Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN VÀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Xét Tờ trình số 374/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023; Báo cáo thẩm tra số 78/BC-BKTNS ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 16.906 tỷ đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa: 16.846 tỷ đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 60 tỷ đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng: 21.990,065 tỷ đồng, bao gồm:

a) Thu được hưởng theo phân cấp: 16.535,890 tỷ đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 4.828,317 tỷ đồng, trong đó:

- Bổ sung cân đối ổn định: 3.229,589 tỷ đồng.

- Bổ sung có mục tiêu: 1.598,728 tỷ đồng.

c) Thu từ nguồn cải cách tiền lương: 625,858 tỷ đồng.

3. Tổng chi ngân sách địa phương là: 21.976,565 tỷ đồng, bao gồm:

a) Chi cân đối ngân sách địa phương: 20.377,837 tỷ đồng.

b) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu và mục tiêu quốc gia: 1.598,728 tỷ đồng.

4. Bội thu ngân sách địa phương: 13,5 tỷ đồng (dành để trả nợ gốc).

(kèm theo các phụ lục: I, II, III, IV)

Điều 2. Một số biện pháp chủ yếu tổ chức thực hiện tài chính ngân sách năm 2024

1. Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu bảo đảm cân đối ngân sách các cấp, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; kịp thời đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh, đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trung, dài hạn để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

2. Quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Chống thất thu thuế, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế đúng, đủ, theo kịp yêu cầu phát sinh từ thực tiễn trong nền kinh tế số,...; đồng thời thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện trên cơ sở phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế. Tập trung quản lý đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, thuế thu nhập cá nhân của cá nhân có nhiều nguồn thu nhập. Kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, tổ chức việc thu ngân sách nhà nước hiệu quả.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa trong quản lý thuế, hiện đại hóa quản lý thu ở tất cả các khâu như quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, thực hiện phân tích rủi ro, quản lý nợ đọng thuế. Kết nối đồng bộ cơ sở thông tin dữ liệu ngành thuế với hệ thống dữ liệu của các cơ quan quản lý Nhà nước khác để tăng cường hiệu quả quản lý nguồn thu, nhất là các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Tập trung chỉ đạo ngành thuế theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách nhà nước, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, chỉ đạo thu quyết liệt đối với các khu vực thu, sắc thuế còn đạt thấp; tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu, qua đó xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.

Bên cạnh đó, để thực hiện đạt số thu tiền sử dụng đất dự kiến như trên, Ủy ban nhân dân tỉnh cần sớm xây dựng và triển khai kế hoạch khai thác nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với các sở, ban ngành tỉnh và địa phương như sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (đặc biệt là 03 thành phố lớn: Phú Quốc; Hà Tiên; Rạch Giá): khẩn trương hoàn tất các thủ tục có liên quan để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện đấu giá; cần có giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc định giá đất giao, thuê đối với các dự án đủ điều kiện.

- Các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Trên cơ sở các khu đất đã được rà soát lập danh mục đưa vào khai thác, tổ chức bán đấu giá, tiến hành rà soát sự phù hợp về nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cập nhập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch (gồm quy hoạch chi tiết xây dựng; các quy hoạch ngành có liên quan; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định), để tổ chức triển khai thực hiện.

Khẩn trương hoàn tất các thủ tục có liên quan để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất đối với các cơ sở nhà, đất giao sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đấu giá.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh trong triển khai thực hiện Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về chống thất thu ngân sách nhà nước từ các khoản thu từ đất, bất động sản và chứng khoán trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo rà soát lại các dự án theo danh sách đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc cung cấp để có biện pháp xử lý dứt điểm. Kịp thời nắm bắt tiến độ đấu giá tiền sử dụng đất trên địa bàn; tăng cường quản lý chống thất thu trong các giao dịch chuyển nhượng bất động sản; tiếp tục triển khai thực hiện Chuyên đề chống thất thu ngân sách nhà nước qua Giám sát kê khai, giám sát tờ khai thuế của doanh nghiệp một cách hiệu quả, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

- Cục Thuế tỉnh: Rà soát, lập bộ xác định nguồn thu, nhất là các khoản nợ thuế, có biện pháp thu, giảm nợ đọng thuế. Tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát các dự án thuê đất, sử dụng đất trên địa bàn chưa ban hành giá đất, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan sớm ban hành đơn giá thuê đất và tiến hành thu tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước kịp thời.

3. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng bền vững. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Cụ thể:

Tiếp tục cơ cấu lại chi đầu tư công; tập trung nguồn lực bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, các công trình có tính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường.

Xác định đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các công trình, dự án trọng điểm là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gắn tiến độ giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công với trách nhiệm của người đứng đầu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục về đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, trong đó có vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng.

Đổi mới quản lý chi thường xuyên, tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ, khuyến khích sử dụng nguồn lực phù hợp với đặc thù của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, địa phương. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm các nhiệm vụ về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các nhiệm vụ quan trọng thiết yếu. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ. Triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền.

Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ của chính quyền địa phương. Các khoản vay mới vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Bố trí thanh toán trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

Các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm các vi phạm trong đấu thầu, mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước.

4. Nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18- NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và các Kết luận của Bộ Chính trị.

Đẩy nhanh công tác quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng.

5. Tiếp tục xây dựng nền hành chính hiện đại, đẩy mạnh cải cách hành chính kết hợp chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong ngành tài chính; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tính công khai, minh bạch.

6. Trường hợp thu ngân sách địa phương dự kiến giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn lực theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và nguồn cải cách tiền lương còn dư để xử lý cân đối ngân sách địa phương; trường hợp sau khi sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp không bảo đảm bù đắp số giảm thu, phải thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán năm 2024 sang năm sau.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, Kỳ họp thứ Mười chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày ký./.

CHỦ TỊCH




Mai Văn Huỳnh

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2024

1

2

3

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

16.906.130

1

Thu nội địa

16.846.130

2

Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

60.000

B

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

21.990.065

I

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG THEO PHÂN CẤP

16.535.890

II

THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

4.828.317

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

3.229.589

2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.598.728

III

CÂN ĐỐI TỪ NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

625.858

C

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

21.976.565

I

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

20.377.837

1

Chi đầu tư phát triển

8.807.519

2

Chi thường xuyên

11.134.941

3

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.040

4

Dự phòng ngân sách

407.637

5

Chi trả nợ lãi vay

26.700

II

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

1.598.728

1

Chi đầu tư phát triển thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

1.218.753

2

Chi thực hiện các chương trình sự nghiệp có mục tiêu

379.975

D

BỘI CHI/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.500

E

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

-

G

TRẢ NỢ GỐC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.500


PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2024

Bao gồm

Trung ương giao

Hội đồng nhân dân tỉnh giao

Ngân sách Trung ương hưởng

Ngân sách địa phương hưởng

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện và xã

1

2

3

4

5

6

7

8

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN (I+II)

12.520.000

16.906.130

370.240

16.535.890

13.612.966

2.922.924

I

THU NỘI ĐỊA

12.460.000

16.846.130

310.240

16.535.890

13.612.966

2.922.924

Trong đó: - Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết

9.070.000

9.070.000

310.240

8.759.760

7.208.436

1.551.324

1

Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương

320.000

320.000

320.000

320.000

a

Thuế trị giá gia tăng

268.000

268.000

268.000

268.000

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

18.000

18.000

18.000

18.000

c

Thuế tài nguyên

34.000

34.000

34.000

34.000

2

Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương

235.000

235.000

235.000

235.000

a

Thuế trị giá gia tăng

130.000

130.000

130.000

130.000

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

80.000

80.000

80.000

80.000

c

Thuế tài nguyên

25.000

25.000

25.000

25.000

3

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

187.000

187.000

187.000

187.000

a

Thuế trị giá gia tăng

109.000

109.000

109.000

109.000

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

66.000

66.000

66.000

66.000

c

Thuế tài nguyên

12.000

12.000

12.000

12.000

4

Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh

4.841.000

4.841.000

0

4.841.000

3.785.216

1.055.784

a

Thuế trị giá gia tăng

2.678.700

2.678.700

2.678.700

1.771.416

907.284

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.198.000

1.198.000

1.198.000

1.049.500

148.500

c

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ trong nước

920.000

920.000

920.000

920.000

d

Thuế tài nguyên

44.300

44.300

44.300

44.300

5

Lệ phí trước bạ

430.000

430.000

430.000

61.200

368.800

6

Thuế thu nhập cá nhân

1.160.000

1.160.000

1.160.000

1.160.000

7

Thu phí và lệ phí

161.000

161.000

58.000

103.000

54.900

48.100

8

Thuế bảo vệ môi trường

240.000

240.000

96.000

144.000

144.000

0

- Thu từ hàng hóa nhập khẩu

96.000

96.000

96.000

-

- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

144.000

144.000

144.000

144.000

9

Thu tiền sử dụng đất

1.500.000

5.816.130

5.816.130

4.444.530

1.371.600

10

Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

1.100.000

1.100.000

1.100.000

1.100.000

11

Thu khác

353.000

353.000

140.000

213.000

136.360

76.640

12

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước; tiền sử dụng khu vực biển

34.000

34.000

16.240

17.760

17.760

0

13

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia và lợi nhuận còn lại

7.000

7.000

7.000

7.000

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.890.000

1.960.000

1.960.000

1.960.000

15

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.000

1.000

1.000

1.000

16

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

1.000

1.000

1.000

1.000

II

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

60.000

60.000

60.000

-

0

0

1

Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

20.500

20.500

20.500

-

2

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

39.500

39.500

39.500

-


PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2024

Số Trung ương giao

Hội đồng nhân dân tỉnh giao

Bao gồm

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện, xã

1

2

3

4

5

6

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (A+B)

17.312.987

21.976.565

13.183.870

8.792.695

Trong đó: - Vốn đầu tư phát triển

5.640.142

10.026.272

8.654.672

1.371.600

- Vốn sự nghiệp

11.334.550

11.514.916

4.239.333

7.275.583

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.714.259

20.377.837

11.585.142

8.792.695

I

CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

4.421.389

8.807.519

7.435.919

1.371.600

Trong đó:

- Bổ sung vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

45.000

45.000

- Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh

5.000

5.000

1

Vốn trong nước

1.031.389

1.031.389

1.031.389

-

2

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.500.000

5.816.130

4.444.530

1.371.600

3

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.890.000

1.960.000

1.960.000

-

II

CHI THƯỜNG XUYÊN

10.954.575

11.134.941

3.859.358

7.275.583

1

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

4.046.488

4.506.126

976.384

3.529.742

2

Chi khoa học và công nghệ

38.207

129.716

129.716

-

3

Chi sự nghiệp y tế

1.154.416

1.154.416

-

4

Chi quản lý hành chính, nhà nước, Đảng, đoàn thể

2.033.247

471.135

1.562.113

5

Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình

177.181

92.040

85.141

6

Chi đảm bảo xã hội

507.500

73.881

433.619

7

Chi quốc phòng - an ninh

259.387

152.270

107.117

8

Chi sự nghiệp kinh tế

1.744.015

560.499

1.183.516

9

Chi sự nghiệp môi trường

282.249

13.466

268.783

10

Chi thường xuyên khác

341.102

235.551

105.551

III

CHI TRẢ NỢ LÃI CÁC KHOẢN DO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VAY

26.700

26.700

26.700

IV

CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH

1.040

1.040

1.040

-

V

DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH

310.555

407.637

262.125

145.512

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.598.728

1.598.728

1.598.728

1

Vốn đầu tư

1.218.753

1.218.753

1.218.753

-

2

Vốn sự nghiệp

379.975

379.975

379.975

-

I

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

403.213

403.213

403.213

-

- Vốn đầu tư phát triển

203.353

203.353

203.353

-

- Vốn sự nghiệp

199.860

199.860

199.860

-

1

Chương trình giảm nghèo bền vững

83.330

83.330

83.330

- Vốn đầu tư phát triển

13.667

13.667

13.667

- Vốn sự nghiệp

69.663

69.663

69.663

2

Chương trình xây dựng nông thôn mới

147.187

147.187

147.187

- Vốn đầu tư phát triển

115.630

115.630

115.630

- Vốn sự nghiệp

31.557

31.557

31.557

3

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

172.696

172.696

172.696

- Vốn đầu tư phát triển

74.056

74.056

74.056

- Vốn sự nghiệp

98.640

98.640

98.640

II

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.195.515

1.195.515

1.195.515

1

VỐN ĐẦU TƯ

1.015.400

1.015.400

1.015.400

1.1

Đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngoài nước

50.000

50.000

50.000

1.2

Đầu tư dự án từ nguồn vốn trong nước

965.400

965.400

965.400

2

VỐN SỰ NGHIỆP

180.115

180.115

180.115

2.1

Vốn ngoài nước

-

2.2

Vốn trong nước

180.115

180.115

180.115

a

Bổ sung thực hiện các chế độ, nhiệm vụ, chính sách theo quy định năm 2024

67.720

67.720

67.720

b

Bổ sung thực hiện chính sách an sinh xã hội

112.395

112.395

112.395

PHỤ LỤC IV

PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2024

1

2

3

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

21.990.065

B

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

21.976.565

C

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.500

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

4.960.767

Đ

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

I

TỔNG DƯ NỢ ĐẦU NĂM 2024

128.725

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

2.6%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

128.725

2

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam

II

TRẢ NỢ GỐC VAY TRONG NĂM 2024

13.500

1

Theo nguồn vốn vay

13.500

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

13.500

-

Vay trong nước

2

Theo nguồn trả nợ

13.500

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

-

Bội thu ngân sách địa phương

III

TỔNG MỨC VAY TRONG NĂM 2024

-

IV

TỔNG DƯ NỢ CUỐI NĂM 2024

115.225

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

2.3%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

115.225

2

Vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam

E

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

26.700

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 158/NQ-HĐND năm 2023 dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024 do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 158/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Mai Văn Huỳnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản