- 1Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2022/NQ-HĐND | Ninh Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (trừ chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa)
a) Nội dung nhóm chính sách
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có liên kết gắn sản xuất;
- Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến;
- Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm;
- Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình đối với các khu vực không thể cấp nước từ các hệ thống cấp nước tập trung thuộc địa bàn nông thôn;
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP;
- Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.
b) Nội dung, điều kiện, đối tượng, hình thức, mức hỗ trợ thực hiện theo Phụ biểu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa
Nội dung, điều kiện, đối tượng, hình thức, mức hỗ trợ thực hiện theo Phụ biểu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
3. Nguyên tắc hỗ trợ
Đối tượng đáp ứng đủ điều kiện của từng nội dung hỗ trợ thì được hưởng chính sách hỗ trợ của nội dung đó.
1. Nhóm chính sách quy định tại
2. Chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa từ nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 (bao gồm kinh phí chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022 là 68.400 triệu đồng).
(Chi tiết theo Phụ biểu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết này)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, MỨC HỖ TRỢ CỦA NHÓM CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (TRỪ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
TT | Nội dung hỗ trợ | Điều kiện hỗ trợ | Mức hỗ trợ | Đối tượng được hỗ trợ | Hình thức hỗ trợ |
I | Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có liên kết gắn sản xuất | ||||
1 | Hỗ trợ sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao theo hướng hữu cơ | - Đối với tổ chức: quy mô từ 50 ha/vụ/dự án trở lên đối với tiểu vùng đồng bằng và từ 10 ha/vụ/dự án trở lên đối với tiểu vùng đồi núi bán sơn địa, tiểu vùng trũng, tiểu vùng ven đô thị; Đối với hộ gia đình, cá nhân: quy mô từ 05 ha/vụ/dự án trở lên; - Điều kiện bắt buộc chung: nằm, trong vùng quy hoạch đất trồng 2 vụ lúa; có đăng ký vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của UBND huyện/thành phố; sử dụng phân hữu cơ được phép sản xuất, kinh doanh; sử dụng phương thức cấy; có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ. | Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí để mua giống, phân bón hữu cơ, tối đa không quá 10 triệu đồng/ha/vụ; hỗ trợ liên tiếp 3 vụ trong cả giai đoạn. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
2 | Sản xuất rau, củ quả; cây ăn quả theo hướng hữu cơ hoặc ứng dụng công nghệ cao | Quy mô từ 01 ha/dự án trở lên, sản xuất từ 2 vụ/năm trở lên; có đăng ký vùng sản xuất rau, quả theo hướng hữu cơ hoặc đăng ký sản xuất ứng dụng công nghệ cao của UBND huyện/thành phố; sử dụng phân hữu cơ được phép sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ. | - Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua giống, phân bón hữu cơ, tối đa không quá 15 triệu/ha/vụ đối với rau, 10 triệu/ha đối với cây ăn quả; hỗ trợ 3 năm, mỗi năm 2 vụ đối với rau; hỗ trợ 1 lần/năm đầu với trồng cây ăn quả lâu năm; - Hỗ trợ 1 lần 40% kinh phí ứng dụng công nghệ cao, không quá 1.000 triệu đồng/ha đối với trồng rau ứng dụng công nghệ cao; không quá 700 triệu đồng/ha đối với trồng cây ăn quả lâu năm. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
3 | Hỗ trợ sản xuất trâu, bò, dê, hươu | Quy mô từ 05 con trâu, bò trở lên hoặc từ 10 con hươu trở lên hoặc từ 15 con dê trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; 50 con trở lên đối với tổ chức; hoặc 30 con nuôi hỗn hợp trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân, 150 con nuôi hỗn hợp trở lên đối với tổ chức. | - Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua giống cụ thể: Trâu, bò: Hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/con giống; Dê: Hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/con giống; Hươu: Hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con giống. - Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua giống cỏ cao sản, thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. - Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua máy móc phục vụ sản xuất. Tối đa không quá 500 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
4 | Hỗ trợ nuôi tôm công nghệ cao, vụ đông | Quy mô từ 01 ha trở lên, có đăng ký vùng nuôi tôm công nghệ cao của UBND huyện/thành phố; hỗ trợ theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ. | Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí để mua giống, thức ăn, không quá 75 triệu đồng/ha. Hỗ trợ 1 lần 40% kinh phí ứng dụng công nghệ cao, không quá 700 triệu đồng/ha. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
5 | Hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc sản của tỉnh | Thuộc danh mục các sản phẩm đặc sản của tỉnh (do UBND tỉnh ban hành) | Hỗ trợ 1 lần 100% kinh phí mua giống, thức ăn, phân bón. Tối đa không quá 500 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
II | Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến | ||||
1 | Hỗ trợ vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp | Quy mô vùng từ 10 ha trở lên; có hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến công nghiệp; có đăng ký vùng sản xuất nguyên liệu chế biến của huyện, thành phố. | Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua giống, phân bón, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha. Tối đa không quá 750 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
2 | Hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp | Máy móc, thiết bị, hệ thống thiết bị thuộc danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh (do UBND tỉnh ban hành) | Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy, thiết bị, công nghệ. Tối đa không quá 600 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Sau đầu tư |
III | Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm | ||||
1 | Hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm | Thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, trải nghiệm | Hỗ trợ 1 lần 50% chi phí tư vấn, cải tạo cảnh quan, phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch không quá 500 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Hỗ trợ theo tiến độ thực hiện |
IV | Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình đối với các khu vực không thể cấp nước từ các hệ thống cấp nước tập trung thuộc địa bàn nông thôn | ||||
1 | Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình | Các hộ gia đình nông thôn sống phân tán, xã khu dân cư trên địa bàn các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Văn Phú, Văn Phương, Thạch Bình, huyện Nho Quan không tiếp cận được các công trình cấp nước tập trung. Các công trình có chất lượng nước đầu ra phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật | Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí xây dựng, hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/đối tượng hỗ trợ. | Các hộ gia đình nông thôn | Hỗ trợ sau đầu tư |
V | Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP | ||||
1 | Tư vấn khảo sát lựa chọn sản phẩm tiềm năng mới để xây dựng kế hoạch hằng năm; rà soát, đánh giá sản phẩm đã đạt sao OCOP theo định kỳ (3 năm) | Các sản phẩm theo Quyết định phê duyệt Chương trình OCOP của Thủ tướng Chính phủ; các sản phẩm OCOP đã đạt hạng sao sau khi hết hiệu lực Quyết định ban hành | Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức và tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/năm cho nội dung này | Các cơ quan quản lý Nhà nước | Hỗ trợ theo tiến độ thực hiện |
2 | Hỗ trợ các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phục vụ du lịch | Các cơ sở có đăng ký tham gia Chương trình OCOP được UBND cấp tỉnh đưa vào Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP hàng năm | Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị bảo quản, mua giá, kệ trưng bày sản phẩm, bảng hiệu trang trí; mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/điểm; không quá 02 điểm/đối tượng hỗ trợ. | Tổ chức (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân | Hỗ trợ sau đầu tư |
3 | Hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên | Sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, UBND tỉnh quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao (Áp dụng hỗ trợ kinh phí đối với sản phẩm có Quyết định công nhận sau khi Nghị quyết này có hiệu lực) | Hỗ trợ chi phí cho chủ thể để chuẩn hóa, phát triển sản phẩm được cấp thẩm quyền công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, với các mức như sau: Đạt hạng 3 sao hỗ trợ 75 triệu đồng/sản phẩm, hạng 4 sao hỗ trợ 85 triệu đồng/sản phẩm, hạng 5 sao hỗ trợ 100 triệu đồng/sản phẩm (hỗ trợ tối đa 02 sản phẩm/chủ thể); Đối với sản phẩm nâng hạng sao, mức hỗ trợ bằng mức chênh lệch giữa mức hỗ trợ đạt sao tương ứng theo quy định với mức hỗ trợ đạt sao đã được hưởng trước đó. | Các chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao trở lên | Hỗ trợ sau khi có Quyết định công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên |
4 | Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát và quản lý chương trình |
| Hỗ trợ 100% chi phí Xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; số hóa quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm các cấp; giám sát, quản lý sản phẩm OCOP sau khi đạt hạng sao. | Cơ quan Nhà nước triển khai thực hiện Chương trình OCOP | Hỗ trợ theo tiến độ thực hiện |
VI | Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống | ||||
1 | Hỗ trợ nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được cấp bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống”, “Làng nghề”, “Làng nghề truyền thống | Làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được tỉnh công nhận (Áp dụng hỗ trợ kinh phí đối với làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được cấp bằng công nhận sau khi Nghị quyết này có hiệu lực) | - Hỗ trợ 20 triệu đồng khi được công nhận nghề truyền thống; - Hỗ trợ 30 triệu đồng khi được công nhận làng nghề; - Hỗ trợ 40 triệu đồng khi được công nhận làng nghề truyền thống. | Tổ chức, cá nhân đại diện cho làng nghề ở địa phương có nghề truyền thông, làng nghề, làng nghề truyền thống được tính công nhận | Hỗ trợ sau khi có quyết định |
NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, MỨC HỖ TRỢ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
TT | Nội dung hỗ trợ | Điều kiện hỗ trợ | Mức hỗ trợ | Đối tượng được hỗ trợ | Hình thức hỗ trợ |
1 | Hỗ trợ áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa | - Điều kiện bắt buộc: Quy mô từ 05ha/vụ/cơ sở sản xuất trở lên, nằm trong vùng quy hoạch đất trồng lúa; có đăng ký vùng sản xuất lúa của UBND huyện/thành phố; sử dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới (thuộc Danh mục giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới do UBND tỉnh ban hành); - Điều kiện ưu tiên: Quy mô từ 50ha/vụ/cơ sở trở lên; sử dụng phương thức cấy; sử dụng giống đặc sản, chất lượng cao nhãn hiệu, thương hiệu Ninh Bình; sản xuất theo hướng hữu cơ; có hợp đồng liên kết. | Hỗ trợ 1 lần 50% chi phí mua giống, tiến bộ kỹ thuật mới, không quá 10 triệu đồng/ha | Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình | Sau đầu tư |
2 | Hỗ trợ đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cấp xã | - Hỗ trợ theo tiêu chí diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác trên địa bàn huyện, thành phố, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước hệ số 2, đất trồng lúa khác hệ số 1. - Diện tích đất trồng lúa để tính mức hỗ trợ được xác định theo số liệu thống kê diện tích đất trồng lúa do UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước năm phân bổ kinh phí hỗ trợ liền kề. - Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa. | Mức hỗ trợ cho 1 huyện, thành phố = (50% số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa hàng năm/tổng diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh đã quy đổi theo hệ số) x diện tích đất trồng lúa đã quy đổi theo hệ số của huyện, thành phố đó. | Các huyện, thành phố | Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thành phố |
KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Chính sách | Tổng kinh phí hỗ trợ | Kinh phí hỗ trợ năm 2022 | Kinh phí hỗ trợ năm 2023 | Kinh phí hỗ trợ năm 2024 | Kinh phí hỗ trợ năm 2025 |
1 | Kinh phí thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (trừ chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa) | 256.000 | 64.000 | 64.000 | 64.000 | 64.000 |
| Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế | 216.000 | 54.000 | 54.000 | 54.000 | 54.000 |
| Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới | 40.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
2 | Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa | |||||
| Hỗ trợ áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa (kinh phí năm 2022 bao gồm kinh phí năm 2021 chuyển sang là 68.400 triệu đồng) | 50% số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2025 (riêng năm 2022 bao gồm kinh phí chuyển nguồn từ năm 2021 sang là 68.400 triệu đồng) | ||||
| Hỗ trợ đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa | 50% số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2025 |
- 1Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND về điều chỉnh kinh phí thực hiện Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020 và điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 2Nghị quyết 113/2020/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020 đến hết năm 2021
- 3Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 4Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2023 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Nghị quyết 329/2020/NQ-HĐND
- 5Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Nghị quyết 329/2020/NQ-HĐND
- 1Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 8Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND về điều chỉnh kinh phí thực hiện Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020 và điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 9Nghị quyết 113/2020/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020 đến hết năm 2021
- 10Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 11Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2023 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Nghị quyết 329/2020/NQ-HĐND
- 12Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Nghị quyết 329/2020/NQ-HĐND
Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 32/2022/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Trần Hồng Quảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực