Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2024/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 12 tháng 7 năm 2024 |
VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư;
Xét Tờ trình số 3345/TTr-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố và người lao động tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh;
c) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước;
d) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Về bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại cơ sở;
b) Thực hiện công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố;
c) Bảo đảm 100% cơ quan, đơn vị phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có năng lực để thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị;
d) Bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở hằng năm;
đ) Bảo đảm 100% Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được bồi dưỡng nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Về thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thực hiện đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến với người dân, giúp Nhân dân hiểu rõ các quy định liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả;
c) Phát huy tốt vai trò của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến Nhân dân.
3. Về nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố, người lao động trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Đến năm 2025, bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện tốt quy chế thực hiện dân chủởxã, phường, thị trấn theo quy định. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
b) Đến năm 2025, bảo đảm 100% các ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh đều xây dựng và ban hành hương ước, quy ước theo quy định;
c) Bảo đảm 100% cơ quan, đơn vị phải ban hành và tổ chức thực hiện tốt quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị;
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố, người lao động phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và nơi cư trú; gương mẫu thực hiện tốt hương ước, quy ước tại nơi cư trú;
e) Xác định mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị là căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị.
4. Về biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị, địa phương, kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các gương điển hình, các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Cơ quan thực hiện công tác thi đua, khen thưởng các cấp tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phát hiện, đề xuất biểu dương khen thưởng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của các phong trào thi đua và tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Tăng cường công tác pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, phòng, chống vi phạm pháp luật; ngăn chặn những hành vi gây rối, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
5. Về hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số
a) Đến năm 2025, bảo đảm 100% người hoạt động không chuyên trách ở khu phố có và sử dụng thành thạo thiết bị thông minh trong quản lý và điều hành công việc;
b) Đến năm 2025, bảo đảm 100% người hoạt động không chuyên trách ở ấp thuộc xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có và sử dụng thành thạo thiết bị thông minh trong quản lý và điều hành công việc; khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở ấp thuộc các xã còn lại có và sử dụng thành thạo thiết bị thông minh trong quản lý và điều hành công việc;
c) Đến năm 2025, các phường, thị trấn, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử và thực hiện việc đăng tải công khai các nội dung mà chính quyền địa phương cấp xã phải công khai theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số 10/2022/QH15;
d) Xây dựng cơ chế khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố trang bị thiết bị thông minh để quản lý và điều hành công việc;
đ) Quan tâm bố trí kinh phí để các địa phương xây dựng cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các xã, phường, thị trấn để bảo đảm điều kiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở;
e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
6. Tăng cường các biện pháp bảo đảm khác trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan, đơn vị;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Tiếp nhận, xem xét xử lý đối với hành vi vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí phục vụ công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở; bố trí kinh phí thực hiện lồng ghép với các nguồn kinh phí triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh; kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi hàng năm.
2. Thực hiện xã hội hóa và vận động các nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2024./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 453/2024/NQ-HĐND về Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Nghị quyết 63/NQ-HĐND năm 2024 quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Nghị quyết 73/2024/NQ-HĐND quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Nghị quyết 10/2024/NQ-HĐND quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Nghị quyết 390/NQ-HĐND năm 2024 quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- 6Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2024 về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2024 thông qua các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nghị quyết 13/2024/NQ-HĐND về biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 13/2024/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Huỳnh Quang Triệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra