Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/2007/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH SƠN LA NĂM 2008

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Điều 11 - Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Điều 25 Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi năm 2002);

Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế xem xét, quyết định và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Căn cứ Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 3658/QĐ-BTC ngày 20/11/2007 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước năm 2008; Quyết định số 187/QĐ-BKH ngày 19/11/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc Ngân sách nhà nước năm 2008;

Xét Tờ trình số 141/TTr-UBND ngày 20/11/2007 của UBND tỉnh về đề nghị phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2008, Báo cáo thẩm tra số 311/BC-KTNS ngày 03/12/2007 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách tỉnh Sơn La năm 2008, như sau:

I. VỀ DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2008

1. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2008: 2.493.800 triệu đồng.

- Thu ngân sách trên địa bàn : 425.000 triệu đồng.

(Trong đó: điều tiết về ngân sách Trung ương 500 triệu đồng)

+ Thu cân đối ngân sách địa phương :  418.500 triệu đồng.

+ Thu quản lý qua Ngân sách nhà nước : 6.500 triệu đồng.

- Thu bổ sung từ Ngân sách Trung ương : 2.056.102 triệu đồng.

- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương : 3.698 triệu đồng.

- Thu chuyển nguồn ngân sách năm 2007 : 9.000 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng: 2.493.300 triệu đồng.

3. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2008: 2.493.300 triệu đồng.

a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản : 225.667 triệu đồng.

Trong đó: + Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo :  34.000 triệu đồng.

 + Lĩnh vực Khoa học và công nghệ : 5.000 triệu đồng.

 + Hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước : 1.980 triệu đồng.

 + Các lĩnh vực khác : 184.687 triệu đồng.

b) Chi đầu tư từ nguồn thu CQSD đất : 30.000 triệu đồng.

c) Chi thường xuyên : 1.635.802 triệu đồng.

Trong đó: - Chi sự nghiệp kinh tế : 130.670 triệu đồng.

 - Chi sự nghiệp giáo dục          : 813.000 triệu đồng.

 - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ :          10.224 triệu đồng.

 - Chi an ninh - quốc phòng : 39.804 triệu đồng.

d) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính : 1.200 triệu đồng.

e) Dự phòng ngân sách : 52.000 triệu đồng.

g) Chi quản lý qua Ngân sách nhà nước : 6.500 triệu đồng.

h) Chi chương trình mục tiêu : 541.631 triệu đồng.

(Có các biểu phụ lục chi tiết kèm theo)

II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2008

1. Thu ngân sách

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc điều hành nhiệm vụ thu ngân sách theo tiến độ dự toán, đảm bảo sát đúng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực rà soát và khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh vào Ngân sách nhà nước.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ thiết bị, tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh… từ đó tạo nguồn thu vững chắc cho NSNN; có chính sách động viên vào NSNN hợp lý, vừa bảo đảm chi NSNN, vừa bảo đảm cho doanh nghiệp tích luỹ và đầu tư chiều sâu.

- Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu từ đất, nguồn thu từ kinh doanh công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh; tăng cường phân cấp quản lý thu, uỷ nhiệm thu cho xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm và tạo tính chủ động, tích cực của cấp chính quyền cơ sở trong quản lý các khoản thu phát sinh trên địa bàn.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch dân cư; thực hiện tốt đấu giá đất, đấu giá thuê đất nhằm tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách từ cấp quyền sử dụng đất, thuê đất.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản nhằm bảo vệ nguồn lực cho phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường.

2. Chi ngân sách

- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật trong tất cả các khâu: Lập thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách, kiểm toán ngân sách; đảm bảo nguyên tắc: Dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính - ngân sách. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán thực hiện quyền quyết định chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chi ngân sách của mình theo Điều 5 của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Thực hiện công khai tình hình quản lý, sử dụng ngân sách của các cấp, các ngành và các đơn vị dự toán. Tập trung vào các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ: mua sắm, sửa chữa tài sản; sử dụng xe ô tô; sử dụng trụ sở, chi tiếp khách, hội nghị, sử dụng xăng dầu, điện chiếu sáng...

- Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đối với 100% cơ quan Đảng, đoàn thể, quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp; đảm bảo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức đánh giá, xác định đúng trách nhiệm của các cấp, các ngành, Ban quản lý dự án trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Điều chỉnh lại chủ đầu tư; sắp xếp lại các Ban quản lý dự án theo hướng thành lập các Trung tâm tư vấn quản lý dự án theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán. Tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác giám sát đầu tư cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ngân sách, chủ tài khoản các đơn vị dự toán trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các dự án sau đầu tư.

- Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở những vùng, địa bàn có điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.

 - Thực hiện tốt Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về quy định bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xẩy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, loại bỏ các thủ tục phiền hà gây cản trở cho doanh nghiệp và người dân nhằm phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế thế giới.

- Tập trung phân bổ vốn đầu tư­ để thanh toán nợ XDCB; kịp thời điều chuyển vốn từ các dự án không giải ngân được để chuyển nguồn đầu tư cho các dự án cấp bách khác nhưng chưa được bố trí vốn.

Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khoá XII thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao UBND tỉnh:

- Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các huyện, thị xã để tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Sơn La năm 2008;

- Tổ chức rà soát lại dự toán chi của 9 khoản chi nêu tại điểm b, khoản 2, mục II, Phần A Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính để đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung ngoài dự toán năm 2008 đối với những khoản chi còn thiếu cho ngân sách tỉnh. Khi được cấp bổ sung thì xây dựng phương án phân bổ trình Thường trực và Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến trước khi giao dự toán cho các huyện, thị và các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp tỉnh.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban, các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò trách nhiệm, tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La Khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;  
- VP QH, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội;
- Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp;
- Vụ pháp chế Bộ TC, Bộ KH và Đầu tư, Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội;  
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- LĐ, CV Văn phòng TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (1b), 230 b.  

CHỦ TỊCH





Thào Xuân Sùng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 167/2007/NQ-HĐND về dự toán ngân sách tỉnh Sơn La năm 2008

  • Số hiệu: 167/2007/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Thào Xuân Sùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 12/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản