Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/NQ-HĐND | Lai Châu, ngày 20 tháng 7 năm 2022 |
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015;
Xét Tờ trình số 2162/TTr-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thông qua Nghị quyết Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra số 279/BC-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển nhà ở
Phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải tuân thủ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, các quy định của pháp luật về nhà ở và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Phát triển nhà ở phải dựa trên những định hướng phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
Phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu về nhà ở nhưng phải hài hòa với khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển nhà ở.
Từng bước nâng cao chất lượng và diện tích nhà ở, góp phần phát triển đô thị, nông thôn theo hướng bền vững, hiện đại phù hợp với bản sắc địa phương.
Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong phát triển nhà ở, gắn với vai trò quản lý về trật tự xây dựng và mỹ quan đô thị.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ về nhà ở của Chính phủ.
2. Mục tiêu phát triển nhà ở
a) Giai đoạn 2021-2025
Phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 1.850.800m2; diện tích nhà ở bình quân đạt 19,5m2 sàn/người (trong đó tại đô thị 30,0m2 sàn/người, nông thôn 16,0m2 sàn/người).
Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 8,0m2 sàn/người.
Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 85,5%; giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và hạn chế phát sinh mới nhà ở đơn sơ.
b) Giai đoạn 2026-2030
Phấn đấu đến năm 2030 diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 2.638.500m2; diện tích nhà ở bình quân đạt 22,5m2 sàn/người (trong đó tại đô thị 33,0m2 sàn/người, nông thôn 18,0m2 sàn/người).
Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10,0m2 sàn/người.
Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 90%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và hạn chế phát sinh mới nhà ở đơn sơ.
c) Tầm nhìn đến năm 2045
Tiếp tục phát triển mới về nhà ở trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, tính tiện nghi, thu hẹp khoảng cách về chất lượng nhà ở đô thị và nông thôn.
Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở có diện tích, mức độ tiện nghi khác nhau đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
3. Nhu cầu về đất để phát triển nhà ở
Giai đoạn 2021-2025: 520,08 ha.
Giai đoạn 2026-2030: 784,35 ha.
4. Nhu cầu về vốn để phát triển nhà ở
Giai đoạn 2021-2025: 12.956,26 tỷ đồng.
Giai đoạn 2026-2030: 18.666,74 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn ngân sách, vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.
5. Một số giải pháp chính thực hiện
a) Về cơ chế chính sách
Rà soát, ban hành các chính sách theo quy định nhằm thúc đẩy thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, trong đó tập trung nghiên cứu, ban hành các quy định liên quan đến phát triển hạ tầng đô thị, phát triển các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.
b) Giải pháp về đất đai
Bố trí quỹ đất ở đô thị và quỹ đất ở nông thôn để phát triển nhà ở khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp.
c) Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc
Rà soát để bổ sung, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch đô thị; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng; đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác quỹ đất tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư các dự án phát triển nhà ở.
Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc; ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với tính chất, đặc điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán của từng địa phương.
Thực hiện đầy đủ quy định về công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Xác định và công bố các khu vực, quỹ đất được phép xây dựng nhà ở theo quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch.
Đối với khu vực nông thôn, từng bước thực hiện việc phát triển nhà ở hình thành các điểm dân cư nông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo đảm phù hợp mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm kết hợp với bố trí tái định cư theo quy hoạch.
d) Giải pháp về nguồn vốn
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng, nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân để đầu tư xây dựng nhà ở.
Tăng cường vận động các tổ chức từ thiện, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa nhằm thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở bên cạnh các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương.
e) Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức phát triển và quản lý nhà ở
Củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ, công chức quản lý về nhà ở; tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức đảm bảo đáp ứng đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong phát triển và quản lý nhà ở, tránh tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước.
f) Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, hộ sinh sống tại vùng có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai.
Đối với đối tượng người có công với cách mạng: Tiếp tục hỗ trợ về nhà ở theo cơ chế chính sách và các chương trình hỗ trợ về nhà ở của Nhà nước và các nguồn vốn hỗ trợ, huy động hợp pháp khác.
Đối với hộ nghèo có khó khăn về nhà ở: Tiếp tục hỗ trợ về nhà ở theo cơ chế chính sách và các chương trình hỗ trợ về nhà ở của Nhà nước và các nguồn vốn hỗ trợ, huy động hợp pháp khác; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua các hình thức như hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong xây dựng nhà ở.
g) Giải pháp phát triển thị trường bất động sản
Hằng năm lập kế hoạch phát triển nhà ở để làm căn cứ quản lý, điều hành việc phát triển nhà ở.
Hoàn thiện, cập nhật định kỳ và công bố công khai các thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản theo quy định.
Tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, nhằm thu hút đầu tư phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
h) Giải pháp về khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, phát triển nhà ở. Trước mắt, đầu tư hệ thống trang thiết bị để quản lý dữ liệu thông tin quy hoạch, công khai quy hoạch trên hệ thống thông tin của tỉnh.
Khuyến khích áp dụng các thành tựu về khoa học công nghệ trong xây dựng nhà ở, đảm bảo các công trình nhà ở kể cả nhà ở do Nhân dân tự xây dựng đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn trong sử dụng, có khả năng ứng phó với thiên tai, động đất và biến đổi khí hậu.
i) Giải pháp tuyên truyền, vận động
Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; vận động tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới về nhà ở và đóng góp nguồn lực để thực hiện Chương trình.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XV, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030
- 2Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030
- 3Nghị quyết 10/2022/NQ-HĐND về điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Long An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Long An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030
- 5Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2022 thông qua điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030
- 7Nghị quyết 152/NQ-HĐND năm 2022 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2030
- 8Nghị quyết 211/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 111/2014/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật Nhà ở 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 4Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 7Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 8Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030
- 9Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030
- 10Nghị quyết 10/2022/NQ-HĐND về điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Long An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Long An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030
- 12Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 13Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2022 thông qua điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030
- 14Nghị quyết 152/NQ-HĐND năm 2022 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2030
- 15Nghị quyết 211/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 111/2014/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Số hiệu: 21/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 20/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Giàng Páo Mỷ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra