Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2009/NQ-HĐND | Vĩnh Yên, ngày 28 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06-6-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2010;
Xét Báo cáo số 138/BC-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2009 và xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
I - Dự toán ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010, như sau:
1. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 10.200.000 triệu đồng, bao gồm:
- Thu cân đối NSNN: 10.020.000 triệu đồng bằng 100% dự toán Trung ương giao (trong đó thu nội địa 8.820.000 triệu đồng, chiếm 86,47%; thu xuất nhập khẩu 1.200 triệu đồng chiếm 11,76% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn).
- Thu để lại đơn vị quản lý chi qua NSNN: 180.000 triệu đồng.
2. Tổng chi ngân sách địa phương: 6.333.962 triệu đồng, trong đó:
- Chi ngân sách địa phương quản lý: 6.153.962 triệu đồng bằng 100% dự toán Trung ương giao, trong đó chi đầu tư phát triển 2.152.570 triệu đồng (chưa bao gồm nguồn vốn NSTW bổ sung mục tiêu), chiếm 34%; chi thường xuyên 2.338.033 triệu đồng chiếm 36,9% so với tổng chi ngân sách địa phương.
(Có biểu số 1, 2, 3 chi tiết kèm theo).
II - Một số giải pháp chủ yếu
Tán thành các biện pháp triển khai thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước tỉnh năm 2010 do UBND tỉnh trình, đồng thời nhấn mạnh một số biện pháp chủ yếu sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm, phấn đấu tăng thu. Điều hành chi ngân sách chủ động linh hoạt, đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, đúng tiêu chuẩn chế độ, định mức tài chính quy định, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vay và các nguồn huy động khác. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án, công trình, tiến độ giải ngân, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
3. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã gắn với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp, nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
4. Bố trí và sử dụng vốn đầu tư phát triển vào những lĩnh vực có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, đối tượng, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phát triển các ngành, các vùng trọng điểm, các vùng đặc biệt khó khăn. Rà soát, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, giãn tiến độ dự án không cấp bách, tập trung vốn hoàn thành các công trình trọng điểm; bố trí đủ vốn cho các chương trình, dự án cần thiết được xác định trong các nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm lành mạnh hoá nền tài chính. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Công khai rộng rãi, minh bạch hoá dự toán, quyết toán ngân sách các cấp, dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các đơn vị được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động.
6. Tăng cường quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khoản chi ngoài cân đối ngân sách, các quỹ tài chính ngoài ngân sách, các khoản vay, tạm ứng của các cấp, các ngành, đảm bảo thu hồi về ngân sách, trả nợ các khoản vay đúng hạn.
III -Tổ chức thực hiện
- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
- Thường trực HĐND tỉnh, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV, kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 24 tháng 12 năm 2009./.
| CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND sửa đổi Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015 theo Nghị quyết 12/2010/NQ-HĐND
- 2Nghị quyết 21/2012/NQ-HĐND sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 ban hành theo Nghị quyết 29/2010/NQ-HĐND do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Nghị quyết 09/2011/NQ-HĐND sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011 kèm theo Nghị quyết 13/2010/NQ-HĐND do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND sửa đổi Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015 theo Nghị quyết 12/2010/NQ-HĐND
- 5Nghị quyết 21/2012/NQ-HĐND sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 ban hành theo Nghị quyết 29/2010/NQ-HĐND do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 6Nghị quyết 09/2011/NQ-HĐND sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011 kèm theo Nghị quyết 13/2010/NQ-HĐND do thành phố Cần Thơ ban hành
Nghị quyết 31/2009/NQ-HĐND về dự toán ngân sách Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
- Số hiệu: 31/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 28/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra