Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Phấn đấu nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững. Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng công trình, dự án có hiệu quả; sản xuất kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh. Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng. Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2010 và cho cả giai đoạn 2006-2010.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
Các chỉ tiêu về kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế 13,3%, Trong đó: Nông, lâm nghiệp 5%; Công nghiệp - Xây dựng 19,7%; Dịch vụ 13,2%.
2. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp 33%; Công nghiệp - Xây dựng 34%; Dịch vụ 33%.
3. Thu nhập bình quân đầu người trên 10 triệu đồng.
4. Tổng sản lượng lương thực có hạt 238.000 tấn, trong đó thóc 187.000 tấn.
5. Diện tích chè cải tạo 210 ha, sản lượng chè búp tươi 85.000 tấn.
6. Tổng đàn gia súc chính tăng 5%.
7. Trồng rừng mới 14.000 ha, trong đó trồng rừng tập trung 13.000 ha.
8. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 3.000 tỷ đồng trở lên.
9. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường 4.500 tỷ đồng.
10. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 20 triệu USD trở lên.
11. Tổng thu cân đối Ngân sách trên địa bàn 600 tỷ đồng trở lên.
12. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5.200 tỷ đồng trở lên.
Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội
13. Tạo việc làm mới cho 17.150 lao động, trong đó xuất khẩu 700 lao động.
14. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.
15. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% so năm 2009.
16. Có 176 xã, phường, thị trấn, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
17. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2010.
18. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 26 trường so năm 2009.
19. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 22%.
20. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98,5%.
21. Giảm tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét xuống còn 0,078%.
22. Giảm tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ xuống còn 7%.
23. Tỷ lệ giảm sinh 0,3%, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 1,261%.
24. Mật độ điện thoại bình quân 23 máy/100 dân.
25. Tỷ lệ hộ dân được nghe đài TNVN đạt 85%.
26. Tỷ lệ hộ dân được xem Truyền hình Việt Nam đạt 85%.
27. Tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa 84%.
28. Tỷ lệ làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 55%.
29. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa 95%.
30. Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tăng thêm 12 đơn vị so năm 2009 (đưa tổng số xã đạt chuẩn quốc gia cuối năm 2010 đạt 140 đơn vị, chiếm 79% tổng số xã, phường, thị trấn).
Các chỉ tiêu về môi trường
31. Tỷ lệ hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 81%.
32. Tỷ lệ hộ đô thị được dùng nước sạch 70%.
33. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 61%.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch từng ngành, từng lĩnh vực cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng 5 năm 2011-2016. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế trong năm 2010 tại địa phương.
2. Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; sản xuất nông nghiệp thành vùng hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương, nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị trên một đơn vị canh tác. Khẩn trương triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, hộ gia đình tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo tăng cả về số lượng và chất lượng, duy trì phát triển lâu dài. Đẩy nhanh tiến độ đo đạc đất đai, xây dựng phương án, tổ chức giao đất, giao rừng và thực hiện trồng rừng đạt kế hoạch đề ra. Phát triển cây ăn quả phù hợp với từng địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vườn tạp.
3. Thu hút mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ vào khai thác, chế biến sâu, gắn với bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản, sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có lợi thế trong cạnh tranh, phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu; hoàn thành và sớm đưa vào hoạt động các dự án thủy điện vừa và nhỏ; tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong phát triển công nghiệp. Tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết, trực tiếp phục vụ sản xuất; nâng cao năng lực chủ đầu tư, các nhà thầu; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các công trình theo kế hoạch đề ra. Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng nguyên liệu và nguồn nhân lực của địa phương.
4. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển các loại hình dịch vụ, mạng lưới cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Từng bước tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch, các sản phẩm du lịch sinh thái, lễ hội, các khu thể thao vui chơi, giải trí, văn hóa các dân tộc và dịch vụ nhà hàng, khách sạn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của du khách.
5. Hỗ trợ đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Tổ chức tuyên truyền động viên các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí vào Ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác phân cấp, quản lý tốt nguồn thu; xây dựng các giải pháp cụ thể chống thất thu thuế, nợ đọng thuế. Đảm bảo cân đối Ngân sách; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương đã ban hành. Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu thường xuyên, dành nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng Ngân sách.
6. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; thực hiện phân cấp mạnh và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục từ tỉnh đến trường học. Tổ chức tốt công tác đào tạo nghề dài hạn và giải quyết việc làm cho người lao động. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; chính sách ưu đãi đối với người có công. Triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm giảm nghèo vững chắc, đặc biệt là ở các xã vùng cao; Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Thực hiện tốt tiêu chí về rèn luyện sức khỏe trong các tầng lớp dân cư.
7. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến khoáng sản, nông lâm sản trên địa bàn. Vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án xử lý rác thải, nước thải bệnh viện; xử lý rác thải tại các đô thị và vùng tập trung đông dân cư.
8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chống mọi biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực ở mọi cấp, mọi ngành, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Triển khai đồng bộ các giải pháp về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của cấp chính quyền cơ sở. Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng và củng cố vững chắc nền Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tập trung chỉ đạo bảo vệ tuyệt đối an toàn đại hội Đảng bộ các cấp và các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài.
Tiếp tục tấn công trấn áp các loại tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông, đẩy lùi tai tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
10. Tổ chức phối hợp có hiệu quả giữa Ủy ban nhân dân với Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Phát huy dân chủ trong hoạt động, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và của từng thành viên trong thực thi nhiệm vụ. Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010.
2. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và các tổ chức xã hội động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVI - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1999/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/2007 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 2Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 3Nghị quyết 11/2014/NQ-HĐND đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4Nghị quyết 11/2011/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 4Nghị quyết 11/2014/NQ-HĐND đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Nghị quyết 11/2011/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Nghị quyết 13/2009/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 do tỉnh Yên Bái ban hành
- Số hiệu: 13/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Hoàng Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2009
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra