- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Đầu tư 2020
- 7Luật Du lịch 2017
- 8Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 9Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII KỲ HỌP TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 39/TTr-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:
1. Quan điểm: Phát triển du lịch bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả. Phát triển du lịch xanh, gắn truyền thống với hiện đại, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm tôn trọng, gìn giữ tối đa các giá trị cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và bảo vệ môi trường sinh thái.
a) Mục tiêu chung: Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón được 3.250.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 3.150.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 100.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.
Công nhận ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, xây dựng ít nhất 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn; xây dựng, hình thành các tuyến điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng - giải trí khu vực Hồ Núi Cốc; nghiên cứu, hình thành, khai thác sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm, du lịch thể thao; hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ có sức hấp dẫn cao như sân golf, phố đêm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đông, nông nghiệp, nông thôn.
Thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư 5.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 2 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; nâng cấp cải tạo các tuyến đường bộ kết nối đến các điểm du lịch chính; triển khai các dự án kết nối giao thông liên tỉnh đã được phê duyệt; khai thác hiệu quả Cổng du lịch thông minh.
Tạo việc làm cho 16.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 7.000 người; 50% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đến năm 2030:
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 12%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón 5.600.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 5.300.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 300.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 6.600 tỷ đồng.
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công nhận Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm - thể thao trở thành sản phẩm độc lập, có sức hấp dẫn cao; tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành điểm đến về du lịch nghi dưỡng - vui chơi giải trí, cộng đồng - sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, về nguồn.
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối các khu, điểm du lịch; thu hút đầu tư 7.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn trong đó có ít nhất 4 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; lồng ghép các nguồn lực và thu hút đầu tư ít nhất 3 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống du lịch thông minh.
Tạo việc làm cho 24.000 lao động trong đó lao động trực tiếp là 10.000 người; 75% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Nguồn vốn: Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 833,6 tỷ đồng (Tám trăm ba mươi ba tỷ, sáu trăm triệu đồng), bao gồm:
- Vốn ngân sách: 302,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương là 120,3 tỷ đồng (lồng ghép các chương trình dự án); vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương là 182,3 tỷ đồng (các chương trình: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, khuyến công phát triển sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, đào tạo nghề du lịch);
- Vốn xã hội hóa: 531 tỷ đồng.
a) Nhóm giải pháp về công tác tổ chức quản lý và thực hiện: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đâu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận đầu tư du lịch và các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch; ưu tiên ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch với các tuyến du lịch hiện có và các điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh; nghiên cứu, hình thành các sản phẩm quà tặng lưu niệm của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để quản lý và thực hiện quy hoạch; xây dựng quy chế phối hợp quản lý du lịch giữa ngành du lịch, chính quyền địa phương và các ngành, lĩnh vực có liên quan. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về du lịch cũng như xúc tiến, quảng bá du lịch.
b) Nhóm giải pháp về tuyên truyền: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền để hình thành văn hóa du lịch, kỹ năng du lịch cho tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ cảnh quan và phát huy hiệu quả du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.
c) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch: Xây dựng kế hoạch xúc tiến - quảng bá du lịch trong từng giai đoạn; chú trọng công tác quảng bá các sản phẩm du lịch (thông qua báo chí, truyên thông, các kênh review du lịch trên mạng xã hội); đa dạng hóa sản phẩm du lịch; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh nhằm quảng bá, tạo ra sự nhất quán, đồng bộ về hình ảnh sản phẩm du lịch Thái Nguyên (logo, slogan); xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá ở nước ngoài bằng nhiều hình thức và thông qua các chương trình hợp tác đối ngoại của tỉnh.
d) Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết và phát triển thị trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch; phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa; tăng cường liên kết với các địa phương đã có ký kết hợp tác liên kết phát triển du lịch với tỉnh; liên kết với các địa phương khu vực vùng núi phía Bắc xây dựng các tuyến du lịch liên thông; phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế có tiềm năng.
đ) Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch: Đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, đặc biệt chú trọng đến du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng); tập trung xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, về nguồn dựa trên các khu di tích, điểm di tích, di sản sẵn có; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà; tiếp tục khảo sát, đánh giá, kiểm kê tài nguyên du lịch khám phá hang động khác trên địa bàn tỉnh; tập trung xây dựng một số sản phẩm bổ trợ có sức hấp dẫn như sân golf, không gian trà (con đường trà), phố đêm; huy động sự tham gia của người dân, các nhà đầu tư, lồng ghép các chương trình, dự án của tỉnh về phát triển sản phẩm du lịch.
e) Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Đa dạng các hình thức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch; chú trọng công tác đào tạo lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên, thuyết minh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch; phát huy lợi thế các cơ sở đào tạo nghề du lịch trên địa bàn; khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.
g) Nhóm giải pháp về vốn đầu tư: Ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; đề nghị Trung ương quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng đường Quốc lộ 3 mới; lồng ghép các chương trình, đề án, dự án đang triển khai của các ngành lĩnh vực khác để phát triển du lịch; đầu tư vốn ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; quan tâm đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh.
h) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động địa phương, quy mô lớn, chất lượng cao; hỗ trợ kinh phí xây dựng sản phẩm du lịch (du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn; du lịch lịch sử văn hóa tâm linh, về nguồn; du lịch hang động, du lịch thể thao; phát triển kinh tế đêm); thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư.
i) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ: Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025; khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, tái tạo; thực hiện phân loại rác tại nguồn trong các cơ sở dịch vụ du lịch; hỗ trợ người dân tại các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tổ chức trải nghiệm du lịch cho du khách; phát triển các kênh truyên thông, mạng xã hội, chia sẻ thông tin và đánh giá về di tích, các điểm đến du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như tiếp tục triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng diêm (ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử 915, Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, quần thể Đền thờ vua Lý Nam Đế, di tích Núi Văn - Núi Võ); chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIII, Kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 33/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020
- 2Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020
- 3Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020
- 4Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030
- 5Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 về xây dựng và phát triển hệ thống du lịch thông minh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị quyết 33/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020
- 6Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020
- 9Luật Đầu tư 2020
- 10Luật Du lịch 2017
- 11Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 12Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030
- 14Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 về xây dựng và phát triển hệ thống du lịch thông minh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 14/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 23/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực