Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/NQ-HĐND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 7 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ “TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 123/2019/NQ-HĐND NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2019 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỪ LỚP 3 ĐẾN LỚP 12 TỪ NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐẾN NĂM HỌC 2024 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 34/BC-ĐGS ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ” và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với nội dung Báo cáo số 34/BC-ĐGS ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Kết quả đạt được
Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND đã được Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện và phổ biến đến các đối tượng thụ hưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban biên soạn khung chương trình theo hướng tập trung rèn luyện kỹ năng nghe, nói, bám sát theo từng chủ đề của sách giáo khoa hiện hành, đảm bảo tăng thời lượng, đối tượng thực hành, không tăng nội dung, phù hợp với từng khối, cấp học. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, nguồn kinh phí, chương trình giảng dạy đã được quan tâm, đầu tư phục vụ cho nhu cầu dạy học của các trường, số học sinh được học và số lớp thực hiện học tăng 02 tiết tiếng Anh/tuần đã tăng dần qua các năm học. Trong năm học 2022 - 2023 (tính đến tháng 01/2023), tỷ lệ số học sinh và số lớp được tăng 02 tiết tiếng Anh/tuần đã đạt 72,3% và 71,4% đối với cấp tiểu học; 92,4% và 92,7% đối với cấp trung học cơ sở; 91,4% và 85,5% đối với cấp trung học phổ thông.
2. Hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được nêu trên, qua giám sát cho thấy việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, cụ thể như sau:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND chưa kịp thời, đầy đủ; chưa có sự thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến các trường.
- Công tác biên soạn cụ thể hóa nội dung giảng dạy của nhiều trường còn lúng túng. Nội dung giảng dạy không được thẩm định, kiểm soát dẫn đến một số trường biên soạn nội dung chưa sát với yêu cầu là “dùng 02 tiết tăng cường để tăng khả năng nghe, nói cho học sinh theo khung chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo” mà dùng tài liệu quốc tế, tài liệu Trung tâm ngoại ngữ khác làm tài liệu giảng dạy để mở rộng, tăng thêm kiến thức cho học sinh.
- Tại một số địa phương, phòng học còn thiếu, không đủ chuẩn, sỹ số học sinh/01 lớp cao (như thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ), không thuận lợi cho việc học và thực hành kỹ năng nghe nói tiếng Anh; trang thiết bị chưa đáp ứng tốt yêu cầu của môn ngoại ngữ, nhất là các thiết bị hiện đại hỗ trợ học tiếng Anh như màn hình tương tác, tivi thông minh...; nhiều trường khó khăn về sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhất là các khu vực xa trung tâm và ở cấp tiểu học.
- Một số huyện, thị xã, thành phố và một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ học sinh được học tăng 02 tiết tiếng Anh/tuần đạt thấp[1] và có một số địa phương không thực hiện tăng tiết[2], dẫn đến các học sinh bị thiệt thòi khi không được thụ hưởng chính sách, nhất là đối với học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện học thêm tiếng Anh.
- Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức đánh giá chuẩn đầu ra cho học sinh theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam nên chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả, chất lượng giảng dạy kỹ năng nghe - nói của học sinh.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
- Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chưa tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND, chủ yếu nắm thông tin qua báo cáo của các trường hoặc lồng ghép kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ- HĐND với các nội dung thanh tra, kiểm tra khác. Do đó, các hạn chế, bất cập không được phát hiện kịp thời để chấn chỉnh và có giải pháp khắc phục.
- Một số địa phương, cơ sở giáo dục và giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, tầm quan trọng của Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND và thiếu chủ động trong triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các trường học phải nghỉ học và chuyển sang học trực tuyến (nhất là năm học 2021-2022) đã làm ảnh hưởng lớn việc triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND.
- Nguồn giáo viên tiếng Anh còn thiếu hoặc có nguồn nhưng không đủ chuẩn nên khó khăn trong việc tuyển dụng, hợp đồng và sắp xếp giáo viên giảng dạy tiếng Anh, nhất là ở các khu vực xa trung tâm.
Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện bằng các giải pháp cụ thể, khả thi đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị quyết ngay đầu năm học 2023-2024.
2. Quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thống nhất nhận thức về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND các huyện, thị xã, thành phố và toàn ngành giáo dục trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh về chuẩn đầu ra cho học sinh theo quy định của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Nghị quyết.
4. Rà soát, đầu tư, sửa chữa hệ thống trường lớp, trong đó quan tâm đến đầu tư phòng học bộ môn Ngoại ngữ và mua sắm các thiết bị dạy học Ngoại ngữ phù hợp, theo đúng quy chuẩn do Trung ương quy định; đảm bảo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngoại ngữ, thực hiện tốt nhất việc dạy kỹ năng nghe, nói của học sinh.
5. Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh để tổ chức tuyển dụng, bố trí, sắp xếp giáo viên phù hợp với quy định; tổ chức bồi dưỡng đối với giáo viên môn tiếng Anh chưa đạt chuẩn theo quy định; thực hiện hiệu quả việc hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên tham gia dạy tăng cường 02 tiết tiếng Anh/tuần.
6. Tổ chức đánh giá, cập nhật, thẩm định tài liệu giảng dạy theo khung chương trình đã được ban hành đối với môn tiếng Anh cho phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục những bất cập sau 03 năm triển khai thực hiện và đồng bộ với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
7. Rà soát các quy định hiện hành, xem xét điều chỉnh mức giá hợp đồng với giáo viên dạy tiếng Anh theo Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sự công bằng và hài hòa với quy định tại Nghị quyết số 14/2022/NQ- HĐND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định các khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi đối với dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có giải pháp khắc phục đối với các hạn chế, bất cập phát sinh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VII, Kỳ họp thứ Mười Bốn thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Huyện Đất Đỏ (cấp tiểu học là 18,47%, cấp trung học cơ sở là 45,44%), huyện Xuyên Mộc (cấp tiểu học là 25,45%, cấp trung học cơ sở là 37,55%), thành phố Bà Rịa (cấp tiểu học là 31,35 %), thị xã Phú Mỹ (cấp tiểu học là 41,65%), huyện Long Điền (cấp tiểu học là 43,02%); Trường trung học phổ thông Hắc Dịch (24,37%), Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến (33,37%), Trường trung học phổ thông Xuyên Mộc (34,95%), Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi (47,67%).
[2] Năm học 2019 - 2020: Thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ không thực hiện tăng tiết cấp tiểu học; thị xã Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc không thực hiện tăng tiết cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Năm học 2021 - 2022: Thành phố Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc không thực hiện tăng tiết cấp tiểu học; huyện Đất Đỏ không thực hiện tăng tiết cấp tiểu học và trung học cơ sở.
- 1Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 3Nghị quyết 172/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 4Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút giáo viên giảng dạy các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 1Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND về nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 6Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”
- 8Nghị quyết 172/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 9Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút giáo viên giảng dạy các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Nghị quyết 14/2022/NQ-HĐND quy định các khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi đối với dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2023 giám sát chuyên đề về “Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND về nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
- Số hiệu: 19/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Phạm Viết Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra