Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 289/2022/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét Tờ trình số 124/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 371/BC-KTNS ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 2. Nghị quyết này thay thế các Nghị quyết sau: Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, kỳ họp thứ 2; Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, kỳ họp thứ 3 về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 7 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh,UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đỗ Trọng Hưng

 

QUY ĐỊNH

MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 289/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I.

QUY ĐỊNH MỨC THU PHÍ

1. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống (đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa phương thực hiện)

a) Đối tượng nộp phí: Là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu đăng ký bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống được cơ quan có chức năng cung cấp dịch vụ bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí.

b) Mức thu:

STT

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1

Bình tuyển, công nhận cây mẹ

Đồng/cây

450.000

2

Bình tuyển, công nhận cây đầu dòng

Đồng/cây

1.000.000

3

Bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

Đồng/vườn giống, rừng giống

2.750.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí phải nộp một lần toàn bộ số tiền phí khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc.

2. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để kinh doanh, dịch vụ phải nộp phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

b) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đối với địa điểm làm dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông (trừ điểm trông giữ cố định được quy hoạch)

đồng/m2/tháng

Tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn

30.000

đồng/m2/tháng

Tại thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và các thị trấn

10.000

2

Đối với địa điểm làm điểm tập kết vật liệu xây dựng tạm thời để xây dựng công trình

đồng/m2/tháng

Tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn

60.000

đồng/m2/tháng

Tại thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và các thị trấn

30.000

Căn cứ tính phí: Là diện tích lòng đường, vỉa hè và thời gian được thể hiện trên giấy thông báo cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè do cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Phương thức nộp phí: Phí sử dụng lòng đường, vỉa hè được thu theo hằng tháng. Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè có số ngày cho phép sử dụng dưới 30 ngày hoặc có yêu cầu nộp một lần thì thực hiện thu một lần.

3. Phí thăm quan danh lam thắng cảnh

a) Đối tượng nộp phí: Du khách đến thăm quan các danh lam thắng cảnh trong tỉnh Thanh Hoá.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí:

- Miễn phí thăm quan danh lam thắng cảnh đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Giảm 50% mức phí thăm quan danh lam thắng cảnh đối với các trường hợp sau:

Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009.

Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% phí thăm quan danh lam thắng cảnh.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Mức thu

1

Người lớn

20.000

2

Trẻ em từ 8 - 15 tuổi và người cao tuổi

10.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thăm quan danh lam thắng cảnh thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

4. Phí thăm quan di tích lịch sử

a) Đối tượng nộp phí: Du khách đến thăm quan các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí:

- Miễn phí thăm quan di tích lịch sử đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Giảm 50% mức phí thăm quan di tích lịch sử đối với các trường hợp sau:

Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009.

Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% phí thăm quan di tích lịch sử.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/người/lượt

STT

Mức thu

Địa điểm

Người lớn

Trẻ em từ 8-15 tuổi và người cao tuổi

1

Di sản thế giới Thành nhà Hồ

40.000

20.000

2

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

30.000

15.000

3

Các di tích lịch sử còn lại

15.000

5.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thăm quan di tích lịch sử thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

5. Phí thăm quan bảo tàng

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến thăm quan bảo tàng do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

b) Các trường hợp miễn, giảm nộp phí:

- Miễn phí thăm quan bảo tàng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Giảm 50% mức phí thăm quan bảo tàng đối với các trường hợp sau:

Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”; trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định nêu trên thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009.

Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% mức thu.

c) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đối với người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

Đồng/người/lượt

20.000

2

Đối với trẻ em (từ 7-15 tuổi)

Đồng/người/lượt

10.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thăm quan bảo tàng thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

6. Phí Thư viện

a) Đối tượng nộp phí: Các đối tượng làm thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu của thư viện trực thuộc tỉnh và các huyện, thị, thành phố.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí:

- Miễn phí thư viện đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Giảm 50% mức thu đối với các trường hợp sau:

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định đối tượng này thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Trường hợp người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức thu phí.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Mức thu

Thẻ/năm

Thẻ/quý

1

Đối với Thư viện tỉnh

 

 

-

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

 

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

40.000

15.000

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

20.000

7.000

-

Phí sử dụng phòng đọc quý hiếm

 

 

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

60.000

20.000

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

30.000

10.000

-

Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện

 

 

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

60.000

20.000

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

30.000

10.000

2

Đối với thư viện thành phố, thị xã và các huyện trung du, đồng bằng, ven biển

 

 

-

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

 

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

20.000

8.000

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

10.000

3.000

-

Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện

 

 

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

40.000

12.000

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

20.000

6.000

3

Đối với thư viện các huyện miền núi

 

 

-

Người lớn (từ 16 tuổi trở lên)

15.000

5.000

-

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

8.000

2.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thư viện thực hiện nộp phí theo năm hoặc theo từng quý.

7. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Đối tượng áp dụng: Dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/báo cáo

STT

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Mức thu

1

Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ

14.000.000

2

Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ trở lên

16.000.000

Trường hợp thẩm định lại: Mức thu bằng 50% mức thu đã quy định trên.

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

8. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a) Đối tượng nộp phí: Chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí

- Miễn phí đối với các đối tượng sau:

Người khuyết tật và người già (không nơi nương tựa).

Hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của liệt sỹ; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học; thương binh; bệnh binh; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Hộ gia đình, cơ quan, tổ chức hiến tặng đất nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi cho xã hội.

Hộ gia đình bị tác động bởi thiên tai lũ lụt làm lở đất, mất đất.

- Đối tượng được giảm nộp phí:

Giảm 10% mức thu phí cho hộ gia đình ở các xã thuộc thành phố, thị xã và thị trấn thuộc các huyện đồng bằng.

Giảm 20% mức thu phí cho hộ gia đình ở các xã thuộc huyện đồng bằng và các thị trấn thuộc huyện miền núi.

Giảm 30% mức thu phí cho hộ gia đình ở các xã thuộc các huyện miền núi.

c) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

Đất

Tài sản

Đất và Tài sản

A

Đối với hộ gia đình, cá nhân

 

 

 

 

1

Cấp lần đầu

 

 

 

 

1.1

Trường hợp cấp riêng từng thửa đất hoặc tài sản hoặc cả đất và tài sản.

Hồ sơ

500.000

500.000

610.000

1.2

Trường hợp nhiều thửa đất hoặc tài sản trong một thửa đất lập chung trong 1 hồ sơ và cấp chung 1 Giấy chứng nhận thì ngoài mức thu được tính tại mục 1.1 nêu trên, thu thêm mỗi thửa đất hoặc tài sản tăng thêm.

Thửa đất hoặc tài sản

150.000

150.000

180.000

2

Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận

 

 

 

 

2.1

Trường hợp cấp riêng từng thửa đất hoặc tài sản hoặc cả đất và tài sản.

Hồ sơ

290.000

290.000

360.000

2.2

Trường hợp nhiều thửa đất hoặc tài sản trong một thửa đất lập chung trong 1 hồ sơ và cấp chung 1 Giấy chứng nhận thì ngoài mức thu được tính tại mục 2.1 nêu trên, thu thêm mỗi thửa đất hoặc tài sản tăng thêm.

Thửa đất hoặc tài sản

90.000

90.000

110.000

3

Chứng nhận biến động đất đai

 

 

 

 

3.1

Chứng nhận biến động đất đai thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận.

Hồ sơ

320.000

430.000

510.000

3.2

Chứng nhận biến động đất đai không thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận.

Hồ sơ

190.000

260.000

310.000

B

Đối với tổ chức

 

 

 

 

1

Cấp lần đầu

Hồ sơ

1.100.000

1.270.000

1.660.000

2

Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận

Hồ sơ

470.000

450.000

600.000

3

Chứng nhận biến động đất đai

 

 

 

 

3.1

Chứng nhận biến động đất đai thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận.

Hồ sơ

850.000

850.000

1.100.000

3.2

Chứng nhận biến động đất đai không thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận.

Hồ sơ

510.000

510.000

660.000

(Áp dụng thu 90% trong năm 2022-2023, từ năm 2024 trở đi áp dụng thu 100% mức thu theo quy định trên)

d) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

9. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân, lập dự án thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/báo cáo

STT

Nội dung

Mức thu

I

Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

 

1

Đề án, báo cáo thiết kế giếng có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.

300.000

2

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm.

800.000

3

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1000 m3/ngày đêm.

2.000.000

4

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 1000 m3/ngày đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm.

3.500.000

II

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất:

 

1

Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.

300.000

2

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm.

1.000.000

3

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1000 m3/ngày đêm.

2.500.000

4

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 1000 m3/ngày đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm.

4.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

10. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/báo cáo

STT

Nội dung

Mức thu

1

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

1.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

11. Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân lập dự án thăm dò khai thác sử dụng nước mặt.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/báo cáo

STT

Nội dung

Mức thu

1

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/s; hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm.

500.000

2

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 đến dưới 0,5 m3/s; hoặc để phát điện với công suất 50 đến dưới 200kw; hoặc mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm.

1.500.000

3

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1 m3/s; hoặc để phát điện với công suất 200 kw đến dưới 1000 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng 3000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm.

4.000.000

4

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng 1 đến dưới 2 m3/s; hoặc để phát điện với công suất 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

6.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

12. Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường

a) Đối tượng áp dụng:

- Dự án/cơ sở thuộc đối tượng cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Dự án/cơ sở thuộc đối tượng cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Mức thu

I

Thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh

 

1

Cấp giấy phép môi trường

 

Nhóm 1

Dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

8.500.000

Dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

7.000.000

Nhóm 2

Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

11.000.000

Nhóm 3

Cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

11.000.000

Nhóm 4

Dự án đầu tư hoặc cơ sở quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ

5.000.000

2

Phí cấp lại giấy phép môi trường (theo quy định 10 năm chủ dự án phải xin cấp lại)

100% mức phí cấp lần đầu tương ứng

3

Phí cấp giấy phép môi trường điều chỉnh (khi có sự thay đổi nội dung so với cấp phép lần đầu theo quy định)

50% mức phí cấp lần đầu tương ứng

II

Thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

1

Cấp giấy phép môi trường

 

Nhóm 1

Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

6.000.000

Nhóm 2

Cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

6.000.000

Nhóm 3

Dự án đầu tư hoặc cơ sở quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

4.000.000

2

Phí cấp lại giấy phép môi trường

100% mức phí cấp lần đầu tương ứng

3

Phí cấp giấy phép môi trường điều chỉnh

50% mức phí cấp lần đầu tương ứng

Mức thu phí trên không bao gồm chi phí lấy mẫu, phân tích chất thải theo quy định (chi phí phân tích lấy mẫu, phân tích chất thải do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường chi trả theo quy định của pháp luật)

d) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí cấp giấy phép môi trường thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

13. Phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.

b) Các trường hợp được miễn nộp phí:

- Người khuyết tật và người già (không nơi nương tựa).

- Hộ nghèo; hộ cận nghèo.

- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của liệt sỹ; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học; thương binh; bệnh binh; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Ngành Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán và các cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ giải quyết hành chính có liên quan đến đất đai.

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp tài liệu đất đai về tài sản kê biên.

- Điều tra viên, kiểm sát viên và Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ phục vụ hoạt động tố tụng và điều tra.

c) Mức thu:

- Khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với tài liệu chuyên ngành (thực hiện bộ thủ tục qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa):

STT

Nội dung

Mức thu (đồng)

1

Phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai (hồ sơ giao đất, thuê đất, thu hồi đất...).

Hồ sơ

300.000

2

Các loại bản đồ chuyên đề khác (trừ bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình).

Cấp xã

500.000

Cấp huyện

1.000.000

Cấp tỉnh

2.000.000

- Khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với tài liệu hồ sơ địa chính (Áp dụng thu 90% trong năm 2022-2023, từ năm 2024 trở đi áp dụng thu 100%):

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

Trực tiếp

Bưu điện hoặc cổng thông tin khác

I. Phục vụ khai thác thông tin đất đai bằng hình thức trực tiếp dạng giấy

1

Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính.

Đồng/trang

20.000

21.000

2

Cung cấp Bản đồ địa chính.

Đồng/mảnh

95.000

100.000

II. Phục vụ khai thác thông tin đất đai bằng hình thức trực tiếp dạng số

1

Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính

Đồng/trang

16.000

17.000

2

Cung cấp Bản đồ địa chính.

Đồng/mảnh

78.000

82.000

III. Phục vụ khai thác thông tin đất đai bằng hình thức trực tiếp dạng giấy và số

1

Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính.

Đồng/trang

28.000

30.000

2

Cung cấp Bản đồ địa chính.

Đồng/mảnh

137.000

144.000

d) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

14. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

b) Không áp dụng thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:

- Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên trong hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

- Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký trong trường hợp đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên.

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên.

- Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.

c) Mức thu: Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án):

Đơn vị tính: Đồng/hồ sơ

TT

Nội dung

Mức thu

Cá nhân

Tổ chức

1

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm

30.000

50.000

d) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

15. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

b) Không áp dụng thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:

- Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của Đăng ký viên.

- Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xóa thông báo việc kê biên.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/hồ sơ

STT

Các trường hợp nộp phí

Mức thu

Cá nhân

Tổ chức

1

Đăng ký giao dịch bảo đảm

80.000

100.000

2

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.

 

80.000

3

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký.

60.000

80.000

4

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.

20.000

50.000

d) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

16. Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

a) Đối tượng áp dụng: Dự án phải thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/báo cáo

STT

Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Mức thu

1

Đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ.

14.000.000

2

Đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ trở lên.

16.000.000

Trường hợp thẩm định lại: Mức thu bằng 50% mức thu đã quy định trên.

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

17. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

a) Đối tượng nộp phí: Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao, tổ chức, cá nhân liên quan đến kinh doanh hoạt động thể thao, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/giấy chứng nhận

STT

Các loại hình hoạt động

Mức thu

1

Các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Võ cổ truyền và Vovinam, Karatedo, Quyền anh, Judo, Taekwondo, Bắn súng thể thao.

1.000.000

2

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Lân Sư Rồng, Cầu lông, Bóng bàn.

1.500.000

3

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Patin, Vũ đạo giải trí, Khiêu vũ thể thao, Billiards và Snooker, Bóng đá, Quần vợt, Bơi, Lặn, Thể dục thẩm mỹ, Thể dục thể hình.

2.500.000

4

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Mô tô nước trên biển, Dù lượn và diều bay có động cơ.

3.000.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

Chương II.

QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU LỆ PHÍ

1. Lệ phí đăng ký cư trú

a) Đối tượng nộp lệ phí: Người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b) Các trường hợp được miễn nộp lệ phí: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người thuộc hộ nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

c) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người.

Đồng/lần đăng ký

10.000

2

Đăng ký tạm trú theo danh sách.

Đồng/người/lần đăng ký

10.000

3

Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà; xóa tên trong Cơ sở dữ liệu về cư trú); Xác nhận thông tin về cư trú.

Đồng/lần điều chỉnh, xác nhận

6.000

4

Tách hộ.

Đồng/lần đăng ký

10.000

5

Gia hạn tạm trú cả hộ hoặc một người.

Đồng/lần gia hạn

6.000

6

Gia hạn tạm trú theo danh sách.

Đồng/người/lần gia hạn

6.000

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí đăng ký cư trú thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

2. Lệ phí hộ tịch

a) Đối tượng nộp lệ phí: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

b) Các trường hợp được miễn nộp lệ phí: Người có công với cách mạng; trẻ em; người thuộc hộ nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Mức thu:

STT

Loại việc

Mức thu (đồng/việc)

I

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (bao gồm cả chi phí cho giấy tờ, biểu mẫu hộ tịch)

 

1

Khai sinh (bao gồm: Đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân).

8.000

2

Khai tử (bao gồm: Đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử).

8.000

3

Đăng ký lại kết hôn.

30.000

4

Nhận cha, mẹ, con.

15.000

5

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước.

15.000

6

Bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

15.000

7

Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

15.000

8

Xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác.

8.000

9

Đăng ký hộ tịch khác.

8.000

II

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (bao gồm cả chi phí cho giấy tờ, biểu mẫu hộ tịch)

 

1

Khai sinh (bao gồm: Đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân).

75.000

2

Khai tử (bao gồm: Đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử).

75.000

3

Kết hôn (bao gồm: Đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn).

1.500.000

4

Giám hộ, chấm dứt giám hộ.

75.000

5

Nhận cha, mẹ, con.

1.500.000

6

Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

28.000

7

Xác định lại dân tộc.

28.000

8

Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài.

75.000

9

Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

75.000

10

Đăng ký hộ tịch khác.

75.000

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí hộ tịch thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

3. Lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sử dụng người lao động làm việc là người nước ngoài có đủ tiêu chuẩn được cấp giấy phép lao động theo quy định.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/giấy phép

STT

Nội dung

Mức thu

1

Cấp mới, gia hạn giấy phép lao động

500.000

2

Cấp lại giấy phép lao động

400.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

b) Các trường hợp được miễn nộp lệ phí

- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

c) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Mức thu

 

 

Cá nhân, hộ gia đình

Các tổ chức

Phường trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn

Các địa bàn còn lại

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

-

Cấp mới giấy chứng nhận bao gồm cả đất và tài sản trên đất.

100.000

50.000

600.000

-

Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản trên đất.

 

 

400.000

-

Cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

50.000

25.000

50.000

-

Chứng nhận tài sản trên đất lần đầu.

 

 

450.000

2

Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất)

-

Cấp mới.

40.000

15.000

200.000

-

Cấp lại (Kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

30.000

10.000

100.000

3

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai.

28.000

14.000

30.000

4

Trích lục bản đồ, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính.

15.000

7.000

30.000

đ) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

5. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

a) Đối tượng nộp lệ phí:

- Hộ gia đình, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức là chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/giấy phép

STT

Nội dung

Mức thu

1

Xây dựng nhà ở riêng lẻ.

75.000

2

Xây dựng các công trình khác.

150.000

3

Di dời công trình.

100.000

4

Điều chỉnh giấy phép xây dựng.

150.000

5

Cấp lại hoặc Gia hạn giấy phép xây dựng.

10.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

6. Lệ phí đăng ký kinh doanh

a) Đối tượng nộp lệ phí: Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.

b) Các trường hợp được miễn nộp lệ phí: Miễn lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đối với hình thức đăng ký trực tuyến qua mạng điện tử.

c) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã).

Đồng/lần

50.000

2

Lệ phí đăng ký hợp tác xã (bao gồm: cấp mới, cấp lại, cấp thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã).

Đồng/lần

50.000

3

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (bao gồm: cấp mới, cấp lại, cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh).

Đồng/lần

50.000

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

Chương III.

THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ

1. Nội dung thu, nộp, quản lý của tổ chức thu

a) Đối với phí:

- Các loại phí để lại cho đơn vị thu 80% để chi phục vụ công tác tổ chức thu và tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị, nộp ngân sách nhà nước 20% bao gồm: Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; Phí thăm quan danh lam thắng cảnh; Phí thăm quan di tích lịch sử; Phí thăm quan bảo tàng; Phí thư viện; Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai (phần khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với tài liệu chuyên ngành); Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Phí đăng ký giao dịch bảo đảm; Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đối với Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai (phần khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với tài liệu hồ sơ địa chính): Để lại cho đơn vị thu 100% để chi phục vụ công tác tổ chức thu và tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị.

- Mức trích Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, trúng đấu giá quyền sử dụng đất: Văn phòng Đăng ký đất đai được để lại sử dụng 30% phí cho một hồ sơ; Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được để lại 70% phí cho một hồ sơ.

Đối với trường hợp còn lại: Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc được để lại 100% cho đơn vị.

- Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được giảm 30% mức thu phí quy định từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

b) Đối với lệ phí:

- Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được giảm 30% mức thu lệ phí quy định từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

2. Nội dung chi, sử dụng khoản thu được trích lại của tổ chức thu

a) Đối với phí:

Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí được chi dùng cho các nội dung sau đây:

- Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung trên, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

Hằng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

b) Đối với lệ phí:

Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 289/2022/NQ-HĐND về quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 289/2022/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Đỗ Trọng Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản