

Mực nước lũ thiết kế

m

666,26

4

Dung tích toàn bộ (cao trình 662)

106m3

10,4

5

Dung tích hữu ích

106m3

8,05

6

Dung tích chết

106m3

2,35

7

Dung tích phòng lũ

106m3

4,87

8

Diện tích mặt hồ (MNDBT)

Km2

0,912

Nguồn: Quyết định số 1387/QĐ-BNN-XD ngày 14 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Xây dựng về phê duyệt dự án đầu tư hồ chứa nước Bản Mòng, tỉnh Sơn La.

* Các công trình chống lũ trong lưu vực suối Nậm La

Nạo vét và gia cố các hang thoát lũ Nậm La (Hang Lả Mường, Phai Luông, phai Lỉ, Bom Bai, Bản Sẳng).

Nạo vét và gia cố kè lòng suối Nậm La từ cầu Mé Ban đến cầu Bản Ái.

Đào hầm thoát lũ đèo Cao Pha: Do lưu lượng thoát nước ở các hang không ổn định rất khó đánh giá chính xác, vì vậy về lâu dài để đảm bảo an toàn cho thoát lũ suối Nậm La cần phải làm đường hầm thoát lũ qua đèo Cao Pha, cuối suối Nậm La với chiều dài 3,645km, lưu lượng thiết kế 1.442 m3/s.

- Giải pháp chống lũ cho hạ du sông Mã

Dự kiến xây dựng hồ chứa Pa Ma trên sông Mã diện tích lưu vực 3.460km2 là hồ chứa lợi dụng tổng hợp có tác dụng phòng chống lũ cho hạ du với dung tích phòng 200 x106m3, khi xây dựng hồ chứa sẽ làm ảnh hưởng đến 6 công trình thủy điện đang chuẩn bị xây dựng (trong đó tỉnh Sơn La 2 trạm thủy điện, tỉnh Điện Biên 4 trạm thủy điện), về điện năng công trình này vẫn đảm bảo so với trường hợp thay thế bằng 6 công trình nhỏ trong lòng hồ.

Bảng 22. CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DỰ KIẾN NẰM TRONG LÒNG HỒ PA MA TỈNH SƠN LA

TT

Hạng mục

Đơn vị

Nậm Hoá 2

Nậm Hoá 1

Tổng

 

 

I

Thông số kỹ thuật 

 

1

Flv

km2

1495

1435

 

 

2

MNDBT

m

421

462

 

 

3

MNC

m

420,5

460

 

 

4

MN hạ lưu

m

407

428

 

 

5

Wtb

106 m3

5,31

9,83

15,14

 

6

Whi

106 m3

0,56

2,79

3,35

 

7

Wpl

106 m3

0

0

0

 

8

Htt

m

14,2

34,5

 

 

9

Nlm

MW

8

18

26

 

10

Nđb

MW

1,54

3,55

5,09

 

11

E0năm

106kWh

30,74

69,65

100,39

 

II

Thiệt hại do ngập lụt lòng hồ 

 

1

Số hộ bị ngập

Hộ

8

34

42

 

2

Số người bị ngập

Người

45

187

232

 

3

Tổng diện tích bị ngập

ha

8,8

11,95

20,75

 

4

Đất N/nghiệp bị ngập

ha

1,4

1,2

2,6

 

III

Kinh phí

109 đ

169,19

422,87

592,06

 

1

Kinh phí đền bù

109 đ

1,99

6,5

8,49

 

2

Kinh phí xây dựng

109 đ

167,2

416,37

583,57

 

- Xây dựng kè chống xói lở trên các sông suối nhỏ ( Đã có Quy hoạch PCLB&GNTT đang triển khai thưc hiện )

Về mùa lũ trên các sông suối trong tỉnh có độ dốc lớn, gặp mưa lớn thường gây hiện tượng sạt lở đất làm ảnh hưởng đến dân cư, đất sản xuất nông nghiệp và các sở hạ tầng. Do vậy dự kiến một số vị trí chính cần xây dựng các kè để bảo vệ các suối như bảng sau.

Bảng 23. DỰ KIẾN XÂY DỰNG CÁC KÈ CHÍNH TRÊN SÔNG SUỐI NHỎ

TT

Tên kè

Chiều dài (m)

Kinh phí (109đ)

I

Huyện Phù Yên

 

 

 

Bờ phải suối Tấc

5180

31,08

 

Bờ trái suối Tấc

5230

31,38

 

Bờ trái suối Giáo

2600

15,6

 

Bờ phải suối Ngọt

4070

24,42

 

Bờ trái suối Ngọt

4230

25,38

II

Huyện Bắc Yên

 

 

 

Trục đường QL 3

5000

30

 

Trục đường liên xã

4000

24

 

Trục đường QL 37

2000

12

III

Huyện Quỳnh Nhai

 

 

 

Suối Nậm Cà Nàng

145

0,87

 

Suối Nậm Giôn

450

2,7

IV

Huyện Mường La

 

 

 

Hữu suối Păm

570

3,42

 

Hữu suối Chiến

150

0,9

V

Huyện Yên Châu

 

 

 

Hữu suối Vạt

320

1,92

 

Tả suối Vạt

2180

13,08

VI

Huyện Sông Mã

 

 

 

Tả sông Mã

730

4,38

 

Hữu sông Mã

300

1,8

VII

Huyện Sốp Cộp

 

 

 

Suối Nậm Lạnh

176

1,056

 

Suối Nậm Ca

2330

13,98

 

Tả suối Nậm Công

220

1,32

 

TỔNG

39.881

239,286

b) Giải pháp không công trình

Các biện pháp không công trình chủ yếu để phòng chống lũ cho tỉnh gồm:

- Trong các biện pháp không công trình, trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được coi là biện pháp hàng đầu. Khi diện tích rừng tăng độ che phủ lớn sẽ làm giảm lượng nước mặt ra cửa sông, làm giảm tổng lượng lũ, kéo dài thời gian truyền lũ làm giảm đỉnh lũ. Đồng thời khi độ che phủ tăng sẽ làm giảm độ rửa trôi, xói mòn đất, nhất là các vùng núi cao, độ dốc lớn và ruộng bậc thang.

- Công tác quản lý và sử dụng đất đai phải được tăng cường có hiệu quả, quy hoạch phân vùng sản xuất, trồng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc, cải tiến từng bước mạng thông tin cảnh báo mưa, lũ ống, lũ quét.

- Xây dựng bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét trên phạm vi toàn tỉnh.

- Củng cố mạng chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão từ tỉnh, huyện, xã, các ngành trong tỉnh và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại các huyện thị, nhất là ở các xã trọng điểm.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về lụt, bão và các Chỉ thị, Pháp lệnh về PCLB và GNTT của nhà nước đến người dân.

- Cần phải khai thông các luồng lạch và tu bổ sửa chữa các công trình thuỷ lợi như cầu, cống, đập để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.

- Hạn chế phát nương rẫy, phổ cập cho nhân dân khai thác ruộng bậc thang tránh làm bồi lấp dòng sông.

(Đã có Quy hoạch PCLB&GNTT đang triển khai thưc hiện)

6. Quy hoạch cấp nước cho Thuỷ điện nhỏ

- Các công trình Thuỷ điện chủ yếu là lợi dụng chiều cao cột nước để phát điện với kiểu đập dâng điều tiết ngày đêm, khai thác sử dụng bậc thang. Rất ít công trình Thuỷ điện sử dụng khai thác tổng hợp chỉ có công trình Thuỷ điện Suối Sập II và một vài công trình Thuỷ điện nhỏ khác vừa phát điện vừa phục vụ sản xuất, còn lại chủ yếu khai thác để phát điện là chính.

- Theo Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Sơn La với quy mô công suất từ 100 KW- 30.000 KW có 54 trạm, tổng công suất 366,5 MW.

7. Quy hoạch cấp nước cho các ngành kinh tế khác

Căn cứ Quyết định 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020 và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Sơn La lần thứ XIII, trong giai đoạn tới theo nhu cầu, cấp nuớc cho các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất Xi măng, chế biến nông lâm thuỷ sản… với tổng lượng dự kiến cấp 100.000 m3/năm.

III. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt

Do trong dự án không có đo đạc khảo sát về chất lượng nước, tham khảo kết quả đo của Viện Quy hoạch Thủy Lợi về chất lượng nước các sông suối thuộc vùng TĐC Thủy điện Sơn La, vị trí lấy mẫu là nước mặt và nước mó dùng để cấp cho sinh hoạt tại các khu tái định cư, kết quả đo đạc cho thấy: Nhìn chung chất lượng nước suối tại các vị trí lấy mẫu qua phân tích thấy nguồn nước chỉ bị ô nhiễm nhẹ do hàm lượng cặn lơ lửng hơi cao, các chỉ tiêu gây ô nhiễm đến chất lượng nước khác như hàm lượng các chất hưu cơ: BOD, COD, hàm lượng vi khuẩn đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A cho phép. Chất lượng nguồn nước mặt tại thời điểm lấy mẫu đủ tiêu chuẩn cấp cho tưới và nuôi trồng thủy sản, nếu sử dụng để cấp cho sinh hoạt thì cần xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trước khi cấp.

Tuy nhiên tại khu xả thải chế biến đường Mai Sơn, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La qua tài liệu thu thập đã thấy có dấu hiệu của sự ô nhiễm.

2. Biện pháp xử lý và giảm thiểu tác hại nguồn nước ô nhiễm

- Việc xử lý và giảm thiểu tác hại nguồn nước ô nhiễm dựa trên các căn cứ pháp luật và văn bản về môi trường như: Luật Tài nguyên nước (năm 1998), Nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước (1999)...

- Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La còn tương đối tốt nên phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường chủ yếu là phòng ngừa và quản lý chặt chẽ các nguồn xả thải đổ ra sông, suối.

- Sử dụng phân bón vô cơ một cách hợp lý, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để tránh làm thoái hoá đất, tăng độ mùn, độ xốp cho đất.

- Xây dựng hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào sông, suối để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Đối với các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khu khai thác mỏ, chế biến khoáng sản nhất thiết phải có bộ phận xử lý nước thải, chất thải riêng trước khi xả vào sông, có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của người dân vùng xung quanh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước hạ du sông.

- Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với các dự án đầu tư, chương trình và các quy hoạch phát triển.

IV. TỔNG HỢP NHU CẦU NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tổng số vốn: 2.445,8 tỷ

Trong đó:

- Đầu tư các công trình xây dựng mới 1.538,8 tỷ

- Đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình 547,5 tỷ

- Kiên cố hoá kênh mương 359,5 tỷ

2. Phân theo giai đoạn

a) Giai đoạn 2011 - 2015 1.434,3 tỷ

Trong đó:

- Đầu tư các công trình xây dựng mới 847,0 tỷ

- Đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình 281,8 tỷ

- Kiên cố hoá kênh mương 305,5 tỷ

b) Giai đoạn 2016 - 2020: 1.011,5 tỷ

Trong đó:

- Đầu tư các công trình xây dựng mới 691,6 tỷ

- Đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình 265,5 tỷ

- Kiên cố hoá kênh mương 54,4 tỷ

3. Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng đợt đầu

Các công trình ưu tiên đợt đầu gồm 11 cụm công trình với 148 công trình và hồ chứa Bản Mòng, sau khi hoàn thành tưới chủ động cho 1.735 ha lúa đông xuân, 2.187 ha lúa mùa, 4.825 ha cây màu, cây công nghiệp, cấp nước ăn sinh hoạt cho 75.544 người, tổng vốn đầu tư : 893,6 tỷ.

Bảng . THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐỢT ĐẦU

Số TT

Tên công trình

Số công trình (cái)

Diện tích tư­ới thiết kế (ha)

Cấp nước sinh hoạt (người)

Ước kinh phí (Triệu đồng)

Lúa

Màu và cây lâu năm

Diện tích tưới

Trong đó tăng thêm

ĐX

Mùa

ĐX

Mùa

 

TỔNG CỘNG

149

1.735

2.187

171

-

4.825

75.544

893.685

1

Cụm CTTL Quỳnh Nhai

19

177

201

5

-

206

21.500

77.837

2

Cụm CTTL Thuận Châu

16

408

411

-

-

963

9.500

176.967

3

Cụm CTTL Mường La

11

65

144

5

14

35

-

10.635

4

Hồ Bản Mòng

1

 

 

 

 

2.000

25.000

395.364

5

Cụm CTTL TP. Sơn La

19

142

205

41

12

23

 

15.555

6

Cụm CTTL Mai Sơn

8

95

105

38

17

510

3.500

36.787

7

Cụm CTTL Bắc Yên

7

113

176

25

19

-

 

10.102

8

Cụm CTTL Phù Yên

8

157

185

33

25

150

5.000

29.721

9

Cụm CTTL Yên Châu

17

326

378

21

20

630

11.044

91.863

10

Cụm CTTL Mộc Châu

15

92

239

4

10

50

-

22.403

11

Cụm CTTL Sông Mã

9

38

12

-

-

18

-

4.182

12

Cụm CTTL Sốp Cộp

19

123

132

-

-

240

 

22.267

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Những tác động tích cực đến môi trường sinh thái

Khi các giải pháp được đề xuất trong quy hoạch được thực hiện thì tổng sản lượng lương thực tăng lên đáng kể do diện tích canh tác mở rộng theo hướng khai hoang diện tích đất chưa sử dụng và áp dụng phương pháp thâm canh, tăng vụ. Bên cạnh đó, khi đã chủ động được nguồn nước tưới thì người dân bắt đầu chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Khi các công trình cấp nước được quy hoạch, xây dựng, việc đầu tư, xây dựng các hệ thống xử lý nước sạch với tiêu chuẩn đáp ứng được về chất lượng nước sinh hoạt sẽ được đầu tư thoả đáng để đảm bảo cho nhân dân trong vùng có đủ nước sạch sử dụng.

Khi xây dựng các công trình thuỷ lợi trong vùng thì lượng nước ngầm trong khu vực sẽ tăng lên.

Việc xây dựng các công trình theo quy hoạch sẽ cải thiện độ ẩm trong đất, khí hậu trong vùng cũng trở nên mát mẻ hơn, đặc biệt là vùng xung quanh những công trình tạo mặt thoáng lớn như công trình Thủy điện Sơn La với diện tích mặt hồ khá lớn.

Sau khi thực hiện các phương án phòng chống lũ lụt trên địa bàn thì đời sống nhân dân sẽ được đảm bảo hơn. Các công trình này sẽ bảo vệ dân cư và các cơ sở hạ tầng trên các khu vực trong đê khỏi các thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Do tận dụng được diện tích mặt nước của các sông suối, ao hồ, đặc biệt hồ Thủy điện Sơn La để nuôi trồng thủy sản.

2. Dự báo tác động môi trường khi thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nước

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi sẽ làm mất đi một diện tích thảm phủ thực vật nhất định, một số loài động vật hoang dã có thể bị giảm về số lượng.

- Do tác động của quá trình phát triển nông nghiệp lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều lên cùng với phát triển dân số, hoạt động kinh tế xã hội và khai thác khoáng sản ngày càng tăng khi không kiểm soát tốt, chất lượng nước mặt, nước ngầm tầng nông có nguy cơ bị ô nhiễm gia tăng, nếu như các chất thải, rác thải không được giám sát, thu gom xử lý.

- Đối với các công trình hồ chứa thì sẽ làm ngập lụt diện tích đất rừng, quá trình tích nước sẽ có hiện tượng thối giữa các vật chất trong khu vực lòng hồ, có thể làm mất nơi cư trú của các loài cá ưa nước chảy nên cần phải dọn sạch lòng hồ trước khi tích nước, nghiên cứu về các loài động vật nước ưa nước chảy trong vùng để tránh làm tổn thương đến môi trường sống của chúng.

3. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do xây dựng công trình gây ra

- Quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn để chống lũ, chống xói mòn và hạn hán, điều hoà khí hậu.

- Quản lý nguồn chất thải, nước thải từ công nghiệp và TTCN, cần xử lý trước khi đưa ra sông suối và bãi thải để tránh làm ô nhiễm đất và nước. Đặc biệt là công nghiệp khai khoáng sử dụng hóa chất độc hại nhất thiết phải được xử lý trước khi xả ra sông suối để tránh gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng xung quanh.

- Ngoài ra công tác đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Môi trường của các cơ quan hữu quan đối với các cơ sở sản xuất cũng phải được tiến hành thường xuyên.

VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

Quy hoạch phát triển Thuỷ lợi giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt và triển khai sẽ mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:

1. Hiệu quả kinh tế

Quy hoạch được thực hiện sẽ chủ động cấp nước 11.872ha lúa Đông Xuân, 17.408ha lúa mùa và 14.473ha màu và cây lâu năm, 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Hiệu quả chống lũ tăng lên: Hạn chế lũ cho Thành phố Sơn La, kè bảo vệ bảo các sông suối nhỏ, chống được khả năng sạt lở mất đất canh tác, các cơ sở hạ tầng, môi trường được cải thiện tốt hơn.

Khai thác 25.276 ha diện tích hồ, ao nuôi trồng thuỷ sản (Trong đó diện tích mặt nước hồ, ao nhỏ sử dụng nuôi trồng thuỷ sản 4.376ha, mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình 7.900ha, mặt nước hồ Thuỷ điện Sơn La 13.000ha).

2. Hiệu quả xã hội - môi trường

Khi quy hoạch được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho các ngành đạt được các mục tiêu phát triển, tạo thêm công ăn việc làm của người dân sở tại, đời sống vật chất và tinh thần cho dân được tăng lên, an ninh quốc phòng xã hội được củng cố và ổn định.

Môi trường sinh thái được cải thiện tốt, độ ẩm không khí tăng, tạo nhiều cảnh quan đẹp thu hút được nhiều khách du lịch tạo điều kiện cho ngành thủy sản và dịch vụ phát triển.

VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp cơ chế chính sách

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư trên lĩnh vực Thuỷ lợi; khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nhất là các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn với quy mô công trình nhỏ, vốn đầu tư ít.

- Tập trung huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình Thuỷ lợi, đồng thời khai thác tốt, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và sức lực đóng góp của nhân dân.

- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm để nhanh chóng phát huy hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương, chương trình dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài, các chương trình mục tiêu của Chính phủ…

2. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển Thuỷ lợi để phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Phấn đấu thực hiện mỗi xã có ít nhất từ 1 - 2 cán bộ Thuỷ lợi có trình độ trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật thuỷ lợi; mỗi huyện có ít nhất từ 1 - 2 kỹ sư Thuỷ lợi làm công tác quản lý.

- Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý khai thác và bảo vệ các công trình Thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh; Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình Thuỷ lợi cho phù hợp với từng thời kỳ, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nước, nâng cao tuổi thọ của các công trình đã xây dựng.

- Triển khai các chính sách về cấp bù Thuỷ lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008, các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tổ chức dùng nuớc ở cơ sở cho phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi, đảm bảo tinh gọn nhưng hiệu quả.

- Đầu tư các trang thiết bị, hệ thống quan trắc khí tượng, mực nuớc, lưu lượng và chất lượng nguồn nuớc, phục vụ cho công tác quản lý vận hành công trình Thuỷ lợi, nhất là ở các địa bàn cơ sở.

3. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình như:

- Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: Ứng dụng công nghệ mới, các phần mềm tin học tính toán thuỷ văn dòng chảy, thuỷ lực, cân bằng nước điều tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thuỷ lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất...trong giai đoạn khảo sát, quy hoạch và thiết kế.

- Trong lĩnh vực thi công và xây dụng: Sử dụng trang thiết bị và công nghệ mới, hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng như vải địa kỹ thuật làm vật liệu thấm, vật liệu chống thấm, gia cố nền công trình, sử dụng đập cao su dâng nước mùa kiệt về mùa lũ xả bùn cát qua đập, giảm bồi lắng lòng sông; dùng các túi nhựa tích nước thay cho các bể bê tông vận chuyển khó khăn phục vụ cho đồng bào vùng cao.

- Trong lĩnh vực quản lý, khai thác vận hành hệ thống thuỷ lợi: Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, trang thiết bị; ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong quản lý, điều hành hệ thống thuỷ lợi để phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

- Trong quản lý phòng chống lụt bão: Sử dụng vật liệu và kết cấu mới trong xây dựng, xử lý và củng cố các công trình chống lũ, bảo vệ bờ; sử dụng hệ thống thông tin tin học, chọn mô hình chỉ huy phòng tránh thiên tai phù hợp ở các cấp, các ngành,vv..

4. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển Thuỷ lợi

- Trên cơ sở các chính sách của đảng và Chính phủ đã ban hành về công tác Thuỷ lợi, tập trung chỉ đạo để tuyên truyền vận động, thuyết phục để người dân nâng cao vai trò của công tác Thuỷ lợi trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; Tinh thần trách nhiệm và ý thức tự đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác các công trình thuỷ lợi của người dân.

- Phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Thuỷ lợi trong giai đoạn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình Thuỷ lợi.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thi hành pháp luật, chính sách đầu tư, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình Thuỷ lợi, xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định đối với các công trình Thuỷ lợi.

Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khóa XII thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh:

- Phê duyệt, công bố công khai Quy hoạch và chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

- Căn cứ quy hoạch được duyệt chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch chi tiết và điều chỉnh bổ sung quy hoạch theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tăng cường truyên truyền và tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp thứ 15 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ, VP Chủ tịch nước;
- UB Tài chính-Ngân sách của Quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện ủy, Thành uỷ;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐ, CV VP Tỉnh ủy, VP HĐND và UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo, Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, 240b

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 356/NQ-HĐND năm 2010 thông qua quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020

  • Số hiệu: 356/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Thào Xuân Sùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản