Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc phân bổ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các Bộ ngành Trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2022;

Xét Tờ trình số 112/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công năm 2022 các Chương trình mục tiêu quốc gia; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2022 các Chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:

I. Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 400.067 triệu đồng, gồm:

1. Vốn ngân sách Trung ương: 266.527 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 80.728 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 69.280 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 116.519 triệu đồng.

2. Vốn đối ứng ngân sách địa phương: 133.540 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 12.140 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 103.920 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 17.480 triệu đồng.

II. Phân bổ Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 các Chương trình mục tiêu quốc gia:

1. Vốn ngân sách Trung ương: 266.527 triệu đồng, phân bổ chi tiết như sau:

1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 80.728 triệu đồng, trong đó:

- Dự án 1. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển: 59.917 triệu đồng, giao Ủy ban nhân dân 2 huyện: Bác Ái và Thuận Nam.

- Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 20.811 triệu đồng; trong đó, giao Sở, ngành: 20.051 triệu đồng; giao UBND 7 huyện, thành phố: 760 triệu đồng.

1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 69.280 triệu đồng, giao 7 huyện, thành phố.

1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 116.519 triệu đồng, trong đó:

- Dự án 1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: 17.472 triệu đồng, giao Ủy ban nhân dân 6 huyện.

- Dự án 2. Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết: 3.539 triệu đồng, giao Ủy ban nhân dân 5 huyện: Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Sơn, Ninh Hải.

- Dự án 3. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: 6.181 triệu đồng, giao Ủy ban nhân dân 2 huyện: Bác Ái và Ninh Hải.

- Dự án 4. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc: 51.470 triệu đồng; trong đó: giao cho Sở ngành: 7.480 triệu đồng; giao Ủy ban nhân dân 6 huyện: 43.990 triệu đồng.

- Dự án 5. Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 13.204 triệu đồng, giao Ủy ban nhân dân 3 huyện Bác Ái, Thuận Nam, Ninh Sơn.

- Dự án 6. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: 5.625 triệu đồng; trong đó: giao cho Sở, ngành: 280 triệu đồng; giao Ủy ban nhân dân 6 huyện: 5.345 triệu đồng.

- Dự án 10. Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình: 19.028 triệu đồng; trong đó: giao cho Sở, ngành: 18.076 triệu đồng; giao Ủy ban nhân dân 6 huyện: 952 triệu đồng.

2. Vốn đối ứng ngân sách địa phương

Tổng nhu cầu vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là: 133.540 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh đối ứng các dự án giao cho các Sở, ngành: 6.900 triệu đồng; đối ứng từ nguồn vốn ngân sách huyện, các nguồn vốn hợp pháp khác: 126.640 triệu đồng. Phân bổ như sau:

Đối ứng các dự án giao cho các Sở, ngành: 3.900 triệu đồng. Đối với số vốn đối ứng 3.000 triệu đồng của 02 Trường Trung cấp y tế và Trường Cao đẳng Nghề đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 103/NQ-HĐND.

Hỗ trợ các huyện, thành phố để đối ứng các Chương trình: 23.100 triệu đồng.

Số vốn đối ứng còn lại: 103.540 triệu đồng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí vốn đối ứng từ các nguồn vốn tỉnh phân cấp, các nguồn vốn ngân sách huyện, xã, huy động từ các tổ chức cá nhân, và số vốn đã bố trí cho các công trình thuộc nội dung đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ các nguồn vốn khác để đối ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới.

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đối với kế hoạch vốn chưa giao danh mục chi tiết từng công trình, dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thống nhất trước khi triển khai thực hiện và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hậu

 

Biểu số 1

BIỂU CHI TIẾT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Nguồn ngân sách Trung ương

(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Chương trình

Kế hoạch năm 2022

Ghi chú

 

Tổng số

266.527

 

I

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

80.728

 

1

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

59.917

 

1.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

59.917

 

 

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện nghèo (Huyện Bác Ái)

53.917

 

 

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (xã Phước Dinh - Huyện Thuận Nam)

6.000

 

2

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

20.811

 

2.1

Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

19.966

 

 

Trường Trung cấp Y tế

4.600

 

 

Trường Cao đẳng Nghề

15.366

 

2.2

Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

845

 

 

Sở Lao động-Thương binh và xã hội

85

 

 

UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

120

 

 

UBND huyện Bác Ái

90

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

120

 

 

UBND huyện Ninh Phước

130

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

90

 

 

UBND huyện Thuận Nam

100

 

 

UBND huyện Ninh Hải

110

 

II

Chương trình xây dựng nông thôn mới

69.280

 

 

UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

660

 

 

UBND huyện Thuận Nam

12.360

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

10.020

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

11.720

 

 

UBND huyện Ninh Hải

5.100

 

 

UBND huyện Ninh Phước

5.100

 

 

UBND huyện Bác Ái

24.320

 

III

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

116.519

 

1

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

17.472

 

 

UBND huyện Bác Ái

7.560

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

4.010

 

 

UBND huyện Thuận Nam

1.390

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

3.310

 

 

UBND huyện Ninh Hải

180

 

 

UBND huyện Ninh Phước

1.022

 

2

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết

3.539

 

 

UBND huyện Bác Ái

680

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

1.729

 

 

UBND huyện Thuận Nam

440

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

500

 

 

UBND huyện Ninh Hải

190

 

3

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

6.181

 

3.1

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

6.181

 

 

UBND huyện Bác Ái

3.181

 

 

UBND huyện Ninh Hải

3.000

 

4

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

51.470

 

4.1

TDA 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

51.470

 

 

Sở Xây dựng

7.480

 

 

UBND huyện Bác Ái

21.380

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

14.150

 

 

UBND huyện Thuận Nam

630

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

6.080

 

 

UBND huyện Ninh Hải

1.570

 

 

UBND huyện Ninh Phước

180

 

5

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

13.204

 

5.1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

13.204

 

 

UBND huyện Bác Ái

11.380

 

 

UBND huyện Thuận Nam

1.740

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

84

 

6

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

5.625

 

 

Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch

280

 

 

UBND huyện Bác Ái

2.400

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

940

 

 

UBND huyện Thuận Nam

1.255

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

450

 

 

UBND huyện Ninh Hải

125

 

 

UBND huyện Ninh Phước

175

 

7

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

19.028

 

7.1

TDA 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

17.758

 

 

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

17.758

 

7.2

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.270

 

 

Ban Dân tộc

281

 

 

Liên Minh Hợp tác xã

37

 

 

UBND huyện Bác Ái

550

 

 

UBND huyện Thuận Bắc

190

 

 

UBND huyện Thuận Nam

60

 

 

UBND huyện Ninh Sơn

130

 

 

UBND huyện Ninh Hải

10

 

 

UBND huyện Ninh Phước

12

 

 

Biểu số 2

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Nguồn ngân sách Trung ương và Đối ứng ngân sách địa phương

(Kèm theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Sở ngành, địa phương

Kế hoạch năm 2022

Trong đó

Vốn ngân sách Trung ương

Vốn đối ứng ngân sách địa phương

Tổng vốn

Chương trình giảm nghèo bền vững

Chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS- MN

Tổng vốn

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

 

Tổng số

400.067

266.527

80.728

69.280

116.519

133.540

27.000

103.540

I

Phân bổ vốn cho các Sở, ngành

52.787

45.887

20.051

0

25.836

6.900

3.900

0

1

Sở Xây dựng

8.600

7.480

 

 

7.480

1.120

1.120

 

2

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

105

85

85

 

 

20

20

 

3

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

320

280

 

 

280

40

40

 

4

Ban Dân tộc

331

281

 

 

281

50

50

 

5

Liên Minh Hợp tác xã (*)

47

37

 

 

37

10

10

 

6

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

20.418

17.758

 

 

17.758

2.660

2.660

 

7

Trường Cao đẳng Nghề (**)

17.676

15.366

15.366

 

 

2.310

 

 

8

Trường Trung cấp Y tế (**)

5.290

4.600

4.600

 

 

690

 

 

II

Phân bổ vốn cho các huyện, thành phố (***)

347.280

220.640

60.677

69.280

90.683

126.640

23.100

103.540

9

UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

1.790

780

120

660

0

1.010

200

810

10

UBND huyện Thuận Nam

44.265

23.975

6.100

12.360

5.515

20.290

3.700

16.590

11

UBND huyện Thuận Bắc

49.329

31.129

90

10.020

21.019

18.200

3.320

14.880

12

UBND huyện Ninh Sơn

41.574

22.394

120

11.720

10.554

19.180

3.500

15.680

13

UBND huyện Ninh Hải

18.715

10.285

110

5.100

5.075

8.430

1.540

6.890

14

UBND huyện Ninh Phước

14.499

6.619

130

5.100

1.389

7.880

1.440

6.440

15

UBND huyện Bác Ái

177.108

125.458

54.007

24.320

47.131

51.650

9.400

42.250

Ghi chú

(*): Bố trí hết số vốn theo kế hoạch trung hạn 2021 - 2025

(**): Đối với số vốn đối ứng 3.000 triệu đồng của 02 Trường Trung cấp y tế (690 triệu đồng) và Trường Cao đẳng Nghề (2.310 triệu đồng) đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 103/NQ-HĐND, nên không tiếp tục bố trí đối ứng.

(***): Số vốn đối ứng còn lại: 103.540 triệu đồng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí vốn đối ứng từ các nguồn vốn tỉnh phân cấp, các nguồn vốn ngân sách huyện, xã, huy động từ các tổ chức cá nhân và số vốn đã bố trí cho các công trình thuộc nội dung đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ các nguồn vốn khác để đối ứng Chương trình nông thôn mới.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 23/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư công năm 2022 các Chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 23/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 30/06/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Phạm Văn Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản