Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2016/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 17 tháng 11 năm 2016 |
THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Thủy sản năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Xét Tờ trình số 7152/TTr-UBND ngày 07/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 87/BC-HĐND ngày 15/11/2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung cơ bản sau:
- Phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, theo hướng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhằm kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác và các địa phương trong tỉnh; góp phần tích cực vào công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới;
- Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp, góp phần hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh; cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân, trực tiếp là cộng đồng ngư dân;
- Chủ động hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển toàn diện ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh trên các lĩnh vực từ nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và phát triển bền vững để thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của tỉnh;
- Chủ động trong sản xuất giống chất lượng cao; nuôi trồng các đối tượng chủ lực theo vùng tập trung, thâm canh gắn với phát triển hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại; từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên vùng biển đảo.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2020:
+ Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 135.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 65.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70.000 tấn;
+ Kinh tế thủy sản phấn đấu chiếm trên 3% GRDP của tỉnh, đóng góp từ 60 - 65% GRDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp; giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 6.200 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 100 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 62.000 lao động;
+ Hình thành 03 trung tâm nghề cá và 01 trung tâm thương mại nghề cá thuộc tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng sản xuất, hậu cần nghề cá đồng bộ; chủ động sản xuất được giống các đối tượng nuôi chủ lực.
- Mục tiêu đến năm 2030:
+ Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 176.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 78.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 98.000 tấn;
+ Giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng trên 8.900 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 200 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 65.000 lao động;
+ Đến năm 2030, thủy sản Quảng Ninh phát triển đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu vực; chủ động sản xuất được giống các đối tượng nuôi chủ lực, đáp ứng 100% nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản của tỉnh và đảm bảo giống thủy sản có chất lượng cao.
(Các chỉ tiêu chi tiết tại các Phụ lục kèm Nghị quyết này)
3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong sản xuất thủy sản;
- Rà soát để điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, như: Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực sản xuất thủy sản; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, ODA, các doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) trong thủy sản,…
b) Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường hỗ trợ đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn về kỹ năng nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường; chú trọng đào tạo công nhân lành nghề trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp nhận, vận hành công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản;
- Nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ và ngư dân để phù hợp với tình hình phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn hiện nay; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại ở các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
c) Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản trước tiên tập trung đầu tư vào: (1) Đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá; đầu tư, củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá phục vụ cho đánh bắt xa bờ; (2) Đầu tư hạ tầng cơ sở cho sản xuất giống, vùng nuôi tập trung và khu xử lý môi trường tập trung, cải tạo các vùng nuôi trồng hiện có theo quy hoạch trở thành nuôi bền vững; (3) Xây dựng các chợ đầu mối tại các địa phương: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái; đầu tư cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản; (4) Đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá hoàn chỉnh khép kín.
d) Giải pháp hợp tác quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ
- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có trình độ phát triển cao về thủy sản để tiếp nhận công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học chuyên ngành về nghiên cứu khoa học, công nghệ về thủy sản; chuyển giao đối tượng và công nghệ nuôi mới; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh;
- Thúc đẩy phát triển thị trường thủy sản, trọng tâm là xây dựng mới các chợ đầu mối thủy sản để hình thành hệ thống bán buôn, các kênh phân phối từ người sản xuất, doanh nghiệp đến chợ, các siêu thị thủy sản; duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực: Trung Quốc, EU, Nhật Bản; mở rộng thị trường sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ...;
- Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng các doanh nghiệp, cơ sở nhà máy chế biến là chủ thể tổ chức thực hiện, nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách và hỗ trợ hoạt động.
đ) Giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến ngư
- Giải pháp về khoa học, công nghệ: Tập trung đầu tư phát triển khoa học, công nghệ vào ngành thủy sản thông qua các hoạt động khoa học, công nghệ, tạo ra bước phát triển đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển khoa học, công nghệ hiện đại tập trung vào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản; hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư các khu sản xuất thực nghiệm, khu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản;
- Giải pháp về khuyến ngư: Tập trung bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến ngư, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến ngư, đa dạng hóa dịch vụ khuyến ngư để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến ngư; đổi mới nội dung, phương pháp khuyến ngư, liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với ngư dân, giữa ngư dân với ngư dân.
e) Giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
- Tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản; phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại các vùng ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ xói lở, các bãi triều còn trống;
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào các lĩnh vực sản xuất, nuôi trồng thủy sản để hạn chế tác động xấu đến môi trường; bảo tồn đất ngập nước ven biển; bảo vệ, bảo tồn, tái tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản bản địa; tổ chức khoanh vùng cấm, bảo tồn phục hồi, khai thác bền vững san hô, các loài hải sản có giá trị kinh tế, các khu bảo tồn biển, mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng;
- Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, dịch bệnh, nguồn lợi thủy sản; tăng cường quan trắc môi trường, giám sát chặt chẽ
việc xả thải, đặc biệt tại các vùng nuôi trồng thủy sản gần các Khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, các khu đô thị ven sông, ven biển,… Hình thành “đường dây nóng” bảo vệ nguồn lợi gắn với đầu tư phương tiện, thiết bị hiện đại, đảm bảo tính cơ động cho lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Phân cấp cho chính quyền các địa phương công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
a) Tổng nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2030 dự kiến khoảng 4.500 tỷ đồng (trong đó: Nguồn vốn ngân sách khoảng 2.130 tỷ đồng, nguồn vốn huy động khác khoảng 2.370 tỷ đồng), được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2016-2020: Khoảng 2.090 tỷ đồng (trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 1.050 tỷ đồng; nguồn vốn khác khoảng 1.040 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2021-2030: Khoảng 2.410 tỷ đồng (trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 1.080 tỷ đồng; nguồn vốn khác khoảng 1.330 tỷ đồng).
- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030: Có phụ lục kèm theo. b) Định hướng xác định nguồn vốn:
- Thực hiện xác định, phân cấp ngân sách theo quy mô, loại hình đầu tư để đảm bảo tính khả thi và tính chủ động trong tổ chức thực hiện. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch được huy động từ: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài;
- Đề xuất để Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, chợ thủy sản đầu mối, phát triển đội tàu khai thác xa bờ, mô hình sản xuất thủy sản ứng với biến đổi khí hậu...
c) Thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản:
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 và bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030; hàng năm bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh tương đương khoảng 3% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách địa phương cho phát triển kinh tế thủy sản; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trung ương, ngân sách địa phương đầu tư cho phát triển kinh tế thủy sản;
- Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực thủy sản; xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư các lĩnh vực thủy sản; tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi; chuyển hướng việc ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thủy sản sang hỗ trợ lãi suất tín dụng;
- Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường đầu tư; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ quốc tế cho trong lĩnh vực thủy sản.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.
- Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
2. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Biểu 01: Các chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
TT | Các chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2015 | Quy hoạch | TĐ TTBQ (%/năm) | |||
Năm 2020 | Năm 2030 | 2016 - 2020 | 2021 - 2030 | 2016 - 2030 | ||||
1 | Sản lượng | Tấn | 103.407 | 135.000 | 176.000 | 6,89 | 2,99 | 4,18 |
| Nuôi trồng thủy sản | Tấn | 46.287 | 70.000 | 98.000 | 10,89 | 3,81 | 5,94 |
| Khai thác thủy sản | Tấn | 57.120 | 65.000 | 78.000 | 3,28 | 2,05 | 2,43 |
2 | Diện tích | Ha | 20.667 | 20.690 | 21.910 | 0,03 | 0,64 | 0,45 |
| Nước ngọt | Ha | 3.407 | 3.120 | 3.110 | -2,18 | -0,04 | -0,70 |
| Nuôi mặn, lợ | Ha | 17.260 | 17.570 | 18.800 | 0,45 | 0,75 | 0,66 |
| Nuôi lồng, bè | Ô lồng | 8.416 | 10.080 | 11.600 | 4,61 | 1,57 | 2,50 |
3 | Số lượng tàu | Chiếc | 8.015 | 7.000 | 6.680 | -3,33 | -0,52 | -1,39 |
| Dưới 20 CV | Chiếc | 5.720 | 3.746 | 2.610 | -10,04 | -3,94 | -5,86 |
| Từ 20 CV - 50 CV | Chiếc | 1.555 | 1.550 | 1.515 | -0,08 | -0,25 | -0,20 |
| Từ 50 CV- 90 CV | Chiếc | 357 | 1.104 | 1.755 | 32,61 | 5,29 | 13,03 |
| Từ 90 CV trở lên | Chiếc | 383 | 600 | 800 | 11,88 | 3,25 | 5,83 |
4 | Giá trị sản xuất: | Tỷ đồng | 3.471 | 6.200 | 8.900 | 15,61 | 4,10 | 7,51 |
5 | GTXK thủy sản | Tr.USD | 55 | 100 | 200 | 16,12 | 8,01 | 10,44 |
| CB XK thủy sản | Tr.USD | 23 | 40 | 90 | 14,84 | 9,43 | 11,07 |
6 | Lao động | Người | 59.145 | 62.000 | 65.000 | 1,19 | 0,53 | 0,73 |
Biểu 02: Các chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Các chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2015 | Quy hoạch | TĐ TTBQ (%/năm) | |||
Năm 2020 | Năm 2030 | 2016- 2020 | 2021- 2030 | 2016- 2030 | ||||
1 | Diện tích | ha | 20.667 | 20.690 | 21.910 | 0,03 | 0,64 | 0,45 |
| Nước ngọt | ha | 3.407 | 3.120 | 3.110 | -2,18 | -0,04 | -0,70 |
| Nuôi mặn, lợ | Ha | 17.260 | 17.570 | 18.800 | 0,45 | 0,75 | 0,66 |
| Nuôi lồng, bè | Ô lồng | 8.416 | 10.080 | 11.600 | 4,61 | 1,57 | 2,50 |
2 | Sản lượng | Tấn | 46.287 | 70.000 | 98.000 | 10,89 | 3,81 | 5,94 |
2.1 | Nước ngọt | Tấn | 10.100 | 12.860 | 15.900 | 6,23 | 2,39 | 3,55 |
| Trong đó: Cá rô phi | Tấn | 5.068 | 9.000 | 12.000 | 15,44 | 3,25 | 6,86 |
2.2 | Mặn, lợ | Tấn | 36.187 | 57.140 | 82.100 | 12,10 | 4,11 | 6,50 |
* | Tôm | Tấn | 8.467 | 16.450 | 27.590 | 18,06 | 5,91 | 9,51 |
| Tôm thẻ chân trắng | Tấn | 6.920 | 13.950 | 24.590 | 19,16 | 6,50 | 10,24 |
| Tôm sú | Tấn | 1.547 | 2.500 | 3.000 | 12,76 | 2,05 | 5,23 |
* | Nhuyễn thể | Tấn | 19.592 | 25.000 | 33.500 | 6,28 | 3,31 | 4,21 |
* | Cá biển | Tấn | 3.655 | 7.020 | 9.650 | 17,72 | 3,60 | 7,75 |
* | Hải sản khác | Tấn | 4.473 | 8.670 | 11.360 | 17,99 | 3,05 | 7,43 |
| Trong đó: Cua biển | Tấn | 1.000 | 2.000 | 3.000 | 18,92 | 4,61 | 8,82 |
3 | Lao động | Người | 24.348 | 25.000 | 26.000 | 0,66 | 0,44 | 0,51 |
4 | Sản xuất giống | Triệu | 1.100 | 6.000 | 8.000 | 56,1 | 3,3 | 17,4 |
Biểu 03: Các chỉ tiêu phát triển khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Các chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2015 | Quy hoạch | TĐ TTBQ (%/năm) | |||
Năm 2020 | Năm 2030 | 2016-2020 | 2020-2030 | 2016-2030 | ||||
1 | Số lượng tàu | Chiếc | 8.015 | 7.000 | 6.680 | -3,33 | -0,52 | -1,39 |
| Dưới 20 CV | Chiếc | 5.720 | 3.746 | 2.610 | -10,04 | -3,94 | -5,86 |
| Từ 20 CV - 50 CV | Chiếc | 1.555 | 1.550 | 1.515 | -0,08 | -0,25 | -0,20 |
| Từ 50 CV- 90 CV | Chiếc | 357 | 1.104 | 1.755 | 32,61 | 5,29 | 13,03 |
| Từ 90 CV trở lên | Chiếc | 383 | 600 | 800 | 11,88 | 3,25 | 5,83 |
2 | Sản lượng KTTS | Tấn | 57.120 | 65.000 | 78.000 | 8,86 | 2,05 | 4,10 |
2.1 | Khai thác biển | Tấn | 56.206 | 64.000 | 77.000 | 15,05 | 2,08 | 5,90 |
| Cá | Tấn | 35.620 | 40.560 | 50.100 | 3,30 | 2,37 | 2,66 |
| Tôm | Tấn | 4.184 | 4.760 | 5.900 | 3,28 | 2,41 | 2,68 |
| Mực | Tấn | 3.725 | 4.240 | 5.200 | 3,29 | 2,29 | 2,60 |
| Nhuyễn thể | Tấn | 3.733 | 4.250 | 5.600 | 3,30 | 3,11 | 3,17 |
| Hải sản khác | Tấn | 8.944 | 10.190 | 10.200 | 3,31 | 0,01 | 1,02 |
2.2 | Khai thác nội địa | Tấn | 914 | 1.000 | 1.000 | 2,27 | 0,00 | 0,69 |
3 | Nghề khai thác | Chiếc | 8.015 | 7.000 | 6.680 | -3,33 | -0,52 | -1,39 |
| Lưới kéo | Chiếc | 841 | 800 | 780 | -1,24 | -0,28 | -0,58 |
| Nghề câu | Chiếc | 2.886 | 2.340 | 2.000 | -5,11 | -1,73 | -2,78 |
| Lưới rê | Chiếc | 2.957 | 2.510 | 2.500 | -4,01 | -0,04 | -1,28 |
| Chài chụp | Chiếc | 296 | 350 | 400 | 4,28 | 1,49 | 2,34 |
| Nghề khác | Chiếc | 877 | 750 | 700 | -3,84 | -0,76 | -1,72 |
| Tàu dịch vụ | Chiếc | 158 | 250 | 300 | 12,16 | 2,05 | 5,06 |
4 | Lao động | Người | 29.600 | 29.000 | 29.000 | -0,51 | 0,00 | -0,16 |
Biểu 04: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản theo các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Địa phương | Diện tích | Sản lượng | ||||||
Tổng (ha) | Nước ngọt (ha) | Mặn, lợ (ha) | Nuôi lồng (ô lồng) | Tổng (tấn) | Nước ngọt (tấn) | Mặn, lợ (tấn) | Nuôi lồng (tấn) | ||
I | ĐẾN NĂM 2020 | 20.690 | 3.120 | 17.570 | 10.080 | 70.000 | 12.860 | 52.240 | 4.900 |
1 | TX. Quảng Yên | 5.100 | 460 | 4.640 |
| 13.350 | 1.550 | 11.800 |
|
2 | H. Vân Đồn | 3.200 | 80 | 3.120 | 4.500 | 10.000 | 200 | 7.760 | 2.040 |
3 | H. Tiên Yên | 2.510 | 110 | 2.400 | 200 | 7.050 | 250 | 6.700 | 100 |
4 | H. Hải Hà | 2.158 | 258 | 1.900 | 340 | 7.930 | 900 | 6.800 | 230 |
5 | H. Đầm Hà | 2.100 | 100 | 2.000 | 1.000 | 6.520 | 340 | 5.500 | 680 |
6 | TP. Móng Cái | 1.900 | 100 | 1.800 | 250 | 10.910 | 400 | 10.300 | 210 |
7 | TX. Đông Triều | 1.500 | 1.500 |
|
| 7.500 | 7.500 |
|
|
8 | TP. Uông Bí | 850 | 400 | 450 |
| 2.330 | 1.430 | 900 |
|
9 | TP. Hạ Long | 530 | 10 | 520 | 700 | 1.820 | 20 | 1.400 | 400 |
10 | TP. Cẩm Phả | 400 | 30 | 370 | 3.000 | 1.870 | 70 | 600 | 1.200 |
11 | H. Cô Tô | 305 | 5 | 300 | 90 | 390 | 20 | 330 | 40 |
12 | H. Hoành Bồ | 70 | 40 | 30 |
| 220 | 120 | 100 |
|
13 | H. Ba Chẽ | 50 | 10 | 71,7 |
| 70 | 20 | 100 |
|
14 | H. Bình Liêu | 17 | 17 |
|
| 40 | 40 |
|
|
II | ĐẾN NĂM 2030 | 21.910 | 3.110 | 18.800 | 11.600 | 98.000 | 15.900 | 75.100 | 7.000 |
1 | TX. Quảng Yên | 5.100 | 460 | 4.640 |
| 16.960 | 2.260 | 14.700 |
|
2 | H. Vân Đồn | 4.200 | 100 | 4.100 | 4.500 | 15.000 | 260 | 12.000 | 2.740 |
3 | H. Tiên Yên | 2.570 | 110 | 2.460 | 550 | 10.410 | 340 | 9.650 | 420 |
4 | H. Hải Hà | 2.258 | 258 | 2.000 | 800 | 12.580 | 1.010 | 11.000 | 570 |
5 | H. Đầm Hà | 2.210 | 110 | 2.100 | 1.500 | 12.120 | 560 | 10.500 | 1.060 |
6 | TP. Móng Cái | 1.900 | 100 | 1.800 | 350 | 13.590 | 420 | 12.860 | 310 |
7 | TX. Đông Triều | 1.459 | 1.459 |
|
| 8.800 | 8.800 |
|
|
8 | TP. Uông Bí | 830 | 400 | 430 |
| 3.040 | 1.830 | 1.210 |
|
9 | TP. Hạ Long | 510 | 10 | 500 | 700 | 1.870 | 30 | 1.390 | 450 |
10 | TP. Cẩm Phả | 430 | 30 | 400 | 3.000 | 2.290 | 90 | 870 | 1.330 |
11 | H. Cô Tô | 305 | 5 | 300 | 200 | 840 | 20 | 700 | 120 |
12 | H. Hoành Bồ | 70 | 40 | 30 |
| 270 | 150 | 120 |
|
13 | H. Ba Chẽ | 50 | 10 | 71,7 |
| 130 | 30 | 1800 |
|
14 | H. Bình Liêu | 18 | 18 |
|
| 100 | 100 |
|
|
Biểu 05: Quy hoạch phát triển khai thác thủy sản theo các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT | Theo địa phương | Tàu thuyền (chiếc) | Tổng SL | ||||
Tổng | < 20CV | 20-50 CV | 50-90 CV | >90 CV | |||
I | QH Năm 2020 | 7.000 | 3.746 | 1.550 | 1.104 | 600 | 65.000 |
1 | TX. Quảng Yên | 2.570 | 1.410 | 450 | 500 | 210 | 13.600 |
2 | H. Vân Đồn | 1.300 | 630 | 330 | 220 | 120 | 12.500 |
3 | TP. Móng Cái | 775 | 500 | 160 | 80 | 35 | 6.000 |
4 | H. Hải Hà | 640 | 300 | 200 | 60 | 80 | 13.000 |
5 | TP. Hạ Long | 530 | 340 | 55 | 85 | 50 | 2.500 |
6 | H. Cô Tô | 365 | 140 | 170 | 20 | 35 | 6.000 |
7 | H. Tiên Yên | 212 | 120 | 70 | 20 | 2 | 2.400 |
8 | H. Đầm Hà | 182 | 120 | 30 | 25 | 7 | 3.500 |
9 | TP. Uông Bí | 170 | 80 | 20 | 40 | 30 | 1.200 |
10 | TX. Đông Triều | 123 | 80 | 20 | 22 | 3 | 800 |
11 | TP. Cẩm Phả | 111 | 11 | 40 | 30 | 30 | 3.300 |
12 | H. Hoành Bồ | 22 | 15 | 5 | 2 |
| 200 |
II | QH Năm 2030 | 6.680 | 2.610 | 1.515 | 1.755 | 800 | 78.000 |
1 | TX. Quảng Yên | 2.510 | 800 | 510 | 990 | 210 | 17.600 |
2 | H. Vân Đồn | 1.040 | 480 | 160 | 200 | 200 | 13.500 |
3 | TP. Móng Cái | 810 | 400 | 180 | 170 | 60 | 8.600 |
4 | H. Hải Hà | 620 | 250 | 220 | 50 | 100 | 14.000 |
5 | TP. Hạ Long | 530 | 300 | 70 | 100 | 60 | 2.500 |
6 | H. Cô Tô | 345 | 120 | 110 | 65 | 50 | 6.500 |
7 | H. Tiên Yên | 210 | 70 | 90 | 40 | 10 | 4.500 |
8 | H. Đầm Hà | 170 | 70 | 50 | 35 | 15 | 4.500 |
9 | TP. Uông Bí | 155 | 40 | 50 | 25 | 40 | 1.500 |
10 | TX. Đông Triều | 127 | 60 | 30 | 32 | 5 | 1.100 |
11 | TP. Cẩm Phả | 145 | 10 | 40 | 45 | 50 | 3.500 |
12 | H. Hoành Bồ | 18 | 10 | 5 | 3 |
| 200 |
Biểu 06: Danh mục Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên chương trình, dự án ưu tiên đầu tư | Địa điểm | Dự kiến tổng vốn đầu tư | Giai đoạn | |
2016-2020 | 2021-2030 | ||||
I | Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản |
| 1.565.000 | 730.000 | 835.000 |
1 | Dự án nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ cho các trại giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh | Toàn tỉnh | 450.000 | 150.000 | 300.000 |
2 | Dự án đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương | Toàn tỉnh | 500.000 | 200.000 | 300.000 |
3 | Dự án xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tại Vân Đồn | Huyện Vân Đồn | 95.000 | 95.000 |
|
4 | Dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển huyện Đầm Hà | Huyện Đầm Hà | 75.000 | 75.000 |
|
5 | Dự án xây dựng chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể | Các huyện ven biển | 30.000 | 20.000 | 10.000 |
6 | Đề án quan trắc cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản | Toàn tỉnh | 30.000 | 15.000 | 15.000 |
7 | Dự án nhập, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất giống và nuôi trồng các loài thủy hải sản chủ lực và đặc sản của địa phương | Toàn tỉnh | 80.000 | 40.000 | 40.000 |
8 | Dự án phát triển nghề nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP | Toàn tỉnh | 25.000 | 20.000 | 5.000 |
9 | Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Đông Triều | TX. Đông Triều | 60.000 | 40.000 | 20.000 |
10 | Dự án xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương | Toàn tỉnh | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
11 | Dự án hỗ trợ đầu tư sản xuất giống và nuôi trồng các đối tượng thủy sản chủ lực | Toàn tỉnh | 200.000 | 60.000 | 140.000 |
12 | Dự án phát triển nuôi các đối tượng thủy đặc sản như: Bào ngư, hải sâm... ở đảo Cô Tô | Huyện Cô Tô | 10.000 | 10.000 |
|
II | Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
| 1.515.000 | 540.000 | 975.000 |
1 | Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh | Các huyện ven biển | 5.000 | 3.000 | 2.000 |
2 | Dự án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ kém hiệu quả, xâm hại nguồn lợi thủy sản sang nghề khác | Các huyện ven biển | 30.000 | 15.000 | 15.000 |
3 | Dự án đầu tư phát triển đội tàu cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần thủy sản | Các huyện ven biển | 1.200.000 | 400.000 | 800.000 |
4 | Đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Đảo Trần - Cô Tô | Huyện Cô Tô | 50.000 | 30.000 | 20.000 |
5 | Dự án xây dựng “đường dây nóng” bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh | Các huyện ven biển | 5.000 | 2.000 | 3.000 |
6 | Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác hải sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác | Toàn tỉnh | 30.000 | 20.000 | 10.000 |
7 | Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá trong tỉnh và tăng cường năng lực hoạt động kiểm ngư | Các huyện ven biển | 150.000 | 50.000 | 100.000 |
8 | Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tại một số vùng bãi triều ven biển tại các địa phương | Các huyện ven biển | 5.000 | 3.000 | 2.000 |
9 | Dự án đầu tư bảo tàng Hải dương học ở Hạ Long | TP. Hạ Long | 25.000 | 10.000 | 15.000 |
10 | Dự án xây dựng thủy cung Cô Tô | Huyện Cô Tô | 20.000 | 10.000 | 10.000 |
III | Chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản |
| 1.420.000 | 820.000 | 600.000 |
1 | Dự án đầu tư hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tại các địa phương | Các huyện ven biển | 500.000 | 230.000 | 270.000 |
2 | Dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Vân Đồn | Huyện Vân Đồn | 90.000 | 80.000 | 10.000 |
3 | Dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Cô Tô | Huyện Cô Tô | 90.000 | 80.000 | 10.000 |
4 | Dự án đầu tư xây dựng cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh | TP. Hạ Long | 85.000 | 40.000 | 45.000 |
5 | Dự án di dời các nhà máy chế biến thủy sản đến các địa điểm quy hoạch | Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long | 500.000 | 300.000 | 200.000 |
6 | Dự án nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm | Toàn tỉnh | 30.000 | 20.000 | 10.000 |
7 | Dự án đầu tư chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, khai thác thủy sản | Toàn tỉnh | 30.000 | 20.000 | 10.000 |
8 | Dự án xúc tiến thương mại thủy sản Quảng Ninh | Toàn tỉnh | 20.000 | 10.000 | 10.000 |
9 | Dự án xây dựng các chợ đầu mối thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh | Cô Tô, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Hải Hà | 40.000 | 20.000 | 20.000 |
10 | Dự án phát triển làng nghề chế biến thủy sản kết hợp với phát triển du lịch tại các địa phương. | Các huyện ven biển | 20.000 | 10.000 | 10.000 |
11 | Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản | Toàn tỉnh | 15.000 | 10.000 | 5.000 |
| TỔNG CỘNG |
| 4.500.000 | 2.090.000 | 2.410.000 |
- 1Quyết định 3476/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”
- 2Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 3Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán lập dự án: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1314/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản Phú Yên giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch quản lý không gian ven bờ (ISP) nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030
- 8Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 9Quyết định 1788/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 3476/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”
- 4Quyết định 698/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 5Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán lập dự án: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 1314/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 12Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản Phú Yên giai đoạn 2017-2020
- 13Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch quản lý không gian ven bờ (ISP) nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030
- 14Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 15Quyết định 1788/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 30/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 17/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Đọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra