Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2016/NQ-HĐND

Tây Ninh, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 3359/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về phê duyệt phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Thống nhất thông qua phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, với những nội dung cơ bản như sau:

Chương I

PHÂN CẤP NGUỒN THU

Điều 1. Các khoản thu ngân sách được hưởng 100%

1. Ngân sách tỉnh: 23 khoản thu, bao gồm:

a) Thuế tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần, các đơn vị khác của trung ương và tỉnh quản lý;

b) Tiền sử dụng đất thuộc cấp tỉnh quản lý;

c) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước thuộc cấp tỉnh quản lý và tiền cho thuê đất, thuê mặt nước của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;

d) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của cấp tỉnh quản lý;

đ) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu khác;

e) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương; các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản của tỉnh quản lý; thu khác của các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần;

g) Thu cổ tức là lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

h) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;

i) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

k) Thu từ quỹ dự trữ tài chính;

l) Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

m) Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách nhà nước do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức thu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan (không kể lệ phí trước bạ);

n) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh thực hiện;

o) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh xử lý;

p) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do cấp tỉnh cấp phép;

q) Thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa;

r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho cấp tỉnh;

t) Thu từ huy động (thu vay) đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật ngân sách nhà nước;

u) Thu kết dư ngân sách tỉnh;

v) Các khoản thu khác ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật;

x) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương;

y) Thu chuyển nguồn của ngân sách tỉnh năm trước chuyển sang.

2. Ngân sách huyện, thành phố: 16 khoản thu, bao gồm:

a) Thuế tài nguyên thu từ công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp của tổ chức, đoàn thể, hợp tác xã và các đơn vị khác của cấp huyện quản lý;

b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các đối tượng trên địa bàn (không kể hộ gia đình);

c) Thu tiền sử dụng đất thuộc cấp huyện quản lý;

d) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước thuộc cấp huyện quản lý;

đ) Tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cấp huyện quản lý;

e) Thu tiền bán tài sản của huyện quản lý, thu khác từ công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của tổ chức, đoàn thể, hợp tác xã và các đơn vị khác của cấp huyện quản lý;

g) Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;

h) Các khoản phí phần nộp ngân sách nhà nước, lệ phí theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ và lệ phí môn bài của cá nhân, hộ kinh doanh);

i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện thực hiện;

k) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện xử lý;

l) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

m) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho cấp huyện;

n) Thu kết dư ngân sách cấp huyện, thành phố;

o) Các khoản thu khác của ngân sách huyện, thành phố theo quy định của pháp luật;

p) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh;

q) Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện năm trước chuyển sang.

3. Ngân sách xã, phường, thị trấn: 11 khoản thu, bao gồm:

a) Thu thuế tài nguyên và thu khác từ cá nhân và hộ kinh doanh, thu thanh lý tài sản của xã, phường, thị trấn quản lý;

b) Các khoản phí phần nộp ngân sách, lệ phí theo quy định của pháp luật do cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ);

c) Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác thuộc cấp xã, phường, thị trấn quản lý;

d) Các khoản huy động, đóng góp theo pháp luật quy định;

đ) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho xã, phường, thị trấn;

e) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do xã, phường, thị trấn quyết định;

g) Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho cấp xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

h) Thu kết dư ngân sách xã, phường, thị trấn;

i) Các khoản thu khác của ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

k) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện;

l) Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang.

Điều 2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách: 10 khoản thu, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);

d) Thuế thu nhập cá nhân;

đ) Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ nhập khẩu);

e) Lệ phí trước bạ của các đối tượng nộp (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất);

g) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

h) Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;

i) Lệ phí trước bạ nhà, đất;

k) Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.

Chương II

PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI

Điều 3. Ngân sách tỉnh: có 06 nhiệm vụ chi, bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án do cấp tỉnh quản lý cho các lĩnh vực;

b) Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên

a) Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách tỉnh bảo đảm;

b) Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

- Sự nghiệp giáo dục: giáo dục trung học phổ thông, bổ túc văn hóa công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, thực nghiệm giáo dục phổ thông, dạy trẻ khuyết tật và các hoạt động giáo dục khác;

- Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;

c) Sự nghiệp khoa học và công nghệ: nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;

d) Sự nghiệp y tế:

- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa tỉnh và các hoạt động phòng bệnh, hoạt động y tế khác của tỉnh; khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện, thành phố, trạm y tế các xã, phường, thị trấn và các hoạt động phòng bệnh, hoạt động y tế khác trên địa bàn huyện, thành phố;

- Dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách hỗ trợ (trừ đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật);

- Ngân sách tỉnh chi quản lý ngân sách sự nghiệp y tế trên phạm vi toàn tỉnh theo hệ thống ngành dọc;

đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin: bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;

e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

g) Sự nghiệp thể dục, thể thao: bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;

h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh quản lý (nhiệm vụ cụ thể theo quy định hoặc giao nhiệm vụ của trung ương và tỉnh);

i) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp tỉnh quản lý:

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sông;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm, trại nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Sự nghiệp tài nguyên: điều tra cơ bản; đo đạc địa giới hành chính; đo vẽ bản đồ; đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác;

- Lĩnh vực quy hoạch; thương mại, du lịch;

- Sự nghiệp thị chính bao gồm: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè hệ thống cấp thoát nước và các sự nghiệp thị chính khác;

- Các sự nghiệp kinh tế khác;

k) Sự nghiệp đảm bảo xã hội: các trại xã hội; cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện các chính sách xã hội đối với đối tượng do cấp tỉnh quản lý: thăm hỏi lễ, tết, hỗ trợ khác;

l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp tỉnh; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp tỉnh: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

m) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

n) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;

o) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;

p) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015.

3. Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác theo quy định của pháp luật.

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.

5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp tỉnh.

6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

Điều 4. Ngân sách huyện, thành phố: có 04 nhiệm vụ chi, bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án do cấp huyện quản lý và theo phân cấp cho các lĩnh vực;

b) Các trường phổ thông trung học công lập;

c) Các tuyến kênh tưới tiêu loại 3 (diện tích dưới 50 ha), kể cả cống, đập và đường giao thông trên bờ kênh;

d) Các tuyến đường huyện, thành phố; đường liên xã thuộc huyện, đường liên phường thuộc thành phố (kể cả cầu nằm trên đường);

đ) Trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố;

e) Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; cụm văn hóa thể thao dân tộc thiểu số;

g) Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã, thị trấn, phường, nghĩa trang liệt sĩ huyện, thành phố;

h) Trung tâm thương mại, chợ huyện, thành phố, chợ xã, thị trấn, phường;

i) Trụ sở làm việc của các cơ quan huyện, thành phố, thị trấn, phường (trừ các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý). Riêng đối với trụ sở làm việc của Huyện ủy Thành ủy, UBND huyện, thành phố chưa xây dựng, Đảng ủy xã, UBND xã mới thành lập do chia tách địa giới hành chính do ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố;

k) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên

a) Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội phần huyện, thành phố thực hiện;

b) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:

- Chi sự nghiệp giáo dục: trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo công lập;

- Hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố;

c) Sự nghiệp khoa học và công nghệ: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác do cấp huyện thực hiện theo quy định;

d) Sự nghiệp y tế: bảo hiểm y tế cho các đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật, các đối tượng chính sách khác được ngân sách hỗ trợ theo quy định;

đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin: bảo tồn, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;

e) Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh và các hoạt động thông tin khác;

g) Sự nghiệp thể dục, thể thao;

h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường do huyện, thành phố quản lý (nhiệm vụ cụ thể theo quy định hoặc giao nhiệm vụ của trung ương và tỉnh);

i) Chi sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý:

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ; giao thông nông thôn;

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và phòng chống cháy rừng nằm ngoài các dự án tỉnh quản lý đã phân cấp;

- Sự nghiệp tài nguyên: lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê hiện trạng sử dụng đất theo quy định; xây dựng bản đồ hiện trạng đất; chỉnh lý; đăng ký biến động đất đai;

- Lĩnh vực quy hoạch: thương mại, du lịch;

- Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên; điện chiếu sáng công cộng, vệ sinh công cộng và các sự nghiệp thị chính khác;

- Các sự nghiệp kinh tế khác;

k) Chi đảm bảo xã hội: cứu tế xã hội, mai táng phí, đám tang các đối tượng chính sách; công tác quản lý nghĩa trang; công tác chi thực hiện chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định (không kể chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế); chi đảm bảo xã hội khác do cấp huyện thực hiện;

l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp huyện; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp huyện: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

m) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc cấp huyện theo quy định của pháp luật;

n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

o) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;

p) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015.

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện.

4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

Điều 5. Ngân sách xã, phường, thị trấn: có 03 nhiệm vụ chi, bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển

a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh theo các lĩnh vực;

b) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực.

2. Chi thường xuyên

a) Chi quốc phòng, an ninh: các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội phần cấp xã thực hiện theo quy định của Trung ương và địa phương;

b) Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;

c) Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã (bao gồm chi thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, các nhiệm vụ y tế được giao hoặc phân cấp theo quy định);

d) Sự nghiệp văn hóa thông tin: các hoạt động văn hóa, phong trào (kể cả chi hoạt động cho công tác thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa") ở cấp xã theo các quy định của Trung ương và tỉnh;

đ) Sự nghiệp truyền thanh và các hoạt động thông tin khác;

e) Sự nghiệp thể dục, thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý;

g) Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;

h) Chi sự nghiệp kinh tế do cấp xã quản lý:

- Chi cho các hoạt động kinh tế bao gồm: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các sự nghiệp kinh tế khác;

- Sự nghiệp tài nguyên: lập kế hoạch sử dụng đất, thống kê hiện trạng sử dụng đất;

i) Chi đảm bảo xã hội:

- Chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác; trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi);

- Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và tỉnh (như: chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định);

k) Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật:

- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước: tiền lương cho cán bộ, công chức; hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; chi cho cán bộ không chuyên trách cấp xã; chi khác theo chế độ quy định;

- Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);

- Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;

l) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;

m) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015;

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã.

Chương III

TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THỜI KỲ 2017 - 2020

Điều 6. Khoản thu do cấp tỉnh quản lý

1. Đối với 03 khoản thu: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường: điều tiết ngân sách tỉnh hưởng 100% số thu.

2. Đối với 02 khoản thu: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ: doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh do tỉnh quản lý thu, tỷ lệ điều tiết giữa cấp tỉnh và cấp huyện là: cấp tỉnh hưởng 80%, cấp huyện hưởng 20%. Riêng tỷ lệ điều tiết giữa cấp tỉnh và thành phố Tây Ninh là: 90% - 10%; giữa cấp tỉnh và huyện Hòa Thành, huyện Tân Châu là: 75% - 25%.

Điều 7. Khoản thu do cấp huyện quản lý

1. Lệ phí trước bạ (trừ nhà đất) điều tiết ngân sách cấp huyện 100%.

2. Đối với 04 khoản thu: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt:

a) Các huyện: Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên: tỷ lệ điều tiết giữa cấp huyện và xã, thị trấn là: 80% - 20%;

b) Thành phố Tây Ninh:

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và các xã, phường (trừ phường 3) là: 90% - 10%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường 3 là: 100% - 0%.

c) Huyện Hòa Thành:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã: 85% - 15%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 100% - 0%;

d) Huyện Dương Minh Châu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Suối Đá): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Đá: 90% - 10%;

đ) Huyện Trảng Bàng:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ thị trấn và xã An Tịnh): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn, xã An Tịnh: 100% - 0%;

e) Huyện Gò Dầu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ thị trấn, xã Phước Đông): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 100% - 0%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Phước Đông: 90% - 10%;

g) Huyện Tân Châu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Suối Dây và xã Suối Ngô): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Dây: 89% -11%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Ngô: 82% - 18%.

Điều 8. Khoản thu do cấp xã quản lý

1. Đối với bốn khoản thu Luật quy định phân chia cho ngân sách cấp xã (Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, Lệ phí trước bạ nhà đất): tỷ lệ điều tiết là 100% cho ngân sách cấp xã.

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do xã quản lý thu: tỷ lệ điều tiết là 100% cho ngân sách cấp xã.

3. Thuế thu nhập cá nhân do cấp xã quản lý:

a) Các huyện: Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên: tỷ lệ điều tiết giữa cấp huyện và xã, thị trấn là: 80% - 20%;

b) Thành phố Tây Ninh:

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và các xã, phường (trừ phường 3) là: 90% - 10%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường 3 là: 100% - 0%.

c) Huyện Hòa Thành:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã: 85% - 15%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 100% - 0%;

d) Huyện Dương Minh Châu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Suối Đá): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Đá: 90% - 10%;

đ) Huyện Trảng Bàng:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ thị trấn và xã An Tịnh): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn, xã An Tịnh: 100% - 0%;

e) Huyện Gò Dầu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ thị trấn và xã Phước Đông): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 100% - 0%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Phước Đông: 90% - 10%;

g) Huyện Tân Châu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Suối Dây và xã Suối Ngô): 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Dây: 89% - 11%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Ngô: 82% - 18%.

4. Thuế giá trị gia tăng thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh đối hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do xã quản lý thu: cấp xã hưởng 100% số thu. Riêng một số xã, phường, thị trấn có số thu phát sinh lớn thì tỷ lệ (%) phân chia giữa cấp huyện và cấp xã như sau:

a) Thành phố Tây Ninh:

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường 1: 80% - 20%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường 2: 50% - 50%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường 3: 85% - 15%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và phường IV: 70% - 30%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và các phường: Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh: 20% - 80%;

b) Huyện Hòa Thành:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Long Thành Trung: 30% - 70%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Hiệp Tân: 65% - 35%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 60% - 40%;

c) Huyện Trảng Bàng:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 26% - 74%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã An Tịnh: 9% - 91%;

d) Huyện Gò Dầu:

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và thị trấn: 30% - 70%;

- Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Phước Đông: 70% - 30%.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Quy định chuyển tiếp

Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, nếu các đối tượng nộp thuế chuyển trụ sở sang các huyện, thành phố khác gây ảnh hưởng lớn đến số thu tại địa bàn các huyện, thành phố trước kia đặt trụ sở, giao UBND tỉnh xem xét, quyết định tính chỉ tiêu thu cho địa bàn các huyện, thành phố trước kia đối tượng nộp thuế đặt trụ sở để không biến động lớn đến nguồn lực ngân sách các huyện, thành phố đã ổn định từ năm 2017.

Điều 10. Thời hạn áp dụng

1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Tây Ninh được áp dụng từ năm 2017.

2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách được áp dụng trong giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này, đảm bảo đúng quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT.TU, TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Sở Tư pháp;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo Tây Ninh;
- Lưu: VT, VP HĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Tâm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

  • Số hiệu: 34/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thành Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản