Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/2017/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035 – HỢP PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN 110KV

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND, ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV; Báo cáo thẩm tra số 262/BC-HĐND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020, có xét đến năm 2035 – Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV, với nội dung như sau:

1. Định hướng phát triển

- Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

- Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện quốc gia và khu vực; phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện, quy hoạch phát triển điện lực và các địa phương trong vùng.

- Phát triển lưới điện 220kV và 110kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy trong cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

- Phát triển lưới điện trung thế, liên kết mạch vòng các tuyến trục trung thế để khai thác hiệu quả các trạm biến áp 110kV hiện hữu và xây dựng mới trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường dây hiện hữu để chống quá tải, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Lưới điện trung thế một số khu vực trung tâm thành phố, thị xã, khu vực đông dân cư sẽ tiếp tục cải tạo thành cáp bọc cách điện, cáp vặn xoắn trên không, nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.

2. Mục tiêu

a) Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng của tỉnh Đồng Tháp với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10%/năm.

- Năm 2015: Công suất cực đại Pmax=343,8MW, điện thương phẩm 1.837,4 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011–2015 là 10,9%/năm; điện thương phẩm bình quân đầu người là 1.091kWh.

- Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax=508,1MW, điện thương phẩm 3.100,5 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 11,0%/năm; điện thương phẩm bình quân đầu người là 1.457kWh.

- Năm 2025: Dự báo công suất cực đại Pmax=748,2MW, điện thương phẩm 5.135,6 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 10,6%/năm; điện thương phẩm bình quân đầu người là 1.950kWh.

- Năm 2030: Dự báo công suất cực đại Pmax=1.055,6MW, điện thương phẩm 7.841,6 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2026 – 2030 là 8,8%/năm; điện thương phẩm bình quân đầu người là 3.472kWh.

- Năm 2035: Dự báo công suất cực đại Pmax=1.475,1MW, điện thương phẩm 11.240,1 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2031 – 2035 là 7,5%/năm; điện thương phẩm bình quân đầu người là 4.850kWh.

b) Đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy; đảm bảo phát triển kinh tế, chính trị và an ninh xã hội.

3. Quy hoạch phát triển lưới điện 220kV, 110kV

Gồm lưới điện xây dựng tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

a) Giai đoạn 2016 - 2020

- Đường dây 220kV:

+ Xây mới 1 tuyến đường dây đấu nối trạm 220kV KCN Sa Đéc, chiều dài 0,2km.

+ Cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường dây, chiều dài 91,7km.

- Trạm 220kV: xây dựng mới 1 trạm với tổng công suất 500MVA, giai đoạn 1 lắp 1 máy 250MVA, giai đoạn 2 lắp thêm 1 máy 250MVA.

- Đường dây 110kV:

+ Xây mới 4 tuyến đường dây – 2 mạch với tổng chiều dài là 8,5km.

+ Xây mới 4 tuyến đường dây – 1 mạch với tổng chiều dài là 101,8km.

+ Cải tạo, nâng cấp tiết diện 9 tuyến đường dây với tổng chiều dài là 156km.

- Trạm 110kV:

+ Xây mới 4 trạm tổng công suất 160MVA.

+ Mở rộng, nâng công suất 6 trạm biến áp với tổng công suất 263MVA.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- Đường dây 220kV: xây mới 1 tuyến đường dây với tổng chiều dài 15,3km.

- Trạm 220kV: xây dựng mới 1 trạm tổng công suất 250MVA.

- Đường dây 110kV:

+ Xây mới 5 tuyến đường dây 2 mạch với tổng chiều dài là 47,7km.

+ Xây mới 3 tuyến đường dây 1 mạch với tổng chiều dài là 47,9km.

+ Cải tạo, nâng tiết diện 1 tuyến đường dây với tổng chiều dài là 6,14km.

- Trạm 110kV:

+ Xây mới 6 trạm biến áp với tổng dung lượng 263MVA.

+ Mở rộng, nâng công suất 8 trạm biến áp với tổng công suất 412MVA.

c) Giai đoạn 2026 – 2030

- Đường dây 220kV: xây mới 4 tuyến đường dây chiều dài 102km.

- Trạm 220kV: xây dựng mới 2 trạm biến áp công suất 500MVA.

- Đường dây 110kV:

+ Xây mới 6 tuyến đường dây 2 mạch với tổng chiều dài là 59,3km.

+ Xây mới 1 tuyến đường dây 1 mạch với tổng chiều dài là 23,9km.

- Trạm 110kV:

+ Xây mới 3 trạm biến áp với tổng dung lượng 120MVA.

+ Mở rộng, nâng công suất 14 trạm biến áp với tổng công suất 767MVA.

d) Giai đoạn 2031 – 2035

- Trạm 220kV: mở rộng, nâng công suất 3 trạm với tổng công suất 750MVA.

- Đường dây 110kV: xây mới 2 tuyến đường dây 02 mạch với tổng chiều dài 12,3km.

- Trạm 110kV:

+ Xây mới 2 trạm biến áp với tổng công suất 120MVA.

+ Mở rộng, nâng công suất 12 trạm biến áp với tổng công suất 916MVA.

4. Tổng vốn đầu tư là 9.040,9 tỷ đồng

Cụ thể từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 2016 – 2020 (Lưới điện 220kV - 110kV): 3.012,8 tỷ đồng

b) Giai đoạn 2021 – 2025 (Lưới điện 220kV -110kV) : 1.740,4 tỷ đồng

c) Giai đoạn 2026 – 2030 (Lưới điện 220kV -110kV) : 3.254,9 tỷ đồng

d) Giai đoạn 2031 - 2035 (Lưới điện 220kV -110kV) : 1.032,8 tỷ đồng

5. Nhu cầu sử dụng đất

Nhu cầu quỹ đất dành xây dựng các công trình điện tỉnh Đồng Tháp đến năm 2035 là 11.679.528 m2; trong đó:

- Nhu cầu đất đền bù vĩnh viễn: 767.328 m2.

- Nhu cầu đất sử dụng cho hành lang tuyến đường dây: 10.912.200 m2.

6. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về quy hoạch

- Tiến hành công bố công khai quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết để đầu tư theo quy hoạch, đảm bảo cấp điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các sở, ban, ngành tỉnh cùng với các cấp chính quyền ở địa phương phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư như: thỏa thuận hướng tuyến, lập dự án đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về an toàn điện, các biện pháp phòng, tránh tai nạn điện, tiết kiệm điện; tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ các chủ trương của nhà nước đối với các công trình điện khi được triển khai trên địa bàn để công trình được triển khai nhanh chóng.

b) Giải pháp về vốn, cơ chế huy động và nguồn vốn đầu tư

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, đầu tư phần nguồn, lưới điện từ 220kV trở lên, tổng vốn 4.982 tỷ đồng.

- Tổng công ty Điện lực Miền Nam, đầu tư lưới điện 110kV, tổng vốn 4.058,9 tỷ đồng.

c) Giải pháp về kỹ thuật

Ngành điện tăng cường đầu tư cải tạo lưới điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp điện áp, tần số và ưu tiên cấp điện cho các Khu công nghiệp mới và hiện có nhằm đảm bảo độ tin cậy, liên tục và ổn định chất lượng điện cho sản xuất.

d) Giải pháp về đất đai

Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng lưới điện cao áp, đảm bảo hành lang lưới điện theo quy định.

Điều 2. Giao UBND Tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Công thương phê duyệt và báo cáo kết quả khi được phê duyệt với HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (I, II);
- Ban Công tác Đại biểu;
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- Văn phòng UBND Tỉnh;
- TT/HĐND huyện, thị xã, thành phố;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp;
- Báo Đồng Tháp;
- Công báo Tỉnh;
- Văn phòng HĐND Tỉnh;
- Lưu: VT, KT-NS(Kh).

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 145/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV

  • Số hiệu: 145/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 07/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phan Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản