Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 221/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHOÁ XII - KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16/11/2013;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 7120/TTr-UBND ngày 19/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 111/BC-HĐND ngày 04/12/2015 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 -2020 với các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu
- Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 (đến năm 2020 lực lượng lao động trong ngành dịch vụ 43%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp 22%; ngành công nghiệp - xây dựng 35%).
- Mỗi năm giải quyết việc làm cho 27.500 lao động (trong đó tạo việc làm tăng thêm cho từ 15.000 - 20.000 lao động), cụ thể:
+ Duy trì và tạo việc làm thông qua dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cho 2.000 lao động trở lên (trong đó tạo việc làm tăng thêm cho 1.000 lao động);
+ Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: 200 lao động trở lên;
+ Giải quyết việc làm thông qua các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công cho 1.500 lao động trở lên.
+ Giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh: 23.800 lao động (trong đó tạo việc làm tăng thêm cho từ 13.000 - 17.000 lao động, chia theo ngành: Dịch vụ - thương mại từ 8.600 - 11.200 lao động; ngành công nghiệp - xây dựng từ 4.400 - 5.800 lao động; ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Thay thế và nâng cao chất lượng việc làm).
- Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm lên trên 40%.
3. Hoạt động của Chương trình
Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh và các nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng các giải pháp giải quyết việc làm cụ thể đối với từng lĩnh vực. Ngoài ra, Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 tập trung vào thực hiện các hoạt động chính như sau:
Hoạt động 1: Truyền thông, nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
- Mục tiêu: Truyền thông, nâng cao năng lực cho 500 lượt cán bộ làm công tác lao động, việc làm các cấp; kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả của Chương trình ở các cấp.
- Nhiệm vụ:
+ Truyền thông thông tin thị trường lao động, chính sách hỗ trợ, các mô hình, điển hình trong công tác giải quyết việc làm, kết quả thực hiện Chương trình;
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động, việc làm cấp huyện, xã;
+ Giám sát, đánh giá các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình.
Hoạt động 2: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
- Mục tiêu: Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu toàn tỉnh về thị trường lao động; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị trung tâm dịch vụ việc làm; tăng cường kết nối cung - cầu lao động.
- Nhiệm vụ:
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh; Chi nhánh trung tâm Dịch vụ việc làm tại Cẩm Phả;
+ Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; phân tích và dự báo thị trường lao động;
+ Nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; tổ chức sàn giao dịch việc làm;
+ Đào tạo cán bộ cấp tỉnh, cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm về nghiệp vụ phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm.
Hoạt động 3: Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện
- Mục tiêu: Mỗi năm hỗ trợ cho từ 225 thanh niên trở lên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện học nghề, tìm kiếm việc làm.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ cho đối tượng thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện có nhu cầu đào tạo nghề;
+ Cung cấp cho đối tượng đầy đủ thông tin thị trường lao động để tạo cơ hội nhanh chóng tiếp cận, tìm việc làm phù hợp sau khi hoàn thành nghĩa vụ.
Hoạt động 4: Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm
- Nhiệm vụ:
* Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP với các đối tượng:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động;
+ Thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật;
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc hộ cận nghèo, là thân nhân của người có công với cách mạng.
* Cho vay ưu đãi đối với các dự án cơ sở sản xuất, kinh doanh vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm (nguồn từ ngân sách địa phương) với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay thương mại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
Hoạt động 5: Hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Mục tiêu: Mỗi năm đưa từ 200 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP đối với các đối tượng người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng;
+ Tổ chức tốt các hoạt động để đưa các đối tượng lao động khác (ngoài các đối tượng được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP) đi làm việc ở nước ngoài.
Hoạt động 6: Chính sách việc làm công
- Mục tiêu: Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động trở lên thông qua các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công.
- Nhiệm vụ:
+ Triển khai các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã (khi triển khai thực hiện phải sử dụng lao động đã đăng ký tham gia chính sách việc làm công);
+ Bố trí việc làm cho người lao động tại các xã có dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công;
+ Giám sát đảm bảo việc làm và các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
4. Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 125.050 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 81.000 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh: 44.050 triệu đồng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XII, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 12/12/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Bộ Luật lao động 2012
- 5Luật việc làm 2013
- 6Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm
- 7Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 8Quyết định 2476/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình việc làm tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 9Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về Chương trình việc làm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020
- 10Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND về Chương trình việc làm tỉnh Cà Mau năm 2018
Nghị quyết 221/NQ-HĐND năm 2015 về Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 221/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Đọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra