- 1Luật Đê điều 2006
- 2Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 3Thông tư 26/2009/TT-BNN về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2019/NQ-HĐND | Bình Định, ngày 11 tháng 7 năm 2019 |
VỀ ĐỀ ÁN THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
Xét Tờ trình số 72/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân; Báo cáo thẩm tra số 22/BCTT-KTNS ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân với các nội dung chính như sau:
1. Mức thù lao nhân viên quản lý đê nhân dân hàng tháng bằng mức phụ cấp của chức danh Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, khu phố theo Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh với mức phụ cấp 60% mức lương cơ sở: 894.000 đồng/người/tháng.
2. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân sử dụng từ ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Số lượng nhân viên quản lý đê nhân dân được tính bình quân 5 km đê/ nhân viên: 91 người.
4. Đồ bảo hộ lao động cho lực lượng quản lý đê nhân dân gồm: Ủng, mũ cứng, áo mưa, đèn pin và băng phù hiệu: 1bộ/năm/người. Tổng kinh phí dự kiến hàng năm chi đồ bảo hộ lao động và băng phù hiệu là 50.050.000 đồng (550.000 đồng/bộ).
5. Dự kiến tổng kinh phí cho hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân: 1.026.298.000 đồng/năm.
(Có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.
| CHỦ TỊCH |
THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Với đặc điểm địa hình và khí hậu, Bình Định thường xuyên chịu tác động khắc nghiệt của các loại hình thiên tai, chủ yếu là bão, lũ lụt và hạn hán. Biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai tại Bình Định ngày càng cực đoan, khó lường; bão, mưa lũ xuất hiện bất thường, tần suất tăng, phạm vi rộng gây nhiều thiệt hại về người, đê điều, công trình thủy lợi và tài sản.
Đến nay, Bình Định đã đầu tư xây dựng kiên cố 174 km đê, kè sông, 76 km đê cửa sông và đê biển. Nhiệm vụ chủ yếu là chống sạt lở, ngập lụt, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân vùng ven đê.
Theo quy định tại Điều 37, Luật Đê điều năm 2006 thì Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân. Hiện nay, bộ máy Nhà nước về quản lý đê điều đã được bố trí từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tham mưu cho cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó cơ quan chuyên môn là Chi cục Thủy lợi; tham mưu cho cấp huyện là phòng Nông nghiệp/phòng Kinh tế; tham mưu cho cấp xã là công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường. Tuy nhiên lực lượng quản lý đê nhân dân vẫn chưa được tổ chức.
Vì vậy việc Tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định tại Điểm 3, Điều 37, Luật Đê điều năm 2006 là rất cần thiết.
1. Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
2. Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
3. Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
4. Căn cứ Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ
I. HIỆN TRẠNG VỀ ĐÊ SÔNG, ĐÊ BIỂN
Tổng chiều dài đê sông, đê biển là 657 km trong đó đã được đầu tư kiên cố 250 km, bao gồm hệ thống đê sông là 174 km, hệ thống đê, kè biển, đê trong đầm là 76 km.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều: Gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân, cụ thể:
a) Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều: Theo Đề án thành lập Đề án thành lập Hạt Quản lý đê, UBND tỉnh đã thống nhất giao Sở Nội vụ ban hành Văn bản số 1335/SNV-TCCB ngày 13/12/2013 về việc thành lập Hạt Quản lý đê Đông và Hà Thanh; Hạt Quản lý đê La Tinh trực thuộc Chi cục Thủy lợi, Đê điều và Phòng chống lụt bão nay là Chi cục Thủy lợi;
Hạt Quản lý đê Đông và Hà Thanh, Hạt Quản lý đê La Tinh nay đổi tên thành Trạm Thủy lợi Hà Thanh, Trạm Thủy lợi La Tinh thực hiện nhiệm vụ chuyên trách quản lý đê điều của 02 hệ thống đê lớn trên địa bàn tỉnh, với tổng chiều dài 77 km (hệ thống đê Đông với chiều dài 47 km, hệ thống Đê La Tinh với chiều dài 30 km).
Ngoài ra, Chi cục Thủy lợi ký hợp đồng với 11 nhân viên để thực hiện nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ an toàn tuyến đê; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Hiện nay, mức thù lao chi trả cho mỗi nhân viên là 650.000/người/tháng, được lấy từ nguồn kinh phí duy tu sửa chữa hằng năm do ngân sách tỉnh cấp.
b) Lực lượng quản lý đê nhân dân: Tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Đê chưa được thành lập theo quy định tại Khoản 3, Điều 37 Luật Đê điều năm 2006.
Như vậy, đối với hệ thống đê điều trên toàn tỉnh mới quản lý được 77/657 Km (chiếm tỷ lệ 12%), các tuyến đê còn lại (ngoài hệ thống Đê đông và Đê La Tinh) sau khi được đầu tư, xây dựng chưa được quan tâm đúng mức trong công tác bảo vệ, duy tu, sửa chữa. Do đó, trên các tuyến đê thường xảy ra các tồn tại chính như sau:
- Vi phạm pháp luật về đê điều có chiều hướng gia tăng (xảy ra chủ yếu trên các tuyến đê chưa có lực lượng quản lý đê nhân dân). Các vi phạm thường xảy ra trên hệ thống đê như: đổ đất, xà bần làm nền, xây dựng các công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều, khai thác cát trái phép trong hành lang bảo vệ, xe quả tải đi lại trên đê,…làm mất an toàn cho các tuyến đê.
- Kinh phí cho các hoạt động duy tu sửa chữa các tuyến đê do huyện, xã quản lý hầu như không có, do đó khi công trình bị hư hỏng nhỏ không được sửa chữa kịp thời, dẫn tới làm giảm tuổi thọ công trình.
- Vật tư dự trữ để phục vụ cho việc hộ đê còn thiếu, khi có sự cố đê điều trong mùa mưa bão việc hộ đê còn gặp nhiều khó khăn.
THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
- Lực lượng quản lý đê nhân dân do UBND tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn ven đê.
- Mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân chịu trách nhiệm quản lý không quá 05 km (năm kilômét) đê. Căn cứ số lượng km đê trên địa bàn UBND tỉnh quyết định về số lượng nhân viên quản lý đê nhân dân tại địa bàn cấp xã có đê.
- Lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động dưới sự phân công của UBND cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn kỹ thuật của cơ quan quản lý đê điều của tỉnh, huyện và theo quy định hiện hành của Nhà nước.
II. TIÊU CHUẨN, KIỆN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
1. Hiểu và chấp hành pháp luật về đê .
2. Tuổi từ 18 đến 55 tuổi.
3. Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm.
4. Có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
5. Có trình độ giáo dục phổ thông tối thiểu 9/12.
6. Có hộ khẩu thường trú địa phương (làng, thôn, xóm, ...) thuộc địa bàn cấp xã ven đê và được nhân dân tại địa phương tín nhiệm.
III. NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
1. Nhiệm vụ
- Chấp hành sự phân công của UBND cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành về đê điều tỉnh.
- Phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN xã, Ủy ban nhân dân cấp xã và các lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều.
- Kiểm tra phát hiện, báo cáo kịp thời trình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều.
- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
- Lập biên bản kiến nghị với UBND cấp xã xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, vận động nhân dân thực hiện về pháp luật về đê điều.
- Tham gia với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã xây dựng phương án hộ đê và phòng, chống lụt, bão.
- Tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như: Điểm canh đê, vật tư phòng chống lụt bão, biển báo đê điều, cột chỉ giới, cây chắn sóng bảo vệ đê và các công trình phụ trợ khác.
- Nhân viên quản lý đê nhân dân khi làm nhiệm vụ phải đeo băng đỏ có chữ “QLĐND” màu vàng trên cánh tay trái.
2. Trách nhiệm
- Báo cáo UBND cấp xã về tình hình quản lý bảo vệ đê trước ngày 15 hàng tháng, báo cáo kịp thời những vấn đề bất thường xảy ra trên địa bàn và các vấn đề liên quan đến an toàn đê khi địa phương yêu cầu.
- Trong mùa lũ, bão phải thường xuyên kiểm tra đê, nắm tình hình báo cáo ngay cho UBND cấp xã và phối hợp với các lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn (nếu có) xử lý kịp thời sự cố phát sinh, nếu khẩn cấp thì phải ứng trực 24/24 giờ để bảo vệ đê.
- Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đê điều hoặc hư hỏng, sự cố đê điều phải nhanh chóng báo cáo UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn quản lý đê điều, hoặc Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN cấp xã để tiến hành xử lý kịp thời.
- Trường hợp phát hiện vi phạm hoặc hư hỏng, sự cố nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, phải có biện pháp ngăn chặn kiên quyết và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý.
IV. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
1. Được hưởng thù lao theo quy định của UBND tỉnh.
Mức thù lao nhân viên quản lý đê nhân dân hàng tháng bằng mức phụ cấp của chức danh Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, Khu phố theo Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh với mức phụ cấp 60% mức lương cơ sở/người/tháng (60%*1.490.000 = 894.000 đồng/người/tháng).
2. Được trang bị dụng cụ làm việc và bảo hộ lao động theo quy định.
3. Được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn quản lý bảo vệ đê điều.
4. Được khen thưởng khi có thành tích.
5. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về đê điều, pháp luật về phòng, chống thiên tai trong trường hợp bị tai nạn khi làm nhiệm vụ.
Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân sử dụng từ ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách.
Phương án tài chính xây dựng trên cơ sở chiều dài đê, kè đã có của từng xã (mỗi xã có đê ít nhất 1 người) và tổng hợp thành huyện, thị xã, thành phố. Số lượng nhân viên quản lý đê nhân dân tính bình quân mỗi nhân viên quản lý 5 km.
Kinh phí chi cho lực lượng quản lý đê nhân dân bao gồm: Chi thù lao hàng tháng, chi phí cho đồ bảo hộ lao động, băng phù hiệu màu đỏ có ghi chữ “QLĐND”. Cụ thể:
Dự kiến bộ máy quản lý đê nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và kinh phí thù lao
TT | Huyện, thị xã, thành phố | Chiều dài đê, kè (km) | Chiều dài đê, kè đã kiên cố (km) | Số xã có đê/tổng số xã | Số lượng quản lý đê nhân dân (người) | Tiền thù lao hàng tháng (đồng/người) | Tiền thù lao hàng năm (triệu đồng) |
1 | Thị xã An Nhơn | 142,0 | 29,85 | 15/15 | 15 | 894.000 | 160,92 |
2 | Huyện Tuy Phước | 127,4 | 56,02 | 13/13 | 17 | 894.000 | 182,38 |
3 | TP Quy Nhơn | 53,5 | 21,72 | 10/21 | 10 | 894.000 | 107,28 |
4 | Huyện Vân Canh | 17,0 | 6,41 | 5/7 | 5 | 894.000 | 53,64 |
5 | Huyện Phù Mỹ | 60,0 | 33,85 | 6/19 | 7 | 894.000 | 75,10 |
6 | Huyện Tây Sơn | 54,5 | 13,50 | 6/15 | 6 | 894.000 | 64,37 |
7 | Huyện Phù Cát | 90,1 | 54,64 | 8/18 | 8 | 894.000 | 85,82 |
8 | Huyện Hoài Nhơn | 17,0 | 15,06 | 7/17 | 7 | 894.000 | 75,10 |
9 | Huyện Hoài Ân | 63,0 | 8,53 | 7/15 | 7 | 894.000 | 75,10 |
10 | Huyện Vĩnh Thạnh | 22,5 | 3,54 | 4/9 | 4 | 894.000 | 42,91 |
11 | Huyện An Lão | 10,5 | 10,25 | 5/10 | 5 | 894.000 | 53,64 |
| Tổng cộng | 657,5 | 253,37 | 86/159 | 91 |
| 976,25 |
Đồ bảo hộ lao động cho lực lượng quản lý đê nhân dân gồm: Ủng, mũ cứng, áo mưa, đèn pin. Tiêu chuẩn mỗi người 1 bộ/năm. Dự kiến kinh phí 1 bộ là 500.000 đồng. Tổng kinh phí dự kiến hàng năm chi đồ bảo hộ lao động là 45.500.000 đồng.
Băng phù hiệu cho lực lượng quản lý đê: 1 phù hiệu/năm/người. Dự kiến kinh phí 1 phù hiệu là 50.000 đồng. Tổng kinh phí dự kiến hàng năm chi Băng phù hiệu là 4.550.000 đồng.
Dự kiến tổng kinh phí cho hoạt động lực lượng quản lý đê nhân dân hàng năm là 1.026.298.000,00 đồng.
Lộ trình thực hiện: Giai đoạn trước mắt tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân trên tổng chiều dài đê, kè đã được xây dựng, nâng cấp. Trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thống đê kè đến đâu thì bổ sung lực lượng quản lý đê nhân dân đến đấy.
I. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với UBND cấp huyện nơi có đê để tổ chức, hướng dẫn hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với UBND cấp huyện để tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân.
3. Chỉ đạo lực lượng chuyên trách quản lý đê phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê.
Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn sử dụng từ ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách và thanh quyết toán kinh phí theo quy định để thực hiện.
III. ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1. Hướng dẫn UBND cấp xã, phường nơi có đê, tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; hướng dẫn hoạt động và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này.
2. Chỉ đạo phòng chức năng của huyện phối hợp với Trạm thủy lợi hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành về đê điều, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã về việc chi trả thù lao và các chế độ chính sách khác đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.
1. Tổ chức lực lượng, đảm bảo nguồn lực, phương tiện, vật tư hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân thuộc địa bàn. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định của Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Thanh toán kinh phí thù lao và thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân theo các quy định của nhà nước.
3. Hàng quý, UBND cấp xã phải gửi báo cáo về UBND cấp huyện và Chi cục Thủy lợi về tình hình hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân do mình quản lý và thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu./.
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đề điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai năm 2019 tỉnh Hưng Yên
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 3Thông tư 26/2009/TT-BNN về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Nam Định ban hành
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đề điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 11Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai năm 2019 tỉnh Hưng Yên
Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND về Đề án thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 15/2019/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực