Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/NQ-HĐND

Bắc Ninh, ngày 17 tháng 4 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT CHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Đê điều năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 3032/QĐ-BNN- TCTL ngày 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Căn cứ Văn bản số 6066/BNN-TCTL ngày 19/7/2016, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Căn cứ Văn bản số 10817/BNN-TCTL ngày 20/12/2016 về việc thỏa thuận Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xét Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 05/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI QUY HOẠCH

Các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được nghiên cứu trong quy hoạch bao gồm: sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu và sông Cà Lô.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH

1. Mục tiêu:

- Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn thiết kế cho các tuyến sông có đê.

- Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả bãi sông phù hợp với quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên quan phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo điều kiện ổn định đời sống dân cư hiện có ở vùng bãi sông trên nguyên tắc đảm bảo an toàn đê điều, không ảnh hưởng lớn đến thoát lũ, chủ động dành không gian cho phát triển trong tương lai và ứng phó với những bất thường chưa lường hết được.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, dự kiến những hạng mục ưu tiên, ước tính nguồn lực thực hiện.

2. Nhiệm vụ:

- Xác định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế các tuyến sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ ứng với các tần suất lũ thiết kế đê.

- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống công trình phòng chống lũ (đê sông, đê bối, đê nội đồng) khi xảy ra lũ lớn, lũ lịch sử.

- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng hợp lý lòng sông, bãi sông trên các tuyến sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ.

- Đánh giá tác động môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh, đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Mức đảm bảo phòng chống lũ:

- Giai đoạn từ nay đến 2030:

Đối với sông Đuống, sông Thái Bình: Dạng lũ bất lợi tháng 8/1996, chu kỳ lặp lại 300 năm (tần suất P = 0,33%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du.

Đối với sông Cầu, sông Cà Lồ: dạng lũ lịch sử tháng 8/1971, tần suất lũ tính toán 2%.

- Tầm nhìn đến năm 2050:

Đối với sông Đuống, sông Thái Bình: Dạng lũ bất lợi tháng 8/1996, chu kỳ lặp lại 500 năm (tần suất P = 0,2%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du. Giữ mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,4m và trên sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phả Lại là 7,2m; tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 20.000m3/s, tại trạm thủy văn Phả Lại là 3.300m3/s.

Đối với sông Cầu, sông Cà Lồ: Tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh và tầm quan trọng của khu vực bảo vệ.

2. Mực nước, lưu Iượng lũ thiết kế:

Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế tại 10 vị trí đặc trưng trên các tuyến sông Đuống, sông Thái Bình, sông cầu và sông Cà Lồ.

(Chi tiết có phụ lục số 01 kèm theo)

3. Quy hoạch các khu dân cư và sử dụng bãi sông:

a) Khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ:

Có 46 khu dân cư tập trung hiện có thuộc các tuyến được phép tồn tại, bảo vệ, phù hợp với danh mục các khu dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III, Quyết định số 257/QĐ-TTg. Cụ thể:

- Tuyến tả sông Đuống: Có 22 khu dân cư, tổng diện tích khu dân cư tập trung là 1.050,24ha, dân số 43.906 người.

- Tuyến hữu sông Đuống: Có 11 khu dân cư, tổng diện tích khu dân cư tập trung là 540,43ha, dân số 24.176 người.

- Tuyến hữu sông Cầu: Có 11 khu dân cư, tổng diện tích khu dân cư tập trung là 40,16ha, dân số 3.367 người.

- Tuyến hữu sông Cà Lồ: Có 2 khu dân cư, tổng diện tích khu dân cư tập trung là 13,50ha, dân số 298 người.

Tổng số khu dân cư tập trung là 46 khu, diện tích 1.644,33ha, dân số 71.747 người.

(Chi tiết có phụ lục số 02 kèm theo)

b) Các khu dân cư cần di dời:

Quy hoạch xác định có 05 khu vực dân cư trên tuyến tả Đuống cần thiết phải di dời để trả lại không gian thoát lũ cho tuyến sông. Tổng diện tích khu dân cư tập trung là 30,5ha với tổng số 384 hộ dân (Chi tiết có phụ lục số 03 kèm theo).

c) Khu vực bãi sông được phép nghiên cứu xây dựng:

Khai thác sử dụng 08 bãi sông phù hợp với danh mục các bãi sông tại phụ lục V, Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 4.287,14 ha (Chi tiết có phụ lục số 04 kèm theo).

IV. GIẢI PHÁP VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Công bố Quy hoạch theo quy định.

2. Các giải pháp công trình:

- Xây dựng, tu bổ đê điều: Tôn cao áp trúc cơ đê, lấp đầm ao ven đê, cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê, khoan phụt vữa gia cố đê, xử lý nền đê yếu, mở rộng mặt đê đảm bảo chống lũ kết hợp giao thông;

- Xây dựng, tu sửa hệ thống kè bảo vệ bờ: Sửa chữa, nâng cấp 20 tuyến kè hiện có với tổng chiều dài 13,0km; xây mới 73km kè bảo vệ bờ;

- Xây dựng, tu bổ cống dưới đê: Sửa chữa 18 cống hiện có bị xuống cấp, hỏng hóc;

- Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều, chỉ giới các khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, các khu vực bãi sông được phép nghiên cứu xây dựng: Cần cắm mốc toàn bộ 46 khu dân cư được phép tồn tại (diện tích 1.644,33ha) và 8 khu vực bãi sông được phép nghiên cứu sử dụng (diện tích 4.287,14ha).

- Xây dựng, nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị quản lý, bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão.

- Trồng cây chắn sóng và trồng cỏ bảo vệ mái đê.

- Xây dựng đường tràn cứu hộ đê trên các tuyến đê bối: Tổng chiều dài 3,4km.

- Nghiên cứu các giải pháp công trình chính trị bảo vệ ổn định lòng sông, bờ sông, bãi sông và đảm bảo thoát lũ của các tuyến sông trên địa bàn tỉnh.

3. Thực hiện các giải pháp phi công trình:

- Di dời 05 khu vực dân cư gồm 384 hộ dân thuộc các khu vực bãi sông nhỏ, lòng sông hẹp đang bị sạt lở, không an toàn khi xảy ra mưa lũ để đảm bảo tính mạng, tài sản và ổn định cuộc sống.

- Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế, xảy ra sự cố khác.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, để vật liệu trên bãi sông, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, không gây cản trở thoát lũ.

- Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tiên tiến trong quản lý, xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và công trình phòng chống lũ.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan chuyên trách quản lý đê điều, tăng cường công tác quản lý đê của đoàn thể nhân dân.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão. Thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý và hộ đê, cứu hộ, cứu nạn.

4. Ưu tiên thực hiện:

Cắm mốc chỉ giới khu vực dân cư được phép tồn tại và vùng bãi sông được phép nghiên cứu xây dựng, hoàn thành khối lượng di dân theo yêu cầu thoát lũ. Ưu tiên tu bổ nâng cấp những đoạn đê chưa đảm bảo theo thiết kế quy hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 4992/QĐ-BNN-PCTT ngày 20/12/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đầu tư xây mới những cống xung yếu qua đê, làm kè bảo vệ bờ chống sạt lở...

Trong khi thực hiện Quy hoạch, những công trình đê điều chưa được đầu tư, nâng cấp theo quy hoạch đê điều; những cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà dân chưa di dời ra ngoài không gian thoát lũ phải chủ động phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản khi xảy ra thiên tai.

V. NGUỒN VỐN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG

1. Tổng mức đầu tư : 4.944,8 tỷ đồng.

Trong đó:

- Giai đoạn 2018 - 2020: Tổng kinh phí: 2.000 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: Tổng kinh phí: 2.944,8 tỷ đồng.

2. Giải pháp huy động nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước đầu tư theo chương trình nâng cấp hệ thống đê sông.

- Huy động các nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn ODA, WB, ADB...

- Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Vốn huy động từ xã hội hóa.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, quan tâm đối với một số nội dung sau:

- Chỉ đạo triển khai việc cụ thể hóa các danh mục dự án đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật và hệ thống công trình đề xuất trong quy hoạch, xác định thứ tự ưu tiên, lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với kế hoạch ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn của tỉnh và các nguồn lực khác.

- Về quản lý, sử dụng bãi sông: Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, khai thác, đầu tư theo đúng quy hoạch và các quy định của pháp luật. Đối với khu vực dân cư tập trung phải di dời cần xây dựng phương án cụ thể, lộ trình thời gian và các giải pháp trong quản lý đầu tư và di dời, công khai cho người dân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và ổn định đời sống của người dân.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung các giải pháp, hạng mục công trình cụ thể cho từng khu vực, tuyến đê sông trong quá trình thực hiện quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực tiễn phát sinh cấp thiết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá XVIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 17/4/2019 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (b/c);
- Các Bộ: TNMT, NN&PTNT, KHĐT, TC (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- VKSND, TAND tỉnh;
- Các Ban HĐND; các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- TT.HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Công báo; Đài PTTH; cổng TTĐT tỉnh, Báo BN, TTXVN tại BN;
- VP: CVP, phòng TH, lưu VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hương Giang

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MỰC NƯỚC, LƯU LƯỢNG LŨ THIẾT KẾ
(Kèm theo Nghị quyết số 166/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh)

TT

Vị trí

Tương ứng Km đê

QH chi tiết

MNTK

H(m)

Lưu lượng

TK Q (m3/s)

I

Sông Đuống

 

 

1

TTV Bến Hồ

K32 500 tả Đuống

10,112

8.340

2

Cống Thi Xá

K47 500 tả Đuống

7,703

8.342

3

Thôn Cáp Thủy, An Thịnh

K59 600 hữu Đuống

7,102

8.342

II

Sông Thái Bình

 

 

1

TTV Cát Khê

K2 000 hữu Thái Bình

6,815

4.898

2

Cống Văn Thai

K9 650 hữu Thái Bình

6,323

4.895

III

Sông Cầu

 

 

1

Cống Phấn Động

K46 850 hữu Cầu

8,676

3.323

2

TTV Đáp Cầu

K59 350 hữu Cầu

8,358

3.319

3

Thôn Thống Hạ, Việt Thống

K66 550 hữu Cầu

8,275

3.318

4

Cống xả TB Hiền Lương

K81 750 hữu Cầu

7,878

3.325

IV

Sông Cà Lồ

 

 

1

TTV Phúc Lộc Phương

KI4 350 hữu Cà Lồ

9,449

501

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KHU VỰC DÂN CƯ TẬP TRUNG HIỆN CÓ ĐƯỢC TỒN TẠI, BẢO VỆ
(Kèm theo Nghị quyết số 166/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh)

TT

Tên Bối, bãi

Vị trí theo tuyến đê chính

Số khu dân cư tập trung

Diện tích khu dân cư tập trung (ha)

Dân số (người)

I

Hữu Đuống

 

11

540,43

24.176

1

Bến Hồ

K30 930- K31 850

1

18,55

428

2

Bối Hoài Thượng

K32 00-K35 700

4

94,35

8.378

3

Bối Giang Sơn - Song Giang

K37 200-K44 280

4

407,42

15.132

4

Vạn Ninh

K51-K51 860

1

6,72

116

5

Tân Tiến

K54 480-K55 250

1

13,39

122

II

Tả Đuống

 

22

1.050,24

43.906

6

Bối Cảnh Hưng

K24 400-K28 660

2

55,50

4.200

7

Thôn Quảng Lãng, xã Hán Quảng

K36 470-K36 680

1

1,54

311

8

Thôn Thi Xá, xã Cách Bi

K45 680-K46 140

1

13,67

900

9

Đào Viên và Ba Xã

K47 650-K54 00

18

979,53

38.495

III

Hữu Cầu

 

11

40,16

3.367

10

Bối Đẩu Hàn, xã Hòa Long

K0 630-K1 470

1

9,59

2.200

11

Bối Quả Cảm, xã Vạn An

K50 500-K51 600

5

9,75

342

12

Đại Lâm, xã Tam Đa; xóm Sói, xã Tam Đa

K46 800-K49 800

1

12,41

425

13

Phấn Động, xã Tam Đa

K45 500-K46 600

1

3,81

265

14

Phù Cầm, xã Dũng Liệt

K41 600-K41 900

1

1,25

15

15

Phù Yên, xã Dũng Liệt

K39 600-K39 800

1

0,86

10

16

Đông Thái, xã Đồng Tiến

K34 450-K34 750

1

2,49

110

IV

Hữu Cà Lồ

 

2

13,50

298

17

Đồng Nhân, xã Hòa Tiến

K10-K10 310

1

3,57

72

18

Diên Lộc - xã Hòa Tiến

K13-K14 100

1

9,93

226

V

Hữu Thái Bình

 

0

-

-

 

Tổng

 

46

1.644,33

71.747

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

CÁC KHU DÂN CƯ CẦN DI DỜI
(Kèm theo Nghị quyết số 166/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh)

TT

Địa danh (thôn, xóm)

Vị trí theo các tuyến đê

Diện tích dân cư tập trung (ha)

Số hộ

1

Xóm Ngoài, xã Minh Đạo

K29 750-K31 000

17,29

150

2

Thôn Thị Thôn, xã Hán Quảng

K37 470-K38 00

1,83

21

3

Xóm Mão, xã Chi Lăng

K38 450-K38 780

1,68

46

4

Xóm Thủy, xã Chi Lăng

K39 140-K39 720

8,06

135

5

Xóm Đồng, xã Chi Lăng

K3 8 890-K40 100

1,64

32

 

Tổng

 

30,5

384

 

PHỤ LỤC SỐ 04

KHU VỰC BÃI SÔNG ĐƯỢC PHÉP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
(Kèm theo Nghị quyết số 166/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh)

TT

Tên Bối, bãi

Vị trí theo tuyến đê chính

Diện tích bãi sử dụng (ha)

Diện tích nghiên cứu xây dựng (ha)

I

Hữu Đuống

 

1.168,50

57,17

1

Đình Tổ

K21 600-K26 00

210,50

10,53

2

Hoài Thượng

K31 00-K36 00

290,00

14,26

3

Giang Sơn và Song Giang

K37 00-K44 00

668,00

32,38

II

Tả Đuống

 

3.025,88

151,01

4

Cảnh Hưng

K23 00-K29 000

288,00

14,26

5

Cách Bi

K45 500-K47 650

61,00

3,02

6

Bối Đào Viên và Ba Xã

K48 00-K54 00

2.676,88

133,73

III

Hữu Cầu

 

66,00

3,28

7

Bối Đẩu Hàn

K57 400-K58 700

66,00

3,28

IV

Hữu Thái Bình

 

26,76

1,34

8

Lương Tài

K6 500-K9 680

26,76

1,34

V

Hữu Cà Lồ

 

-

 

 

Tổng

 

4.287,14

212,79

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 166/NQ-HĐND năm 2019 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 166/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 17/04/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Hương Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản