- 1Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/NQ-HĐND | Bạc Liêu, ngày 06 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 214/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân và ý kiến Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
1. Mục tiêu chung
- Phát triển nhà ở đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, nhất là cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Từng bước nâng cao chất lượng nhà ở góp phần hoàn thành mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Tạo cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động triển khai phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng theo quy định.
- Mục tiêu đến năm 2015: Diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt khoảng 18,14m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt khoảng 17,80m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố tại đô thị đạt 50%, nông thôn đạt 25%; giảm tỷ lệ nhà tạm, đơn sơ xuống dưới 30%; nâng tỷ lệ hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh lên 50%.
- Mục tiêu đến năm 2020: Diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt khoảng 21,14m2 sàn/người và nông thôn đạt khoảng 20,80m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố đô thị đạt 60%, nông thôn đạt 35%; nâng tỷ lệ hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh lên 70%.
- Mục tiêu đến năm 2030: Diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt khoảng 27,14m2 sàn/người và nông thôn đạt khoảng 26,80m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố đô thị đạt trên 80%, nông thôn đạt 70%; tỷ lệ hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh lên 100%. Phấn đấu xóa bỏ nhà tạm, đơn sơ; phát triển nhà ở cao cấp.
- Đối với đô thị: Quy hoạch xây dựng đô thị phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở theo tỷ lệ hợp lý, đúng quy định của pháp luật về nhà ở; kịp thời cập nhật và đưa ra các mẫu kiến trúc nhà ở có đặc trưng riêng, phù hợp với phong tục, tập quán địa phương.
Đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch chung; ưu tiên bố trí vốn để đầu tư cho công tác này làm cơ sở cho việc triển khai các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn.
- Đối với nông thôn: Phát triển nhà ở nông thôn phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch cụm, tuyến dân cư nông thôn; kiến trúc nhà ở nông thôn phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, có bản sắc, coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm, tuyến dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định pháp luật.
Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bạc Liêu.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở đúng quy định pháp luật.
c) Về hình thức đầu tư: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư bằng nhiều hình thức thích hợp, nhiều thành phần kinh tế và nguồn lực của nhân dân cùng tham gia đầu tư và phát huy tối đa nội lực của nhân dân để đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở.
Tổng nhu cầu nguồn vốn khoảng: 9.032 tỷ đồng, cơ cấu các nguồn vốn như sau:
- Đối với nhà ở xã hội:
+ Vốn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương): 779 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10%.
+ Vốn doanh nghiệp: 4.286 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55%.
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác: 2.727 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35%.
- Đối với nhà ở thương mại:
+ Vốn doanh nghiệp: 806 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65%.
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác: 434 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35%.
- Đối với nhà ở cho người có công với cách mạng; ký túc xá sinh viên: Vốn ngân sách hỗ trợ một phần và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện nghị quyết quy định của pháp luật.
Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, kỳ họp thứ Tám thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sóc Trăng đến 2020 và tầm nhìn 2030
- 2Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 94/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án: Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Nghị quyết 36/2014/NQ-HĐND thông qua chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- 7Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2022
- 1Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2022
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bạc Liêu do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sóc Trăng đến 2020 và tầm nhìn 2030
- 8Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 94/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án: Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 11Nghị quyết 36/2014/NQ-HĐND thông qua chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 21/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Võ Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực