HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/2010/NQ-HĐND | Việt Trì, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4078/TTr-UBND ngày 22 ngày 11 tháng 2010 của UBND tỉnh, báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành, thông qua báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau:
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; chủ động và tích cực phát huy nội lực kết hợp khai thác tốt các nguồn lực từ bên ngoài, tập trung vào 3 khâu đột phá: Đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch; tạo nền tảng đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp. Phát triển mạnh các lĩnh vực văn hóa - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 12 - 13%/năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 1.500 - 1.600 USD.
- Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm: Công nghiệp - xây dựng tăng 15 - 17%/năm; dịch vụ tăng 15 - 16%/năm; nông, lâm nghiệp tăng 4 - 4,5%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 13%/năm (năm 2015: 600 - 650 triệu USD).
- Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 67 - 68 nghìn tỷ đồng.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 16 - 18%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 41- 42%; dịch vụ 39 - 40%; nông, lâm nghiệp 18 - 19%.
2. Về văn hóa - xã hội và môi trường
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% (theo chuẩn nghèo mới).
- Hoàn thành phố cập bậc trung học vào năm 2015.
- Đến năm 2015 có 95 xã và 3 huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Tạo việc làm cho 22 - 23 nghìn lao động/năm. Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 55%; cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp 58 - 59%; công nghiệp - xây dựng 22 - 23%; dịch vụ 19- 20%.
- Số thuê bao Internet đạt 15 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 25%.
- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 50%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 93%.
- Đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc có trang bị thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm.
- Phấn đấu 100% đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải y tế nguy hại.
- Độ che phủ rừng đạt trên 52%.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh
Phát triển hạ tầng khu công nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất; phát triển công nghiệp lắp ráp, cơ khí, điện tử, chế biến sâu khoáng sản; phát triển các loại hình dịch vụ du lịch...;
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua việc tạo quỹ đất sạch, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ. Phát triển dịch vụ công, các dịch vụ có lợi thế như: Chăm sóc sức khỏe, đào tạo, dạy nghề, bến cảng, kho bãi...
Phát triển ngành nghề, dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi; hỗ trợ người nghèo trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
2. Phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa đô thị với nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng; ưu tiên vùng kinh tế trọng điểm Việt Trì - Thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh - Tam Nông, đi đôi với tạo điều kiện cho các vùng còn nhiều khó khăn phát triển.
Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất. Hình thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn: chè, cao su, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; xây dựng một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển thủy sản theo hướng thâm canh. Đẩy mạnh phát triển các loại rừng kết hợp với sản xuất, kinh doanh và du lịch sinh thái.
Phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng tăng nhanh quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Tổ chức lại không gian hợp lý để phát huy lợi thế các vùng trong tỉnh. Ưu tiên các sản phẩm mới, sản phẩm có ý nghĩa chiến lược tạo sự phát triển đột phá trong công nghiệp (cơ khí, vật liệu xây dựng chất lượng cao, điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, dược phẩm, gỗ gia dụng...); xúc tiến triển khai các dự án trọng điểm quy mô lớn; chú trọng công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn (máy nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học...). Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp trọng điểm.
Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng chè chế biến 75 - 80 nghìn tấn (xuất khẩu 70 - 80%), giấy bìa 320 nghìn tấn, xi măng 3 - 3,5 triệu tấn, bia 95 triệu lít, phân bón hóa học 1,5 - 1,7 triệu tấn, thép thành phẩm 800 nghìn tấn, ethanol 100 triệu lít/năm.
Tạo bước phát triển vượt bậc du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế trung tâm vùng, lợi thế vùng Đất Tổ. Phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn, du lịch sinh thái với hạt nhân là Đền Hùng, thành phố lễ hội Việt Trì, hệ thống các di tích gắn với giá trị văn hóa thời kỳ Hùng Vương. Mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, có lợi thế (vận tải, cảng và kho bãi...), đi đôi với ưu tiên các dịch vụ của trung tâm vùng (tín dụng ngân hàng, viễn thông, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, khoa học công nghệ).
Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách đi đôi với tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng then chốt cấp tỉnh; tăng cường quản lý, tạo nguồn thu từ tài nguyên, khoáng sản. Chú trọng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các hoạt động sự nghiệp công.
Tăng cường củng cố quan hệ sản xuất; đẩy mạnh phát triển các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học công nghệ trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao giữa các cơ sở nghiên cứu, với doanh nghiệp; đăng ký, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường.
3. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt.
Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông kết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, vào cấp tải trọng theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải; thành phố Việt Trì đạt tiêu chí đô thị loại I và là thành phố lễ hội; nâng cấp thị xã Phú Thọ lên đô thị loại II, một số thị trấn, thị tứ vào cấp đô thị.
Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm; hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi theo quy hoạch. Xây dựng hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm.
4. Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Tiếp tục củng cố, phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học. Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, giáo dục cộng đồng, hoàn thành phố cập giáo dục mầm non 5 tuổi; tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập hoạt động hiệu quả.
Tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt công tác dân số, gia đình và chăm sóc trẻ em; ngăn chặn lựa chọn giới tính thai nhi, hạn chế và giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Hoàn thành đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo phân hạng và phân tuyến kỹ thuật. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế; phấn đấu đạt tỷ lệ 9,5 bác sỹ và 39,5 giường bệnh/vạn dân. Chú trọng công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, các di chỉ khảo cổ học. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản tín ngưỡng - Lễ hội Hùng Vương là di sản văn hóa thế giới. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể thao từ tỉnh đến cơ sở.
Tạo bước phát triển đột phá về đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội. Phát triển mạng lưới đào tạo, dạy nghề theo hướng đa dạng loại hình, ngành nghề đào tạo; hình thành một số trường cao đẳng, trung cấp nghề có năng lực và một số nghề mũi nhọn.
Xây dựng và triển khai tích cực chương trình đào tạo nghề cho nông dân, phân luồng giáo dục nhất là học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Chăm lo các gia đình chính sách và người có công; thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, nâng dần mức sống, tránh tình trạng tái nghèo.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Đổi mới, nâng cao quản lý, điều hành của chính quyền các cấp theo pháp luật; Tăng cường đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng đơn giản hóa và tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế "một cửa liên thông". Đề cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức tốt việc thi hành án dân sự và cải cách tư pháp. Nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
6. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết tốt vấn đề xã hội trên địa bàn
Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại; chủ động ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng an ninh, nâng cao nhận thức về công tác quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chỉ đạo chặt chẽ công tác tôn giáo và dân tộc trong tình hình mới.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết này;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ hai mươi thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 79/2015/NQ-HĐND bổ sung danh mục công trình, dự án sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; danh mục công trình, dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện năm 2015 và danh mục công trình phải cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3Nghị quyết 07/2015/NQ-HĐND về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2015
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 79/2015/NQ-HĐND bổ sung danh mục công trình, dự án sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; danh mục công trình, dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện năm 2015 và danh mục công trình phải cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4Nghị quyết 07/2015/NQ-HĐND về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
Nghị quyết 232/2010/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 232/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Ngô Đức Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2010
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực